Saturday 6 August 2011

CHHV

Như đã dự đoán, phiên tòa phúc thẩm xử CHHV ngày 2.8 đã y án sơ thẩm ngày 4.4: 7 năm tù giam, 3 năm quản chế.



Nhà cầm quyền chỉ rút kinh nghiệm là không để CHHV xuất hiện trong comlê cavát và chú ý đưa tin, cũng như để cho phiên tòa có vẻ có người dự.

Sau phiên tòa VTV còn dành 15 phút  để nói thêm sự thật về CHHV cho những người còn mơ hồ, nhất là nhiều đoạn nâấn mạnh về thế lực thù địch trong ngoài.
http://media.vtv.vn/Media/Get/Su-that-ve-hanh-vi-vi-pham-cua-Cu-Huy-Ha-Vu-f8fa259bc0.html

Quốc hội 13 - Kỳ họp 1

Sau đây là kết quả của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 (-).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Chánh án Toà án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình.

Tổng kiểm toán nhà nước (State Auditor General) Đinh Tiến Dũng.

Việc Quốc hội phải bỏ phiếu thông qua các thành viên của Hội đồng Quốc phòng và An ninh là một việc thừa vì một khi quy định những người đứng đầu một số cơ quan nào đó (Ngoại giao, Quốc phòng, Công an v.v.) đương nhiên là thành viên của Hội đồng này thì việc điều trần, nếu có, chỉ nên áp dụng khi cân nhắc cho các vị ấy vào các chức danh đứng đầu các cơ quan đó.

Vũ Viết Ngoạn

Vị tân Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ quốc gia Vũ Viết Ngoạn mới nhậm chức đã có tố cáo liên quan đến bằng cấp, học vị. Ông giải thích:

http://dantri.com.vn/c728/s728-505087/ong-vu-viet-ngoan-toi-hoc-khong-vi-tang-luong-tang-chuc.htm

Chính phủ nhiệm kỳ 2011-16

Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII
QĐND - Thứ Tư, 03/08/2011, 22:0 (GMT+7)

Dưới đây là danh sách các thành viên chính phủ mới, theo Quân đội nhân dân online, (còn Tuổi trẻ oline có hình các thành viên chính phủ còn Người lao động online có thêm một số chi tiết về nhân thân/tiểu sử).

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Các Phó thủ tướng Chính phủ, gồm:

1. Ông Hoàng Trung Hải

2. Ông Nguyễn Thiện Nhân

3. Ông Nguyễn Xuân Phúc

4. Ông Vũ Văn Ninh

Các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, gồm:

1. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

4. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

5. Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

6. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7. Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

8. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương.

9. Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

10. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.

11. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

12. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

13. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

14. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

15. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

16. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

17. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.

19. Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

20. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

21. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ

22. Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Hai Phó Thủ tướng mới (Vũ Văn Ninh, Nguyễn Xuân Phúc) đưa số Phó Thủ tướng ít hơn (1) so với nhiệm kỳ trước. Các Phó Thủ tướng nghỉ: Phạm Gia Khiêm, Trương Vĩnh Trọng - không kể Nguyễn Sinh Hùng nhận chức Chủ tịch Quốc hội.
 
Các thành viên mới, kể cả giữ cương vị mới, gồm:
 
3. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng. 

4. Ông Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng.


2. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

4. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

6. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7. Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

10. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.

11. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

12. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

13. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

14. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;

16. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

17. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.

20. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

21. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ

22. Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Khá hài lòng khi một số gương mặt không mấy cảm tình (Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Văn Giàu, Trần Văn Tuấn, Hồ Nghĩa Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Lê Doãn Hợp, Võ Hồng Phúc) đã không còn trong Chính phủ mới. Hy vọng những người kế nhiệm, cho dù là còn mới lạ với quốc dân, sẽ sớm thể hiện được bản lĩnh và có đóng góp xứng đáng. Một lời chúc mừng chân thành cho Vũ Đức Đam.

"Tiến vi Bộ, thoái vi Ban" là câu vẫn nghe xưa nay, nhưng một Phó ban Kiểm tra trung ương chuyển sang Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội nghe cũng hơi là lạ.

Có hai nữ bộ trưởng, nhiều hơn (1) so với nhiệm kỳ trước (1: Nguyễn Thị Kim Ngân), nhưng vẫn còn ít hơn so với Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải (1992-97 (3): Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Trung Chiến, Trần Thị Thanh Thanh hoặc 1997-2002 (3): Nguyễn Thị Hằng, Trần Thị Trung Chiến, Lê Thị Thu).

Một nhà có hai cha con làm Bộ trưởng Ngoại giao là Nguyễn Cơ Thạch, Phạm Bình Minh. Nội các mới có tân Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nghe nói là cháu ngoại của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.

Wednesday 3 August 2011

1980

Nói cho ngay, đó không phải là kiểu 1984 của George Orwell. Đây là nhân mấy ghi chép về năm 1980 của bác Vương Trí Nhàn (vài tuần nay không vào mạng nên không có dịp ghé thăm bác, nay nhân bác có mấy posts này thì lôi về đây để sống lại ký ức.

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2011/06/chuyen-oi-song-1980.html

http://vuongtrinhan.blogspot.com/2011/06/chuyen-oi-song-19802.html

Về Phạm Tuân, có cả rổ tiếu lâm hiện đại, giờ chẳng tiện nhắc ra đây.

Nhân câu của con chị Ý Nhi ("hồi trước sướng"), lại nhớ mình khuyên một chị cùng cơ quan là nuôi con cứ hỏi kinh nghiệm cha mẹ, đâu biết thời của cha mẹ chị nuôi con ở miền Nam trước 1975 không khổ, thiếu thốn như bấy giờ tức là lúc mà mình khuyên chị ấy, làm sao mà chị hỏi cha mẹ được.

Đọc VTN ở đây, mới biết chuyện Nam Hà – Ninh Bình năm nào.

Monday 1 August 2011

Lạ!

Việc gần như đầu tiên của Quốc hội khóa mới (XIII) là thông qua Nghị quyết về tư cách đại biểu quốc hội. 500 đại biểu bỏ phiếu thông qua tư cách của chính mình. Ai mà lại bỏ phiếu loại mình ra chứ.

Đây lẽ ra phải là việc của Ủy ban bầu cử chứ.

Nhưng ở nước mình, nhiều khi Ủy ban bầu cử dễ trở thành một biến thể khác của Quốc hội hay của Ủy ban thường vụ Quốc hội vậy, vì vị Chủ tịch Quốc hội khóa cũ (12) Nguyễn Phú Trọng chính là Chủ tịch Ủy ban bầu cử Quốc hội khóa 13.

Dạy và học Sử - bài của Nguyên Ngọc

Thanks bác Goldmund nên theo gương chép về đây bài này:



Dạy và học sử

Để nhận ra cái biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử


SGTT.VN - Trong kỳ thi đại học vừa qua, điểm thi môn sử thấp một cách thảm hại. Nói chung chỉ độ 4% trên điểm trung bình. Nhiều trường có tới 99% điểm dưới trung bình, mà chủ yếu là điểm 0 và điểm 1. Có trường chỉ một thí sinh có điểm 5 là cao nhất. Vẫn biết chuyện dạy sử và học sử từ trước đến nay đã có nhiều vấn đề nhức nhối, nhưng một kết quả như năm nay thực sự làm cho xã hội xôn xao, và làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục, các nhà sử học, các thầy giáo, học sinh và cha mẹ học sinh.

Đây là chuyện hết sức nghiêm túc, nên cũng phải nói với nhau rất nghiêm túc

Hãy coi trọng các giá trị tinh thần.

Học sử là nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

Những biến chuyển thời đại đòi hỏi hơn bao giờ hết phải coi trọng khoa học xã hội nhân văn, trong đó có sử và môn sử (và cả môn văn nữa, mà kết quả vừa rồi cũng chẳng hay ho hơn mấy). Đứng trước những vấn đề như vậy, cách đây mấy năm, trường đại học Harvard của Mỹ đã rà soát lại toàn bộ chiến lược của họ, và nghiêm khắc nhận ra, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, họ vẫn còn coi trọng chưa đủ các môn xã hội nhân văn và quyết chuyển hướng mạnh mẽ hơn nữa vào các môn ấy. Bởi vì đối với bất cứ xã hội nào, ở bất cứ thời đại nào, khi khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển thì càng khẩn thiết hơn, chính khoa học xã hội nhân văn là hết sức cần thiết để giữ cái nền bền chắc cho xã hội và con người. Nó làm cho con người dẫu có khoa học công nghệ cao đến đâu, vật chất nhiều đến đâu, cũng vẫn còn là con người chứ không phải là những cái máy khô cằn, nhất là những cái máy chỉ biết hau háu làm ra tiền và nhai tiền.

Giữ cho nhân loại còn là nhân loại, chứ không là một đống những vật tinh xảo mà vô cảm và vô lương. Một xã hội quay lưng lại với các khoa học xã hội và nhân văn là một xã hội suy đồi.

Một nền giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho “chuột chạy cùng sào mới vào khối C”, là một nền giáo dục bế tắc. Và đừng nói rằng điều đó không liên quan gì đến tội ác gia tăng trong xã hội, và cả trong học đường, làm nhức nhối toàn xã hội. Tất nhiên, vấn đề ở đây lớn hơn vấn đề giáo dục, lớn hơn vấn đề của ngành giáo dục, nhưng muốn nói gì thì nói, ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm chính. Bởi vì nó được sinh ra, xã hội bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra nuôi nó, là để nó làm trước hết công việc ấy: giữ cái nền bình ổn lâu dài vững chãi cho xã hội, cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Quả đã đến lúc cần rà soát lại một cách căn bản toàn bộ chiến lược của nền giáo dục này; và câu hỏi căn bản, đầu tiên là: nó định chế ra máy hay đào tạo ra người? Nếu đào tạo ra người thì nhất thiết không vì bất cứ lý do gì có thể để mặc cho khối C lủi thủi như vậy, không thể coi kết quả thảm hại của thi sử năm nay là bình thường. Bởi vì đấy không chỉ là chuyện kết quả học sử, thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi nhẹ các giá trị tinh thần và nhân văn!

Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

Nhìn vào lõi của vấn đề.

Mấy hôm nay nhiều người đã bàn tán xôn xao về sự cố này, và nhiều ý kiến đã tập trung vào cách dạy và học sử. Chắc đều đúng. Tuy nhiên hình như cũng chưa đến lõi của vấn đề. Hẳn ai cũng biết trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán nhất, ghét nhất, do đó cũng học kém nhất, học một cách đối phó nhất, kết quả tất cũng tệ nhất là môn sử và môn văn – cùng một vài môn khác thuộc cái gọi là “chương trình cứng”. Vì sao? Rất đơn giản vì đó là những môn bị chính trị hoá nhiều nhất, nặng nề nhất! Chính trị chắc chắn không có gì là xấu, trái lại là khác. Học chính trị là quá cần thiết, và có thể dạy thật hay. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể và hoàn toàn không nên lẫn lộn, dùng cái này để làm cái kia, đem cái này làm công cụ cho cái kia. Mỗi môn có chức năng riêng không thể thay thế của nó để làm nên con người ra người.

Học sử, học văn như thế, thú thật đến tôi cũng chán ghét, và đi thi chưa chắc đã được 0,5 điểm như thí sinh tội nghiệp vừa rồi.

Gần đây, giáo sư Ngô Việt Trung, viện trưởng viện Toán học Việt Nam, đã nói rất thẳng thắn: Phải tách khoa học ra khỏi thế quyền. GS Hoàng Tuỵ thì nói: Phải “thế tục hoá”nền giáo dục của chúng ta. Ai cũng biết cuộc cách mạng về giáo dục ở châu Âu đưa đến nền giáo dục hiện đại rực rỡ ngày nay, là kết quả tuyệt vời của cuộc đấu tranh thế tục hoá giáo dục, giải phóng giáo dục ra khỏi kiềm chế lâu dài của nhà thờ. Cần hiểu lời Hoàng Tuỵ trong ý nghĩa đó.

Nhân nói chuyện sử, xin kể điều này, ở Pháp có một tổ chức do các nhà sử học độc lập lập ra, tên là CVUH (Comité de Vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là uỷ ban Cảnh giác đối mặt với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng. Vậy đó, lịch sử luôn rất dễ bị lợi dụng, thậm chí bóp méo, cắt xén, cắt nghĩa tuỳ tiện bởi các thế lực khác nhau nhằm làm công cụ cho những mục đích phi lịch sử. Ở nhà trường, cảnh giác với lợi dụng này càng phải ráo riết hơn. Học lịch sử cũng tuyệt nhiên không cần nhớ thuộc lòng đến mụ mị bất cứ ngày tháng phiền phức và vô ích nào, khi chúng ta đang sống trong thời đại chỉ cần nhẹ tay nhấp chuột là ra tất cả. Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử, để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới.

Nguyên Ngọc

ÔNG NGHỊ

Viết hoa cả hàng như vậy để mọi người muốn hiểu thế nào thì hiểu.

Ông tên là Nghị hay ông là nghị sĩ.

Cả hai.

Và ông là Bí thư thành ủy Hà Nội, một chức rất to đảm bảo cho ông một ghế trong Bộ Chính trị.




Tôi đã ngờ ông từ hồi ông đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin (chưa phải Văn Thể Du như bây giờ) khi đăng đàn trước Quốc hội trước quốc dân đồng bào ông nói về độ dài của cái váy của "nghệ sĩ biểu diễn."

Nay ông lên phát biểu hết cả một trang mạng và đọc nhanh cũng mất 5 phút về giá trông giữ xe (được hiểu chủ yếu là xe máy vì đại đa số dân chúng chỉ có xe máy làm phương tiện đi lại phổ thông và hữu dụng), mới biết ông đã suy nghĩ thấu đáo hết mọi mặt, mọi góc độ của sự việc tăng giá trông giữ xe và cấm tăng giá trông giữ xe này như thế nào.

Việc một trang mạng như dantri hay bất cứ trang mạng nào khác nói về giá trông giữ xe, không dám có ý kiến vì một trang mạng có thể đưa tin, bình luận, phỏng vấn về bất cứ sự kiện nào, lớn, nhỏ, quan trọng, vụn vặt vì một trang mạng vẫn chỉ là một trang mạng và giá trông giữ xe có thể là mối quan tâm của một số người nào đó.

Nhưng việc một đài truyền hình trung ương (VTV) cứ đôi khi thỉnh thoảng đào xới vấn đề này thì thật là dị ứng khủng khiếp. Vì đài truyền hình trung ương, tất nhiên là của trung ương, có diện phủ sóng toàn quốc, từ các miền biên giới xa xôi, các vùng nông thôn hay hải đảo, với gần như 100% dân số theo dõi mỗi ngày, thì việc một số cá nhân của VTV đã tự biến quan tâm của riêng mình (về giá tiền trông giữ xe) thành một vấn đề của đất nước là đã đặt sai ưu tiên, trong khi có nhiều việc quốc gia đại sự (ngay trong lĩnh vực kinh tế không thôi: lạm phát, giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, nhu yếu phẩm v.v., mức sống của người dân) đáng được đưa tin, bàn luận và tìm cách khắc phục, tức là các cá nhân đó đã biến đài truyền hình quốc

Còn bác Nghị, mong là bác cũng có suy nghĩ thấu đáo về những vấn đề kinh tế, xã hội, đời sống, việc làm v.v. như bác đã trăn trở về giá trông giữ xe.

Dù sao, trong bài dẫn link ở trên, bác Nghị đã nói đúng một điều: Xã hội đã hình thành mặt bằng giá mới.

Chỉ có điều mặt bằng giá ấy khó tương xứng với mặt bằng lương/thu nhập của tuyệt đại đa số nhân dân.