Monday 30 December 2013

TRƯƠNG TỬU: TỰ BẠCH

Theo Văn hóa Nghệ An.

Trương Tửu tự bạch [1]

Gs Trương TửuGs Trương Tửu
Lời Tòa Soạn: Trương Tửu sinh ngày 18 tháng 10 năm 1913, trong một gia đình trung lưu ở Gia Lâm [Hà Nội]. Mẹ mất sớm, cha là một nhà nho thủ cựu, nghiêm khắc nhưng tôn trọng chí hướng của con.
Ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng. Năm 1927, bị đuổi học vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước [Phạm Tất Đắc]. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp Việt.

Từ năm 1941 đến 1946, Trương Tửu làm Giám đốc Văn chương Nhà xuất bản Hàn Thuyên. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Hội Văn hóa Việt Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia bí thư đoàn liên đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu IV, dạy trường Thiếu sinh quân, trường Dự bị đại học…
Sau hiệp định Genève 1954, ông dạy Trường đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1957, ông được phong chức danh Giáo sư.
Đầu năm 1958, ông bị buộc thôi việc vì dính líu đến vụ Nhân văn giai phẩm. Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề Đông y.

Thursday 26 December 2013

Vietnam: State, War, and Revolution (1945-1946)


Excerpt:

Marr, David G. (2013). Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946). University of California Press.
Kindle Locations 10285-10901


The Role of Political Parties in the DRV

Three days following the 2 September 1945 Independence Declaration, the DRV interim government decreed dissolution of two political parties on the grounds that they had plotted actions harmful to national independence. The Greater Viet National Socialist Party (Đại Việt Quốc Xã Hội Đảng) was accused of consorting with foreigners in order to harm independence, while the Greater Viet Nationalist Party (Đại Việt Quốc Dân Đảng) had allegedly schemed to damage the country’s economy as well as its independence. Any member of these parties who continued activities would be “dealt with severely according to law.” A week later, two northern youth associations received the same treatment. Newspapers quickly identified these four organizations as “pro-Japanese,” although no one explained why they had been singled out from among the many groups that had fraternized with the Japanese in previous months. Also, Japan was no longer a threat to Vietnamese independence, so why focus on outdated enemies? Whatever the answer to these questions (to which we will return), DRV leaders were conveying a broader message: they intended to determine which domestic organizations represented threats to national security and hence needed to be repressed.

An Giang trong Chiến tranh biên giới Tây-Nam

Trích Hồi ký Nguyễn Minh Đào.

Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
ở An Giang
                                      
*
                                                               
Ngày 7 tháng 1 năm 1979 – Ngày 7 tháng 1 năm 2014 tới đây, đúng 35 năm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc tổng phản công đánh chiếm Phnom Penh (Campuchia) -  sào huyệt Khmer Đỏ, đưa cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam lên đất Campuchia. Nhân dịp này, tôi trích trong tập hồi ký chương tôi viết về cuộc chiến tranh nầy trên đất An Giang, gởi đăng trang viet-studies, ghi nhớ tội ác của bọn Khmer Đỏ đối với người dân An Giang và tưởng niệm những người lính thân yêu của chúng ta đã anh dũng hy sinh, bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất biên cương Tổ quốc.

Nguyễn Minh Đào


Giữa năm 1977, tôi là phó chủ nhiệm Phòng chánh trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh An Giang (Tỉnh đội), nhận quyết định chuyển ngành sang Văn phòng tỉnh ủy làm cán bộ nghiên cứu, phụ trách theo dõi khối Quân sự-an ninh, đặc biệt theo dõi chiến sự chiến tranh biên giới Tây Nam đang leo thang ngày càng ác liệt, phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy.
Suốt chặng đường dài 30 năm đánh giặc cứu nước đầy hy sinh gian khổ, đến ngày thắng lợi hoàn toàn 30 tháng 4 năm 1975, quân dân ta lại phải tiếp tục cầm súng chiến đấu bảo vệ biên giới hai đầu của Tổ quốc, hy sinh xương máu hàng vạn chiến sĩ và đồng bào…!
Những năm 1975–1979, tôi không hiểu vì sao quan hệ Việt Nam–Trung Quốc vốn là “đồng chí”, là “anh em như môi với răng”, bỗng trở thành kẻ thù của nhau, đến mức Trung Quốc xúi giục Khmer Đỏ gây chiến tranh biên giới Tây Nam chống Việt Nam, sau đó Trung Quốc xua quân gây chiến tranh biên giới phía Bắc “dạy cho Việt Nam một bài học”! Hồi đó nghe Đảng nói: Trung Quốc có “âm mưu bá quyền, bành trướng”, là  “kẻ thù trực tiếp của Việt Nam”... Sau nầy, có điều kiện đọc tài liệu tham khảo; trong đó có hồi ký cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ viết năm 2003 tôi tin là trung thực, hiểu rõ xuất phát từ sai lầm có tính chiến lược trong chánh sách đối ngoại của Đảng sau năm 1975, đưa đất nước rơi vào thãm họa chiến tranh một lần nữa.[*]

Alan Greespan

Bài trên NEW REPUBLIC


Alan Greenspan Is Still Trying to Justify His Bad DecisionsWhat the maestro doesn't understand

You remember Alan Greenspan: you know, the one who was chairman of President Gerald Ford’s Council of Economic Advisers from 1974 to 1977, and was then appointed chairman of the Federal Reserve Board by President Ronald Reagan in 1987, a position that he served in for nineteen years, retiring just in time for the financial crisis. His reputation as grand maestro of monetary policy and general oracle about the economy has gone downhill since then, but I think it is only fair to say that he was a very good chairman of the Fed.

Tuesday 17 December 2013

TRẦN DẦN

Theo Ngô Minh


BA BUỔI SÁNG VỚI TRẦN DẦN

                                                            Ngô Minh
 Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, Trần Dần là một người như vậy. Tôi đã đọc Người người lớp lớp của ông từ lúc học trường làng ở Quảng Bình trong tủ sách cha tôi để lại. Trong tưởng tượng của tôi ông là một chiến binh cao lớn, oai vệ lắm. Nhưng khi gặp ông lần đầu ở Huế cách đây gần mười năm tôi chợt ngớ ra trước một ông già nhỏ bé, bạc trắng tóc râu, một chân bị liệt phải chống chiếc gậy trúc, đi đứng nhọc nhằn, lên bậc tam cấp phải có người dìu đỡ. Tiếng ông nói vang, ấm nhưng thường bị hụt hơi vào cuối câu, nên rất khó nghe. Chỉ đôi mắt ông là rực sáng long lanh như hai hột ngọc. Đôi mắt ấy phát sáng cho ta đọc được một tính cách mạnh mẽ. Đôi mắt lấp lánh của một tư chất thông minh, nhạy cảm và đầy tin cậy. Và khi tiếp xúc nhiều lần với ông, nghe ông kể chuyện và đọc thơ văn ông, tôi nhận ra một điều lý thú: Ngôn ngữ của ông cũng long lanh ánh sáng rất ấn tượng như mắt ông!

ông này làm nhầm nghề

chánh thanh tra sở y tế sao lại tham gia vụ giải tỏa đến nỗi dùng cuốc bổ vào đầu dân.

http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/13-video-gay-sung-sot-cong-dong-nam-2013-2924491-p12.html

con người mới

đây có lẽ là một phần nào kết quả cuộc vận động xây dựng con người mới.

http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/13-video-gay-sung-sot-cong-dong-nam-2013-2924491-p15.html

phim hành động

kiểu Mỹ tại Việt Nam.

http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/video/13-video-gay-sung-sot-cong-dong-nam-2013-2924491-p9.html

bác sĩ thần chết

không phải là mercy killing, giống chuyện bác sĩ Jacob "Jack" Kevorkian vì lòng trắc ẩn giúp những người mắc bệnh hiểm nghèo không thể qua khỏi rút ngắn sự đày ải mà họ phải chịu đựng.

đây là chuyện các bác sĩ được đào tạo để cứu chữa người bệnh, ở một khoa quen gọi là cấp cứu, thuộc một cơ sở y tế nhà nước được gọi đi làm nhiệm vụ, được hiểu là trợ giúp y tế trong trường hợp cần thiết, đã bị biến thành thành viên của đội xử án tử hình khi phải tìm 'ven' và chích kim tiêm vào tử tù để thi hành án tử hình đối với từ tù này.

có lẽ chúng ta đã bước quá nhanh, vì muốn 'nhân đạo' với phạm nhân lãnh án tử hình nên đã thông qua việc tử hình bằng thuốc độc thay cho việc xử bắn như trước đến nay mà quên mất điều kiện vật chất khả thi cho việc thi hành quy định này, hay đã giản đơn hóa quy trình cần có, mặc dù bài báo đã dẫn cả một nghị định của chính phủ, tức là cũng có những quy định có tính thủ tục, nhưng việc thực hiện điều này lại quá tùy tiện, đúng theo kiểu Việt Nam, khiến các bác sĩ chuyên môn hồi sức cấp cứu không hề có liên quan đến ngành tư pháp hay công việc chấp pháp lại được sử dụng cho việc thi hành án tử hình trong một nhiệm vụ 'tù mù': chỉ biết được điều động mà không biết làm việc gì. để trọn vẹn kịch bản, người ta còn lựa chọn hai nhân viên y tế khá trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề vì thiếu kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống, có thể kèm thêm nỗi lo mất việc khi không thực hiện nhiệm vụ, nên đã bị buộc phải làm công việc mà họ không muốn. sự vô nhân đạo đó đã được dịch chuyển từ người tử tù sang người thi hành án vô tình là hai nhân viên y tế nọ.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bac-si-bi-ep-lam-dao-phu-20131213104839541.htm

học tập suốt đời

những tưởng các vị lãnh đạo được lựa chọn là nhờ những phẩm chất và nhãn quan chính trị, tầm nhìn của họ, vị nhưng nay mới biết các vị lãnh đạo cũng cần phải học.

thế mới thấm thía câu học suốt đời. đã là ủy viên trung ương rồi mà vẫn còn phải học. ai sẽ giảng bài cho các ủy viên trung ương đây.  liệu các ủy viên bộ chính trị , các bí thư trung ương đảng có phải học không. nếu có thì ai sẽ dạy được họ. còn tổng bí thư thì sao. bên đảng đã vậy, còn bên nhà nước, quốc hội, chính phủ, mặt trận, có tổ chức các lớp học tương tự cho các cán bộ cao cấp không. rồi các cựu quan chức nữa.

http://www.vietnamplus.vn/cap-nhat-tri-thuc-moi-cho-cac-uy-vien-trung-uong-dang/234950.vnp

thế chấp

đây là dịch vụ tín dụng chui.

vì khi xét hồ sơ tín dụng, các ngân hàng không bao giờ nhận thế chấp thẻ đảng, hay thẻ ngành công an.

những người này đã bị lừa vì quá tin vào tấm thẻ đảng, tấm thẻ ngành công an, mà không nghĩ rằng khi nhận thẻ đảng, hay thẻ ngành, tức là vật thế chân không có giá trị gì về tiền, tức là họ đã chấp nhận cho vay bằng tín chấp, mà đã gọi là tín chấp, tức dựa trên niềm tin, lại còn phải cầm cố cả thẻ đảng hay thẻ ngành công an thì chỉ là cách dùng cái giấy không có giá để chống đỡ cho niềm tin sau đó sẽ được biết là bị đặt nhầm người, nhầm chỗ.

http://www.nguoiduatin.vn/the-dang-the-cong-an-cam-duoc-ca-ty-dong-a118562.html

mua trinh

không phải là chuyện đàn ông mua trinh gái trẻ để cho hên, để xả xui, hay để ăn mừng.

đây là chuyện các nàng sau khi ăn chơi đã đời, trước ngày 'lên xe hoa', mua cái màng trinh giả theo kiểu dịch vụ giao hàng tận nhà, để lừa người chồng sắp cưới là mình vẫn còn trinh trắng, trinh tiết, trinh nguyên.

tại sao những người con gái ấy đã chịu chơi đến thế sao không chịu chơi cho chót, còn băn khoăn về cái màng trinh mong mỏng, để lừa dối ai, để chứng tỏ điều gì. liệu cái màng trinh trong bọc lâu ngày có lòi ra không?

http://dantri.com.vn/su-kien/ha-noi-no-ro-dich-vu-giao-cai-ngan-vang-tan-nha-815882.htm

Tuesday 10 December 2013

ADIZ

Air Defence Identification Zone (ADIZ) hay Vùng nhận diện hàng không mới công bố của Trung Quốc là sự ngang ngược mới của nhà cầm quyền Trung Quốc thể hiện nhẵng tham vọng không bao giờ thỏa mãn của nhà cầm quyền Trung Quốc về chủ quyền, lãnh thổ. Thế giới đang nhìn vào phản ứng bằng lời nói và hành động của các nước có xung đột lợi ích như Nhật Bản, Hàn Quốc hay đồng minh chung của hai nước này, Hoa Kỳ.

Con nối chí cha, theo gương đàn anh

Chuyện không lạ ở Hải Dương:

Con trai, con rể Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương băng băng trên đường quan lộ

 BÁ ƯỚC
Thứ ba 10/12/2013 15:00
(GDVN) - Ngày 1/10/2013, ông Bùi Thanh Tùng (SN 1980), con trai của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Cùng với đó là việc HĐND huyện Tứ Kỳ cũng đã bầu ông Lê Hồng Diên (SN 1981, con rể của Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thanh Quyến) giữ chức vụ Chủ tịch huyện Tứ Kỳ, Hải Dương. Như vậy, cả con trai, con rể Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến đều thăng chức chỉ trong một thời gian ngắn và khi tuổi đời còn rất trẻ
Ủy ban Kiểm tra trung ương đã có kết luận về vi phạm của ông Bùi Thanh Tùng

Thông tin trên được cổng thông tin của Sở Lao động Thương binh & Xã hội ải Dương chính thức đăng tải. Theo đó, ngày 01/10/2013, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, bổ nhiệm ông Bùi Thanh Tùng, sinh năm 1980, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương, thời hạn 5 năm, kể từ ngày 01/10/2013.

Nguyễn Kiến Giang (1931-2013) (2)

Bài Phạm Thị Hoài.

Tiễn chú Kiến Giang

Tháng 12 3, 2013
Phạm Thị Hoài
Những năm ấy, từ giữa (một chín) tám mươi đến giữa chín mươi, nhiều khi cứ vài ngày tôi lại ghé nhà ông Kiến Giang. Ông thường say sưa nói về những đề tài đang nghiền ngẫm. Tôi thường ngồi đó, chia với ông những điếu thuốc quá đắt so với thu nhập của chúng tôi và thỉnh thoảng đưa ra một ý kiến có phần cực đoan. Tôi biết rằng ông biết tôi thích khiêu khích và cho tôi cơ hội ấy. Chúng tôi cùng biết điểm cọ xát: ông là một nhà cách mạng lão thành, đã “thể nghiệm chủ nghĩa cộng sản bằng trí tuệ và hành động” và đang vật lộn với niềm tin phải trả bằng một cái giá rất đắt của mình; tôi thì ưa tấn công niềm tin ấy, với tất cả ưu thế mà tôi tưởng mình có của một kẻ trẻ tuổi đứng ngoài. Tôi chờ đợi ở ông một cuộc vượt thoát, tốt nhất là ngay sáng hôm sau, không một lần tự hỏi mình có gì để đòi hỏi như thế. Nhưng ông không khước từ. Đôi khi tôi vốn không có khiếu mùi mẫn phải se lòng vì chú Kiến Giang, người cùng lứa với cha tôi, phải tìm lời dường như xin được cảm thông rằng thế hệ ông không thể lột xác qua một đêm ngủ dậy. Sau này, khi dùng lại khái niệm “phò chính thống” của ông trong một bài nói chuyện về trí thức Việt Nam, rồi khi tập hợp nhiều bài viết của ông để đăng trên trang talawas, tôi thấy mình một lần nữa leo lên căn phòng tối tăm bé xíu ở phố Tuệ Tĩnh của gia đình ông, hay sau này lách xe qua những hàng gồng gánh, những bếp than, ghế nhựa, trẻ con lê la và đường cống nham nhở trong ngõ Lương Sử, để tới ngồi với chú Kiến Giang, trò chuyện đến mệt nhừ.

Văn Cao

Bài của Hà Minh Đức.

Nhạc sĩ Văn Cao và chuyện kể bên giường bệnh
8:00, 03/12/2013

Nhạc sĩ Văn Cao.
Chuyện xảy ra đã lâu, song tôi vẫn nhớ như một kỷ niệm khó quên. Tôi bị áp-xe, cánh tay sưng, người bị sốt, phải vào nằm Bệnh viện Việt - Xô. Tôi nằm ở khu B, không ngờ lại trùng với căn phòng của nhạc sĩ Văn Cao. Hồi ấy lẽ ra ông có thể ở khu A, đúng với tài năng và vị trí của ông, nhưng không hiểu sao ông vẫn nằm ở khu B. Giường ông gần cửa ra vào, còn tôi nằm ở một góc sâu cuối phòng. Bác sĩ khám và bảo tôi phải tiêm kháng sinh loại nặng, nếu không thì phải mổ. Tôi nằm im thiêm thiếp ngủ, khi tỉnh dậy cánh tay lại đau nhức.


Tôi để ý thấy nhạc sĩ Văn Cao thỉnh thoảng lại ngồi dậy tiếp khách. Người vào thăm ông đông. Ông nói chuyện vui vẻ. Tôi không hiểu ông bị bệnh gì. Bác sĩ trực phòng thỉnh thoảng vẫn ngồi nói chuyện với ông vui vẻ và ca ngợi tài năng của ông. Dưới chân giường của bệnh nhân Văn Cao là một dãy dài các chai rượu uống đã hết. Bác sĩ nhìn các chai rượu và bảo: "Xin cụ bớt uống rượu cho thì bệnh mới mau lành, mới mau khỏi". Nhạc sĩ Văn Cao cười, nói: "Tôi không có rượu có thể bệnh lại tăng thêm. Tôi quen với nó rồi, xin bác sĩ thông cảm".

Vào một buổi gần trưa, tôi đang thiu thiu ngủ thì nghe một tiếng gọi: "Ông Đức cũng nằm đây à?". Tôi mở mắt thì thấy anh Văn Tâm, bạn học cùng lớp. Anh Văn Tâm vào thăm nhạc sĩ Văn Cao và trông thấy tôi. Anh hỏi: "Ông bị bệnh gì?". Tôi nói: "Tôi bị sốt, bị áp-xe tay". Nhạc sĩ Văn Cao hỏi vọng: "Đứa nào đấy?". Văn Tâm trả lời: "Ông Hà Minh Đức". Ông Văn Cao nói tiếp: "Phục binh à? Sao không xưng danh?". Tôi nói: "Có danh gì mà xưng đâu bác".

Nakamura Nobuko, người vợ Nhật của bác sĩ LƯƠNG ĐỊNH CỦA

Bài trên Tuổi Trẻ.

Người vợ Nhật của Lương Định Của

02/12/2013 06:51 (GMT + 7)
TT - Trong căn nhà yên tĩnh đầu một con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.1, TP.HCM), bà Nakamura Nobuko ngồi trước tivi, như mấy chục năm qua, chăm chú theo dõi chương trình thời sự Nhật Bản trên Đài NHK
Vợ chồng ông Lương Định Của tại Hà Nội - Ảnh tư liệu gia đình

Gương mặt nhẹ nhõm, thanh thoát của bà tươi lên khi gặp khách đến thăm, cố gắng chắp nối vài câu tiếng Việt: “Đã hơn hai năm rồi, từ ngày sóng thần 2011, tôi chưa về thăm Nhật Bản, nhưng theo dõi trên tivi cũng biết tất cả tình hình bên đó. Tôi nay đã 91 tuổi rồi, ở Việt Nam đến hết đời thôi”. Hỏi bà vì sao lại đến Việt Nam, vì sao lại tình nguyện ở đây suốt đời dù vẫn giữ quốc tịch Nhật Bản, bà cười: “Cả ngàn người hỏi tôi vậy rồi, cả các con tôi cũng hỏi. Câu trả lời cách nay 60 năm là: Thuyền theo lái, gái theo chồng. Câu trả lời của hôm nay là: Vì cơn gió thổi từ Hà Nội”. Nói rồi bà lại cười.

Tại Hồng trường Kremlin

Theo LÃ NGUYÊN:

MỘT ẨN DỤ NGHỆ THUẬT DỮ DỘI VÀ ĐAU ĐỚN

Vào hồi 13 giờ hôm Chủ Nhật, 10.11.2013, tại Moskva, đã diễn ra một sự kiện nghệ thuật hi hữu. Piotr Pavlensky, một nghệ sĩ 29 tuổi, đã  đến trước Lăng Lenin cởi bỏ quần áo, ngồi bệt xuống, dùng đinh ghim chặt bìu dái xuống nền đá lát của Quảng trường Đỏ. Nghệ sĩ gọi đây là màn trình diễn mang tên Bắt vít(Fixation), được tiến hành nhân Ngày Cảnh sát Nga. Pavlensky tuyên bố:  “Có thể xem màn trình diễn là ẩn dụ về sự vô cảm, sự thờ ơ chính trị của xã hội Nga hiện đại. Không phải tình trạng quan liêu vô độ, mà là sự bắt vít vào những thất bại và sự thương tổn đã tước đoạt khả năng hành động của xã hội. Nó sẽ vít chúng ta chắc hơn vào đá lát điện Kremlin, biến mọi người thành một đội phỗng đá vô cảm”.

Lê Minh Khuê: Kỷ niệm về Báo Tiền phong

TP - Nhà văn Lê Minh Khuê có thời là phóng viên Tiền Phong. Từ một đơn vị TNXP chiến trường, chị cộng tác rồi chuyển hẳn về báo.
Nhà văn Lê Minh Khuê (áo trắng, đứng giữa) với các đồng nghiệp ở tòa soạn
            Tiền Phong. Ảnh: Mai Nam
Nhà văn Lê Minh Khuê (áo trắng, đứng giữa) với các đồng nghiệp ở tòa soạn Tiền Phong. Ảnh: Mai Nam
Năm 1969 tôi ở khu Bốn về báo Tiền Phong làm phóng viên. Dạo đó Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở vào. Bom đạn ác liệt hơn vì số lượng bom vẫn thế mà bây giờ tập trung hạn chế vào một vùng. Đơn vị tôi ở trong đó một thời gian thì được chuyển ra cầu Hàm Rồng.
Từ cầu Hàm Rồng mình về báo Tiền Phong. Hà Nội vẫn thỉnh thoảng có báo động nhưng với người từ vùng chiến sự trở về, tiếng còi báo động như gió thoảng thôi. Ngạc nhiên hết sức khi thấy các sếp của báo đội mũ sắt đi rất nhanh xuống hầm trú ẩn - cái hầm ở trong nhà, giữa phòng khách nhà cũ. Còi báo an đã lâu các sếp mới trở lên.
Về báo Tiền Phong người tôi quý mến đầu tiên là anh Tất Vinh. Dạo đó các anh Bùi Ngọc Tấn, Mạc Lân đã rời khỏi báo rồi và cũng đang gặp chuyện. Không rõ có chuyện gì nhưng anh Tất Vinh trong câu chuyện kể với tôi thường bảo: Báo Tiền Phong trước có nhiều người khá đấy.

Với Nguyễn Ngọc Tư

Phóng viên (Phạm Xuân Trường) trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, bài trên Hồn Việt.

Trò chuyện với "cô Tư đất Mũi"

Phạm Xuân Trường* thực hiện

Hình ảnh của Trò chuyện với "cô Tư đất Mũi"
Sau những tập truyện khẳng định được một phong cách văn chương độc đáo, đặc biệt là truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã cho trình làng tiểu thuyết Sông. Một số người cho đây là một tiểu thuyết “Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo. Truyện kết thúc bằng dấu chấm hỏi về số phận một con người”. Tuy vậy, từ khi ra đời đến nay đã hơn một năm, có người cho rằng Sông của Nguyễn Ngọc Tư vẫn chìm vào cánh rừng bất tận của đất Mũi. Đầu tháng 9 mới đây, Nguyễn Ngọc Tư lại cho ra đời tác phẩm mới: tập thơ Chấm. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện về văn chương với chị.

* P.V: Chúng ta biết rằng, mỗi nhà văn đều có một mảnh đất văn hóa để trưởng thành, làm chất liệu giúp cho tác phẩm của mình thăng hoa, như vùng đất Mũi Cà Mau phải chăng đã nuôi dưỡng tâm hồn văn chương của chị? Xin chị cho biết ý nghĩa của mảnh đất và con người nơi đây đối với chị?
- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Chưa bao giờ tôi đi xa Cà Mau quá một tháng. Chưa bao giờ tôi nghĩ tới chuyện mình sẽ rời bỏ nó dù cảnh đẹp đường xa có cuốn hút đến mức nào. Nhưng tôi không thần thánh hóa quê mình đến mức nghĩ cái gì ở nơi đây cũng đẹp. Cà Mau với tôi chỉ là nơi ba mẹ già đang sống, nơi có mồ mả ông bà. Nhưng đó là tất cả, với một con người.

Hồ Chí Minh tiếp Trương Tửu

Cho dù về sau này người ta muốn vùi dập Trương Tửu, mà đến nay tên tuổi đang dần được trả lại, và người ta lại bắt đầu nhắc đển ông, thì từ những ngày đầu của nhà nước dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã rất trân trọng Trương Tửu, đó là một sự thật lịch sử.

CUỘC HỘI ĐÀM GIỮA HỒ CHỦ TỊCH
VÀ NHÀ VĂN TRƯƠNG TỬU,
ĐẠI DIỆN LIÊN ĐOÀN VĂN HÓA BẮC BỘ

5 giờ chiều hôm 07-09-1945 Ban Quản trị lâm thời Đoàn Văn hóa Bắc Bộ đang họp tại nhà Văn hóa (Hội Khai Trí Tiến Đức cũ), thì có tin điện thoại của Bộ Ngoại giao cho biết rằng cụ Hồ Chí Minh Chủ tịch Chính phủ lâm thời muốn hội đàm với đại biểu Đoàn Văn hóa khoảng 19 giờ.
Ba anh Trương Tửu, Thượng Sĩ, Nguyễn Đức Quỳnh, do anh Nguyễn Hữu Đang hướng dẫn, lên Bắc Bộ phủ để yến kiến cụ Hồ Chủ tịch.

Phê phán Nhân văn Giai phẩm (1)

'Giáo sư' NGUYỄN LÂN, nhờ đó ta cũng có thể hiểu Trần Đức Thảo hay Trương Tửu đã làm gì.

Báo NHÂN DÂN
Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3

Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”
NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG

Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI”

Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai của nhà trường. Đó là Trương Tửu và Trần Đức Thảo.

Trường Đại học sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên nhân dân tốt, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến và thấm nhuần những phẩm chất cao quý của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, toàn tâm toàn ý rèn luyện thế hệ trẻ thành những người thợ tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một bài viết của Nguyễn Kiến Giang (1931-2013)

Rồi ai cũng về cõi âm

Nguyễn Kiến Giang

(Ðầu năm 1993, tôi gặp anh Trần Văn Thủy ở nhà anh Trần Ðộ. Chúng tôi nói chuyên lan man với nhau, chẳng hiểu thế nào lại đụng tới chuyện đời sống tâm linh, và từ đó lại đụng tới chuyện cái chết. Thủy mượn bài “Con người và cái chết” của tôi. Ðọc xong, Thủy liền đề nghị tôi giúp làm một cuốn phim về chủ đề này. Tôi nhận lời. Tôi không biết viết kịch bản phim. Sản phẩm của tôi cuối cùng chỉ là bài bút ký này, trong đó có nhiều ý lấy từ bài viết kia. Hình như nó cũng gợi ý phần nào cho Thủy làm phim Một cõi tâm linh.) 

*

Gần như đã thành một thói quen, đến nơi nào lạ, tôi thường đến viếng nghĩa trang nơi đó. (Nếu chợ là nơi phản chiếu phần nào đời sống vật chất thì nghĩa trang là nơi phản chiếu một phần văn hóa tâm linh của một địa phương). Có lẽ ít có đất nước nào lại có “sưu tập” nghĩa trang phong phú như nước ta. Những nghĩa trang có từ lâu đời đến những nghĩa trang mới tụ. Những nghĩa trang của nhiều tộc người khác nhau, mồ mả chôn cất kiên cố hay bị “bỏ” đi. Những nghĩa trang của người chết “thông thường” hay trong chiến tranh ác liệt. Những nghĩa trang của thường dân và của các bậc quyền cao chức trọng. Những nghĩa trang hiu hắt vài chục ngôi mộ và những nghĩa trang hàng nghìn mồ mả đến rợn người. Những nghĩa trang Trường Sơn kia, ai biết được hết những cung bậc tình cảm của người đến viếng...

Hoàng Ngọc Hiến nói về 10 ngộ nhận văn hóa

Hoàng Ngọc Hiến với nỗi niềm trăn trở khôn nguôi
về 10 ngộ nhận văn hoá Việt Nam hiện nay


      Hoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Ông vừa từ biệt chúng ta để ra đi vĩnh viễn, nhưng những trăn trở của ông về văn hoá Việt Nam hiện tại đã đặt ra hàng loạt vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực mà những ai đang băn khoăn về văn hoá Việt Nam hiện thời không thể bỏ qua. Những trăn trở của ông sẽ còn mãi với văn hoá Việt Nam hôm nay và mai sau.
      Hoàng Ngọc Hiến đã viết hàng chục bài báo về văn hoá nói chung cũng như về văn hoá Việt Nam, đặc biệt là bài Sức mạnh văn hoá và sự phát triển của văn minh (trường hợp Việt Nam) (Trong Tác phẩm chọn lọc, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008), thể hiện nỗi niềm trăn trở của ông với tư cách là một nhà trí thức có trách nhiệm đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. Tôi đã đọc hàng chục, thậm chí hàng trăm công trình lớn nhỏ về văn hoá Việt Nam mà các công trình về văn hoá của Hoàng Ngọc Hiến vẫn có nét rất khác biệt không so sánh được, bởi vì chúng vừa có tính lí thuyết vừa có giá trị thiết thực.

Ngày Nhân quyền quốc tế

Việc đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên là một minh chứng rõ việc đất nước này hưởng ứng kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế.

Xem thêm: http://dzungm86.blogspot.com/2013/12/nhan-quyen-ang-bao-co-dan-bao-khong.html

Nghiên cứu của ĐSQ UK

Có thời gian thì đọc văn bản này.

http://113.171.224.209/videoplayer/BaoCaoPhanHoi_Completed_UK.pdf?ich_u_r_i=8a44e42cdae6fba0c20546afc32529a4&ich_s_t_a_r_t=0&ich_e_n_d=0&ich_k_e_y=1345128910751663062411&ich_t_y_p_e=1&ich_d_i_s_k_i_d=10&ich_u_n_i_t=1

Sunday 8 December 2013

Nguyễn Kiến Giang 1931-2013

Tôi không được biết ông, chưa một lần diện kiến ông, nhưng tôi đã nghe tên ông (cùng những người khác trong "vụ án" 'Xét lại chống đảng' dưới đây), hình như tôi cũng đã đọc ông, chắc là qua trang talawas, và nhớ có bài Tôi từ bỏ...

Bài dưới đây cho ta thấy con người ông, và một số nhân vật khác cùng thời.

Nguyễn Kiến Giang – Hạt giống đỏ Mác-xít trở thành nhà lý luận Dân chủ tiên phong

Lê Phú Khải
Theo BVN
Nguyễn Kiến Giang và tác giả.
Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22-1-1931 ở làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình Nho học. Kiến Giang là tên con sông chảy qua làng ông. Kiến Giang học đến deuxième année tức năm thứ hai trung học đệ nhất cấp. 14 tuổi ông đã hoạt động trong hàng ngũ Việt Minh. 17 tuổi đã là huyện ủy viên rồi tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình.

Monday 25 November 2013

Preah Vihear

Nghe phán quyết của Tòa án quốc tế là khu đền cổ Preah Vihear tranh chấp giữa Cambodia và Thailand thuộc chủ quyền của Cambodia, đã có bao giờ có ai chịu nghiên cứu về bài học này và áp dụng cho Trường Sa (Spratlys), Hoàng Sa (Paracels), hay 'đường chín đoạn', thường được một số người gọi là 'đường lưỡi bò' ở biển Đông Việt Nam chưa?

Friday 22 November 2013

JFK

Hôm nay, không chỉ nước Mỹ, mà cả Việt Nam, cũng kỷ niệm 50 năm (22.11-1963-2013) vụ ám sát Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, John F. Kennedy, thường vẫn được gọi bằng 3 chữ cái đầu JFK.

John F. Kennedy, White House color photo portrait.jpg

Thuở không còn bé nhưng cũng chưa hẳn là lớn lắm, tôi tin vào thuyết âm mưu (conspiracy theory), mà một trong những thuyết đó, có lẽ tại tôi là người Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam nên bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh cũng là điều dễ hiểu, là do JFK cảm thấy sẽ sa lầy tại Việt Nam nên tìm cách đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến trước khi cuộc chiến đến cao trào khó có thể vãn hồi, nhưng ở Mỹ có những thế lực, tạm gọi là tổ hợp quân sự-quốc phòng (the military-industrial complex) đã trở thành nổi tiếng kể từ khi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, đề cập đến, muốn nước Mỹ dính líu hơn nữa vào cuộc chiến tại Việt Nam. JFK bị giết, theo Hiến pháp Mỹ, Phó Tổng thống Lyndon Baines Johnson (LBJ) trở thành Tổng thống và cuộc chiến tại Việt Nam được leo thang lên mức cao nhất. Bởi vì tại Việt Nam, người ta tính đến sự dính líu của Mỹ kể từ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) với sự viện trợ ngày càng tăng của Mỹ, sự thị sát của các tướng lĩnh Mỹ, kể cả Phó Tổng thống Richard Nixon, tại Việt Nam, tải qua các thởi Tỏng thống từ Harry S. Truman qua Eisenhower. (Còn nhớ câu mở đầu trong bài 'thơ' châm biếm thời chiến tranh đổ tội cho sự dính líu của Mỹ, 'Hám chất uranium, Ách (tức Ike, hay Eisenhower) nhảy vào...' (nhưng Mỹ vào Việt Nam có lẽ vì ám ảnh bởi 'thuyết domino' chứ đâu phải vì Việt Nam có giàu tài nguyên, nhất là uranium như trong bài này). Bài thơ có tính điểm mặt tất cả các Tổng thống Mỹ đã từng dính líu đến Việt Nam, nên thuyết âm mưu dựa trên suy luận về JFK muốn chấm dứt sự dính líu của Mỹ trong khi LBJ muốn gia tăng các hành động chiến tranh tại Việt Nam cũng phần nào dựa trên suy luận này. Tuy nhiên, nghĩ cho kỹ thì nếu người Việt Nam có xu hướng lấy nước mình làm tâm điểm thế giới (Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa..., v.v.) nhưng nếu nhìn từ góc độ nước Mỹ trong chiến lược hóa thì Việt Nam chỉ đóng vai trò thứ yếu, châu Âu (nhất là nước Đức) đóng vai trò quan trọng hơn nhiều, nên người Mỹ ắt sẽ không giết một Tổng thống vì Việt Nam.

bùn đỏ

khi có những ý kiến lo ngại về những thảm họa có thể xảy ra khi vỡ đập chứa bùn đỏ trong khai thác bauxite và sơ chế quặng bauxite thành alumin để xuất khẩu, những người 'có trách nhiệm' (hay là những người vô trách nhiệm, hay đúng nhất là những người giữ những cương vị quan trọng - 'trọng trách', nhưng phát ngôn 'vô trách nhiệm' không xứng tầm nhiệm vụ và cương vị) khăng khăng đảm bảo là Việt Nam sẽ sử dụng những công nghệ tân tiến nhất, cứ làm như Việt Nam là đất nước có nhiều tiền, nhiều của, phát triển cao về khoa học, công nghệ vậy chứ không phải một nước còn đang phấn đấu để 'thoát nghèo', rằng sẽ không thể có chuyện vỡ đập, tràn bùn đỏ, tức là bà con sống gần khu vực dự án cũng như công chúng quan tâm có thể yên tâm là sẽ không có một thảm họa môi trường xảy ra.

tuy vậy, bùn đỏ bauxite chắc chưa đủ tích tụ đến mức nguy hiểm nên không xảy ra chuyện, thì bùn đỏ titan lại mới xảy ra. có lẽ dự án titan, không biết khởi động từ bao giờ, có lẽ chưa tiếp thu được công nghệ mới chăng. dù sao, bauxite đã khởi công mà sao titan không học theo nhỉ?

TƯỞNG NHỚ VŨ HUY CƯƠNG

ANH VŨ HUY CƯƠNG
    
       
Nhanh quá, mới gặp anh ngày nào ở Hà Nội, giờ đã 13 năm anh xa bạn bè, người thân (23/11/2000 – 23/11/2013).
        Dẫu xa ngần ấy năm,  hình ảnh của anh Vũ Huy Cương không thể nào quên trong tôi.
       Nhớ dáng anh, gầy, nhỏ, ăn mặc lúc nào của giản dị, không thể giản dị hơn. Thậm chí có lúc tôi nghĩ, có khi anh Vũ Huy Cương không biết diện. Khuôn mặt khắc khổ, cam chịu nhưng điều tôi biết rõ về anh, là sự rộng lòng. Với anh, tất cả những nhà văn, nhà thơ ở trạc tuổi của anh, đều là những người bạn chí thiết. Anh hay kể cho tôi nghe những người bạn của anh khi còn trong tù. Khổ , truy bức nhưng không hề oan than: “Xã hội mình nó thế, còn hoang dã lắm, vì thế, chuyện xảy ra với anh cũng là bình thường, kể lại làm gì.” Anh nói với tôi như vậy, khi tôi muốn nghe anh kể những ngày tháng anh ở trong tù, một án tù mà như nhiều người nói: “Không hiểu vì sao mình lại bị tù?”. Nhưng có một lần tôi với anh đến nhà họa sỹ Văn Sáng chơi, không hiểu sao anh lại kéo tôi đi một con đường chạy dọc theo bờ tường nhà giam Hỏa Lò, tự nhiên nét mặt anh trầm ngâm, tư lự, giọng nhỏ lại, đủ cho tôi nghe: “Anh đã từng ở trong kia, cố lắng nghe tiếng động ngoài này để tin rằng mình còn sống, còn về lại với đời…”.

I AM NOT A LOOK-ALIKE

Sự kỳ diệu của tạo hóa: mỗi chúng ta đều có một “bản sao”?

(Dân trí) - Bộ ảnh dưới đây chứng minh rằng, mỗi người chúng ta có lẽ đều có một “bản sao” giống hệt ở đâu đó trên thế giới này.

Nhiếp ảnh gia người Canada - ông Francois Brunelle (62 tuổi) đến từ thành phố Montreal - trong suốt 13 năm qua đã kiên trì thực hiện một bộ ảnh lấy ý tưởng từ những cặp “sinh đôi” không cùng huyết thống mà ông từng gặp. Ông đi đến khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm những gương mặt có nét tương đồng và tạo nên một bộ ảnh về những người xa lạ giống hệt nhau.
Bộ ảnh thú vị có tên “I’m Not a Look-Alike” (Tôi không phải một “bản sao”), trong đó, các cặp “sinh đôi” không cùng huyết thống sẽ được khắc họa chân dung cận cảnh và sắc nét bằng những tấm hình đen trắng.
Bản thân ông Brunelle cũng thường được nói là giống với nhân vật hài nổi tiếng của Anh - Mr. Bean. Chia sẻ về lý do tại sao ông quyết định thực hiện dự án nhiếp ảnh kỳ công và dài hơi này, Brunelle chia sẻ: “Có hai điều đã truyền cảm hứng cho tôi. Thứ nhất, trong suốt sự nghiệp nhiếp ảnh của mình, tôi từng gặp nhiều người rất giống nhau. Thứ hai, bản thân tôi cũng hay được mọi người bảo là giống với Mr. Bean”.

Camera tại phòng hỏi cung

Cái camera trong phòng hỏi cung để làm gì, liệu có thể làm được gì nếu bản thân những người thực thi pháp luật không tự giác tuân thủ pháp luật, nếu những cấp trên của họ không bao che hay ngó mặt đi chỗ khác làm lơ, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Liệu có tác dụng gì đâu tư hàng trăm tỷ đồng cho các căn phòng lắp camera nhưng các sai phạm như bức cung, dùng nhục hình, vi phạm các quyền cơ bản của công dân lại diễn ra bên ngoài những phòng có lắp camera, và khi những sai phạm được tố cáo thì vô hình trung những 'băng ghi hình sạch' mà camera lưu lại được là một bằng chứng tốt để phản bác các tố cáo.

Hồi ký Gia Lai

Nguyên văn, của Gia Lai cà kê, trên blog Văn Công Hùng.

GIA LAI CÀ KÊ (1)

Quả thật giờ nằm nghĩ mãi vẫn không ra, tại sao mình lại chọn Gia Lai để lập nghiệp?

Hồi mới lên nhận công tác, cũng có mấy ông cán bộ trong cơ quan, nguyên là sĩ quan bộ đội tăng cường, những lúc sau lưng mình, bĩu môi: không học dốt thì cũng quậy phá, chứ người bình thường ai lên đây. Mà lại xung phong lên.

Mình không học dốt cũng không quậy phá.

Thursday 21 November 2013

Thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản

Bài này cho thấy rõ, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hiểm nguy của mình, Nguyễn Ái Quốc đã từng trải qua nhiều long đong, lận đận khi không được chính các đồng chí của ông trong Quốc tế Cộng sản, và các đồng chí của ông ở Đảng Cộng sản Việt Nam (sau này là Đảng Cộng sản Đông dương) tin cậy, các đồng chí mà ngày nay có khi vẫn được gọi chung là học trò trung thành, hay xuất sắc, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản

Tài liệu đặc biệt của Tạp chí XƯA & NAY (số 438, tháng 10.2013)
Theo Diễn đàn

Bá Ngọc 
Nguyễn Ái Quốc áo trắng hàng đầu bên phải
Trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng ba lần 1923 - 1924, 1927 - 1928, 1934 - 1938 sống ở nước Nga Xô viết. Đặc biệt, giai đoạn 1934 - 1938 đã để lại cho Người những kỷ niệm sâu sắc. Biên niên tiểu sử của Người giai đoạn này vẫn đang còn là khoảng trống. Đã có lúc Người phải giãi bày về hoàn cảnh của mình : “Trong hoàn cảnh không hoạt động gì”, “đứng ngoài Đảng”... Nhưng, đây là thời kỳ độc đáo của một chân dung chính trị, ẩn mình trong nhiều vấn đề nhạy cảm, thể hiện nổi bật bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh.

Tâm điểm chú ý nhất của giai đoạn này là việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản. Đây được xem là trung tâm thu hút mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc đời, sự nghiệp, vận mệnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

Blog là một thách thức

Các blog và blogger làm gì ông mà ông muốn quản lý, quản không được thì ông cho là thách thức hả ông.

Tuesday 19 November 2013

hai văn nhân

bài về Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ, và chồng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

đọc rồi xem ảnh mà buồn cho hai văn nhân.

Người thả mây cho gió
8:00, 05/11/2013


Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thời trẻ.

Đóng kín các ô cửa để cái lạnh trở mùa không ùa vào phòng riêng, tôi mở đĩa nhạc, thả hồn mình vào những ca khúc của Dạ. Phần lớn ca khúc trong đĩa Dạ phổ nhạc, gồm những bài thơ trong tập "Hồn đầy hoa cúc dại" Dạ tặng tôi năm 2007. Hồi ấy nàng chưa có dấu hiệu bất bình thường. Hồi ấy tôi đọc xong, chỉ thấy cái buồn nó man mác theo tác giả, rồi bao nhiêu bộn bề thường nhật, có lúc đã lãng đi...
1.Bỏ lại phía sau những giọt "nước mắt lã chã của vợ chồng Ngâu" đang rơi xuống khoảng trời Hà Nội, nhóm nhà thơ nữ chúng tôi "gồng gánh thơ" đi phượt đến tận vùng Đất Mũi. Như lộ trình đã định, ngày cuối cùng ở Tp HCM, tất cả được tự do thăm thân. Mỗi người đều có kế hoạch của riêng mình. Tôi và nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đến thăm nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.