Tuesday 29 November 2011

Trên giá sách (4)





Bạn này mà vào đây sẽ thấy là mình yêu bạn ấy thế nào.

Thế mà bạn ấy quảng cáo sách mới ra của bạn ấy từ mấy tuần nay, mà cho đến giờ vẫn chưa thấy ở hiệu sách. Quyển này.

Mặt trái của chuyển giao công nghệ (1)

Cầu Thăng Long

Bạn có thể thắc mắc làm sao chuyển giao công nghệ nơi chỉ có điều tốt lại có thể có mặt trái. Bạn trách tôi lẩm cẩm, nhầm lẫn lung tung, bạn nghi tôi tạo scandal cho giật gân nhằm câu page view. Nhưng blog này tôi lập chỉ để ghi lại những suy nghĩ bất chợt nảy ra trong đầu và hầu như chẳng quảng bá mời mọc ai nên mục đích page view không đặt ra. Nhưng "giật tít" khác thường cũng nhằm gây chú ý mặc dù ("tít" không phải không có lý.

Thuật ngữ chuyển giao công nghệ (technology transfer) xuất hiện ở Việt Nam khoảng đầu những năm 1990, trong trường hợp Việt Nam bắt đầu là các tổ chức, công ty (gọi chung là pháp nhân) có yếu tố nước ngoài (liên doanh hay 100% vốn, loại hình 100% vốn này đầu những năm 1990 thì chưa được phép) đưa vào những công nghệ có thể là mới ở Việt Nam vì trước nay chưa từng có nhưng ở nước ngoài đã áp dụng từ mấy chục năm nay rồi, dần dần những công nghệ này được áp dụng rộng rãi tại các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn Việt Nam, quá trình chuyển giao công nghệ được hoàn tất, khi người Việt Nam làm chủ tất cả các khâu của công nghệ mới.

Một ví dụ đầu tiên của chuyển giao công nghệ này là việc xây dựng cầu.Thăng Long. Khởi đầu, đây là dự án do Trung Quốc tài trợ (chắc là viện trợ không hoàn lại - grant), thiết kế của Trung Quốc, và chắc là do chuyên gia Trung Quốc giám sát, thực hiện thi công. Bắt đầu từ đầu những năm 1970 nhưng cho đến cuối những năm 1970 khi quan hệ Việt Nam - Trung Hoa xấu đi, dẫn đến việc Trung Quốc ngưng viện trợ và rút chuyên gia về nước đế đến đầu năm 1979 tấn công toàn diện trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam (cuộc chiến mà Trung Quốc gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học" chỉ kéo dài hơn 1 tháng và phải rút quân trên toàn tuyến sau nhiều thiệt hại về người, nhưng xung đột và căng thẳng kéo dài đến hơn 10 năm sau Việt Nam - Trung Quốc mới bình thường hóa quan hệ.), thì dự án vẫn chưa hoàn tất. Liên Xô tiếp quản dự án với một số thay đổi về thiết kế, nhưng đến tháng 5.1985 (tức là trải qua chừng 15 năm kể từ khi dự án được hình thành) cầu mới được khánh thành (xem hình ở trên).

Có lẽ quá trình thực hiện dự án lâu như vậy đã giúp việc chuyển giao công nghệ được hoàn thành, bởi gần cuối giai đoạn hoàn thành cầu Thăng Long, Việt Nam khởi công xây dựng cầu Chương Dương cũng bắc qua sông Hồng, nhưng chỉ sau 1 năm 9 tháng là khánh thành (xem hình dưới đây), chỉ sau khi khánh thành cầu Thăng Long chừng một tháng. Nghe nói, số sắt thép, xi-măng để xây cầu Chương Dương có được là do "rút ruột" (dùng từ ngày nay cho nó hợp thời) từ dự án xây cầu Thăng Long (vì thế, có lý do để dự án cầu Thăng Long có thể kéo dài dường như bất tận như vậy). Cũng nghe nói, khi cầu Thăng Long khánh thành, về phía Việt Nam cấp cao nhất là Phó Thủ tướng dự, trong khi với cầu Chương Dương sau đó một tháng thì Thủ tướng Chính phủ (ông Đỗ Mười thì phải, hồi ấy theo mô hình Liên Xô gọi là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng) đến khánh thành. Hình như vì những lý do đó mà phía bạn Liên Xô có vẻ không khoái ông bạn Việt Nam lắm.


Cầu Chương Dương

Như vậy, từ khi cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội là cây cầu Doumer (đặt theo tên của viên Toàn quyền Pháp thời ấy, nay vẫn gọi là cầu Long Biên) vào đầu thế kỷ 20 thì đến những năm 1980 cuối thế kỷ, có thêm hai cây cầu bắc qua sông Hồng tại Hà Nội.

Cầu Long Biên (Doumer)

Và chỉ vài năm nay lại có thêm hai cây cầu Thanh Trì cầu Vĩnh Tuy, và cầu Nhật Tân đang được xây dựng, bắc qua sông Hồng ở khu vực Hà Nội.

Cầu Vĩnh Tuy

Xuôi về hạ lưu là cầu vượt sông Hồng nối hai tỉnh Nam Định - Thái Bình đưa vào sử dụng từ mấy năm nay, ngược lên phía bắc gần đây có cầu Phú Thọ. Rồi cầu Bãi Cháy ở thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, vào miền Trung có những cây cầu mới xây ở Quảng Bình (Quán Hàu), qua sông Hương ở Huế, ngang sông Hàn, Đà Nẵng (cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước và sắp tới là cầu Rồng và cầu Nguyễn Văn Trỗi - Nguyễn Thị Lý), Thị Nại (Bình Định), vùng đồng bằng sông Cửu Long là cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ.

Cuộc chuyển giao công nghệ xây cầu ở Việt Nam có thể nói là đã hoàn tất. Việt Nam đã có nhiều cây cầu đẹp, hòanh tráng, tuy nhiên, nhiều vùng như ảnh dưới đây người dân vẫn phải bò qua những "cây cầu" bằng que gác tạm hay học sinh vẫn phải đi đò, hoặc bơi qua nước lũ để đến trường. Đến bao giờ công nghệ xây cầu mới được chuyển giao đến đây?





Tuy nhiên, công nghệ xây cầu không phải là chủ đề chính của mà chỉ là mở đầu cho nhận định về mặt trái của chuyển giao công nghệ.

Vì entry đã khá dài, nên mời bạn đọc entry sau để xem mặt trái mà tôi muốn bàn là gì.
Enhanced by Zemanta

Sunday 20 November 2011

Lời con trẻ

Dưới đây là nguyên văn lời con trẻ, con trẻ thực vì người phát ngôn ra chúng mới 10 tuổi, còn đang học lớp 5 tiểu học:

 ‎* Bố cháu nổi tiếng hay cháu nổi tiếng hơn?
- Cái này phải hỏi đài truyền hình ạ.

* Cháu có nghĩ rằng cháu giỏi hơn bố cháu?

- Bố cháu làm việc ở lĩnh vực khác nên không thể so sánh được ạ.

* Cháu hãy giới thiệu về bố mẹ cháu?

- Bố mẹ cháu trải qua rất nhiều chuyện nên thôi để bố mẹ cháu tổng kết lại sau ạ.

* Cháu thích nhất quyển sách nào?

- Cháu đọc nhiều nhưng khổ nỗi không thích quyển sách nào nhất. Nhưng mà hiện tại thì 

cháu… cũng không thích nhất quyển nào.

* Tại sao là cuộc chiến với hành tinh Fantom mà không phải thám hiểm hay truy tìm kho


báu?


- Vì khó mà nghĩ ra lý do cho việc đi thám hiểm hay là đi kiếm kho báu.

Cầu cho các đại biểu quốc hội phát biểu ở nghị trường cũng có cái thông minh dí dỏm  của cháu bé 10 tuổi này.

TRẦN HUY LIỆU

Trước nay cứ thắc mắc về nhân vật này, làm sao từ một chính trị gia lẫy lừng lại kết thúc sự nghiệp làm nhà sử học, cũng như trường hợp Trần Văn Giàu. Trần Văn Giàu sẽ phải biết ơn cuộc chiến thắng 30.4.1975 nhờ đó những người biết đến ông ở miền Nam đã đưa ông trở lại công chúng, chứ ở miền Bắc XHCN trước ngày 30.4 chẳng ai biết đến Trần Văn Giàu, trừ giới dạy và học Sử, tên tuổi những Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp đến Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị át hết tất cả. Chỉ sau năm 1975, những người trẻ tuổi ở miền Bắc mới biết đến một Trần Văn Giàu có vai trò quan trọng ở miền Nam những ngày tháng 8.1945. Như vậy, ông đã sống để được thấy ngày có người nhớ đến mình, mà không chỉ thế, còn sống thọ đến 100 tuổi vượt qua hầu hết các đối thủ chính trị khác để tiếng nói của ông trong Hồi ký được là tiếng nói sau cùng.

Về Trần Huy Liệu, tôi cũng có quá ít tư liệu, chỉ đoán một vài lý do: là đảng viên Quốc dân đảng trước khi là đảng viên cộng sản, có vấn đề trong vụ tước ấn kiếm, chấp nhận sự thoái vị của Bảo Đại, ngoài ra không có tư liệu gì thêm, vì thế thông tin mới đây tìm thấy trên mạng đã bổ khuyết rất nhiều cho thắc mắc đó.

http://www.viet-studies.info/TranHuyLieu_TranChien.htm

Nhớ một thời chưa xa

Mấy hôm trước gặp bạn cũ, (bạn làm nghề dạy học, bỏ dạy theo chồng đang làm tiến sĩ ở nước ngoài để buôn bán kiếm ít vốn vừa đủ xây được cái nhà, xây nhà xong hết tiền lại quay về nghề dạy học nhưng không còn biên chế nên chỉ dạy hợp đồng + ở trường bán công), bạn nói đọc trên mạng thấy có thầy cô nhận quà mừng (hiểu ngầm là nhân ngày 20.11) mua được chiếc xe (máy - LX125, trị giá tối thiểu cũng 61 triệu đồng), mình buột miệng "nhiều thế ư?". Bạn cười, bảo sao mà mình dễ tin, và nói thêm, khi kể điều này với ai thì phản ứng cũng là câu giống mình "nhiều thế ư."

Đột nhiên, ký ức về những ngày đi dạy lại hiện về. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được "phân công công tác" (đúng từ dùng thời đó chứ không phải đi xin việc như các bạn trẻ bây giờ) ở một trường cao đẳng sư phạm. Trong hệ thống giáo dục sau phổ thông (higher education) của nước nhà, hệ chính quy của các trường đại học áp dụng chương trình đào tạo 4-5-6 năm (sư phạm + tổng hợp v.v. 4 năm, ngoại ngữ + bách khoa v.v. 5 năm, còn y khoa 6 năm), trong khi hệ chính quy của các trường cao đẳng áp dụng chương trình đào tạo 3 năm (Những năm về sau, một số học sinh của tôi sau khi tốt nghiêp cao đẳng lựa chọn học tiếp 2 năm tại một trường đại học cùng ngành nghề ở một thành phố khác và có bằng đại học, một hình thức khá phổ biến ngày nay được gọi là "liên thông"). Học sinh học cao đẳng sư phạm không gọi là sinh viên, (đã lâu quá nên quên họ được gọi là gì, hình như là "giáo sinh"), sau khi ra trường sẽ giảng dạy ở các trường phổ thông cấp 2 - tương đương các trường trung học cơ sở hiện nay - trong khi sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm thì giảng dạy ở các trường phổ thông cấp 3 - tương đương trung học phổ thông hiện nay - hoặc các trường cao đẳng, kể cả ở lại trường làm "cán bộ giảng dạy" - đúng theo nghĩa "cơm chấm cơm" - vừa mới học ở trường ra quay lại dạy chính sinh viên trong trường, những người mà mới mùa hè năm trước họ đã cùng chen nhau trong nhà ăn sinh viên. Thời ấy, hầu như các tỉnh đều có các trường cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên cấp 2 cho tỉnh, nhưng cũng có tỉnh không có nên học sinh của các tỉnh này phải theo học ở các trường gần nhất trong khu vực, ngày nay hầu như mọi trường cao đẳng sư phạm ngày ấy đều lần lượt được nâng cấp lên đại học (chỉ điểm mặt 2 trường lớn là Đại học Hà Nội và Đại học Sài Gòn), chỉ còn số ít trường vì chưa chạy được nên vẫn còn phải đeo tên cao đẳng, còn các trường trung cấp, dạy nghề (hệ 2 năm) thì dần dần được đôn lên thành cao đẳng.

Bọn mình, tức là mình và một số đồng nghiệp cùng lứa, cùng về trường công tác trước nhau 1-2 năm, vẫn thường gọi đùa trường cao đẳng sư phạm là trường phổ thông cấp 4. Bởi vì vừa thoát thân khỏi trường đại học, nên phong cách đại học vẫn còn tươi mới trên người, bọn mình thấy nhiều thứ ở trường cao đẳng không giống ai - tức là khá xa lạ so với ở trường đại học, ví dụ như buổi sáng chào cờ đầu tuần toàn trường (ở đại học khó mà có một buổi tập trung toàn khoa, may lắm thì cả năm học có một vài buổi tập trung toàn khối, tức các lớp cùng một năm học và ngành học, ở đại học cũng không có buổi khai trường vì năm học mới bắt đầu vào các ngày khác nhau với các khoa và khối khác nhau, thay vào đó chỉ có ngày tiếp nhận sinh viên năm thứ nhất), và chế độ giáo viên chủ nhiệm ở trường cao đẳng phải lo mọi thứ cho giáo sinh trong khi ở đại học giáo viên chủ nhiệm chỉ là hình thức, sinh viên hầu như tự quản và tự chịu trách nhiệm về mọi hành động. Chỉ tạm liệt kê hai lý do mà bọn mình goi trường cao đẳng sư phạm hồi ấy là phổ thông cấp 4. Còn một điều nữa, hồi đó điểm xét tuyển - mà bây giờ gọi là đầu vào - khá là thấp, ở đại học có khi chỉ 13,14 đến 15, 16 điểm tùy theo khối, nên hệ cao đẳng, ít nhất như ở trường mình dạy, điểm xét tuyển có năm chỉ 10, và thậm chí còn hạ xuống 9 điểm (cho 3 môn) nên có tình trạng có học sinh nhập trường với mức kiến thức, kể cả kiến thúc chung, rất thấp. Hy vọng là mọi chuyện đã được cải thiện và tình trạng này không còn.

Viết những điều ở trên để các bạn làm quen với tình hình của cái thời chưa xa (hay đúng ra là đã quá xa) đó. Nhưng hôm nay nhân ngày nhà giáo, vậy chỉ giới hạn entry này về suy nghĩ của mình về nghề giáo.

Nói thật, mình rất tôn trọng thầy, cô giáo, những người đã dạy mình từ các cấp học 1, 2, 3 (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ngày nay) và đại học tuy thực ra ở đại học có thầy mình rất phục, nhưng cũng có thầy, cô thì mình chẳng học được gì, mà đành phát huy phương châm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Ở trường đại học điều chủ yếu là dạy và học phương pháp, vì thế không học được ở thầy, cô thì mình đành phải tự lực mà học lấy và tự học đã trở thành phương châm của mình từ ấy đến nay.

Tuy nhiên, khi bản thân bước vào nghề giáo, thì mình quan niệm nghề giáo chỉ là một nghề như mọi nghề khác, tức là cũng cần thiết, cũng có ích, nhưng không hẳn là cao quý hơn các nghề khác. Mình không dám nhận là người kỹ sư tâm hồn, mà chỉ là người đi trước, có thể được trang bị một chút kiến thức, nay truyền lại kiến thức đó cho người học. Vì quan niệm như thế, mình chỉ đảm nhận công việc dạy chữ, còn không dám nhận chức trách dạy người. Với học sinh, mình tôn trọng như những người trưởng thành có trách nhiệm, nên không bao giờ tự nhận là thày của ai, mà chỉ chọn cách xưng hô "tôi - các anh/chị". Tôi nghĩ đây là cách xưng hô tôn trọng đối với những người mà tôi lên lớp, tôi cũng không bằng vai phải lứa hay cùng chí hướng để gọi họ là "các đồng chí" (như một vài cô giáo ở đại học gọi chúng tôi) hoặc "các bạn".

Theo lệ đến ngày 20.11, nhà trường thường tổ chức tập trung toàn trường để nói về ý nghĩa của ngày nhà giáo, của nghề giáo, và tuyên dương các thày cô giáo, sau đó các lớp sẽ làm công việc tương tự ở phòng học nơi các giáo viên được chia về tham dự với từng lớp. Tôi thường chọn cách là không tham dự cả hai hoạt động, vì tôi không muốn ngồi trên hàng ghế phía trước của buổi tập trung toàn trường hoặc tham dự cùng những lớp mà tôi dạy để nghe người ta ca tụng công ơn mình, một kiểu tế sống mà tôi không bao giờ dám nhận. Trong những ngày ấy, học sinh muốn chúc mừng tôi mà không được, họ tìm đến căn phòng tập thể thì may ra gặp tôi ở đó, thày trò ngồi nói chuyện ít phút, rồi tôi nhận quà, thường là những quyển sổ tay làm thủ công có bán tại các hàng tạo hóa, hoặc cây bút bi. Buổi tối có thể có liên hoan/hội diễn văn nghệ, vốn kém khoản hát hò tôi thường không lên sân khấu biểu diễn cùng đồng nghiệp tuy trước đó phải tham dự các buổi tập hát rất đều đặn (giống hệt một chuyện vui tiếng Anh khi cha xứ khen một con chiên tham gia đều đặn các buổi tập của dàn đồng ca, thì vị con chiên kia xin cha thứ lỗi mà rằng vì bưa dàn đồng ca biểu diễn thì vị đó không thể có mặt). Rồi sau đó thì mọi chuyện trở lại bình thường như trước ngày 20.11.

Hè vừa rồi đưa gia đình đến thăm thành phố nơi có trường cao đẳng mà tôi đã từng dạy năm xưa cũng muốn để người thân trong nhà biết trường cũ ngày xưa tôi dạy như thế nào, và muốn thăm lại mấy căn phòng tập thể tôi đã từng ở. Nhưng thành phố thì đẹp lên với nhiều công trình, nhà hàng khách sạn mới, trường cũ cũng có một số thay đổi nhưng quan trọng nhất là những căn phòng tập thể tôi đã từng sống thì đã không còn, trong số đồng nghiệp ngày xưa thì cũng chỉ còn gặp lại 4 - 5 người, lại nghe nói nhiều đồng nghiệp cũ tuy tuổi chưa cao mà đã mất. Đúng là cái tinh thần xưa đã không còn nữa, lại nghe tin trường sẽ phải chuyển dời địa điểm để nhường chỗ cho khách sạn, nhà hàng, nếu một vài năm nữa quay trở lại chắc là chẳng còn gì thân thuộc, chỉ thấy buồn thêm.

Thursday 17 November 2011

Bảng phong thần

Hết nghị IQ Trần Tiến Cảnh năm ngoái phát biểu về đường sắt cao tốc, năm nay bảng phong thần có vẻ được mùa với nghị lạm phát rau muống Đỗ Văn Đương, nghị luật nhà thơ chữa hôi nách hẹp bao quy đầu Nguyễn Minh Hồng, đến mới nhất là nghị chống biểu tình Hoàng Hữu Phước.


Chỉ biết dùng ngôn ngữ hậu hiện đại thời nay là "vãi".

Monday 14 November 2011

World7Cities

Bernard Weber, nhà sáng lập New7Wonders, khi công bố kết quả tạm thời việc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, đã thừa thắng trước thắng lợi của đợt bình chọn vừa rồi, xốc tới công bố việc bình chọn 7 thành phố của thế giới.

Phát huy thành tích, và bài học kinh nghiệm của đợt bầu chọn Vịnh Hạ Long vừa qua, bất chấp các ý kiến trái chiều có thể có, thiết nghĩ các cấp của Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch và hành động để bình chọn các thành phố của Việt Nam có tên trong danh sách này.

Trước hết, là việc phải lựa chọn danh sách (tốt nhất là nhiều hơn 7, để trong bình chọn được bầu cả 7 thì tốt, bằng không cũng phải được 3,4 lọt vào danh sách được bình bầu). Tôi mạo muội đề cử danh sách gồm mấy thành phố sau:

1. Thủ đô Hà Nội: 1,100 năm tuổi (trên thế giới hiếm có thành phố nào hơn 1000 năm tuổi), có bề dày lịch sử, văn hóa, là thủ đô có diện tích tầm cỡ lớn nhất trên thế giới sắp tới được thể chế hóa bằng Luật Thủ đô, là thành phố vì hòa bình (City for Peace).

2. Thành phố Hồ Chí Minh: hơn 310 năm tuổi. Là trung tâm kinh tế của Việt Nam, từng được tôn vinh là Hòn ngọc của Viễn Đông, có nhiều công trình tầm cỡ khu vực và thế giới (hầm Thủ Thiêm, v.v. sẽ bổ sung thêm cho đầy đủ khi làm hồ sơ).

3. Huế: Kinh đô của triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Di sản văn hóa UNESCO.

4. Hội An: Di sản văn hóa UNESCO.

5. Điện Biên: Gắn với chiến tích Vang dội năm châu Chấn động địa cầu.


6. Cần Thơ: Thủ đô của miền Tây Nam bộ. Có cầu Cần Thơ tầm cỡ khu vực.

7. Thanh Hóa: Gốc tích của mấy triều đại quân chủ và dòng dõi tại Việt Nam.

Mời các bạn bổ sung thêm.

Tiếp đó, cần mời Bernard Weber sang thăm Việt Nam, tiến hành việc đăng ký tham gia, và cuối cùng là huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động, cổ động, động viên, kể cả các sáng kiến khác (coercion: đe dọa đuổi việc, phạt danh hiệu thi đua, trừ lương v.v.) nhằm làm cho cuộc bầu chọn này mang lại thắng lợi trọn vẹn cho Việt Nam để một lần nữa nâng cao vị thế đất nước và góp phần phát triển kinh tế, giảm nguy cơ lạm phát, suy thoái, mau chóng đưa Việt Nam thoát nghèo.

Sunday 13 November 2011

Lẩn thẩn

Lẩn thẩn vì không có gì để viết, không tập trung vào một nội dung, vào một sự kiện, sự việc cá biệt nào, mà chỉ ghi lại những suy nghĩ về một số sự việc tai nghe, mắt đọc được.

1. Quốc hội đang tranh cãi các dự án luật, trong đó thấy đưa tin về tranh cãi liên quan đến bảo hiểm tiền gửi ngân hàng. Có vẻ như các vị đại biểu của ai này tranh cãi mà không hiểu là mình nói chuyện về vấn đề gì nữa. Nguyên tắc mà các vị này đưa ra cho việc không bảo hiểm tiền gửi đối với tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ, hay vàng, là nhà nước (CHXHCN) Việt Nam không thể bảo hiểm/bảo đảm cho đồng tiền không phải của nước mình, thế còn vàng, có lẽ cũng vì cùng một lý do vì từ trước đến nay chỉ nghe nói Việt Nam nhập vàng chứ chưa nghe Việt Nam khai khoáng vàng như thế nào.

Sở dĩ nói các vị này tranh cãi về vấn đề mà mình không hiểu biết là vì ở đây không đặt ra vấn đề Việt Nam có quản lý được sức khỏe đồng ngoại tệ hay thị trường vàng thế giới hay không, mà đây chỉ là vấn đề bản chất của bảo hiểm - bảo hiểm nhằm bảo vệ người mua bảo hiểm trước rủi ro, vậy nếu ngân hàng chấp nhận nhận tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ hoặc bằng vàng thì phải chấp nhận bảo hiểm cho người gửi cho những tài khoản tiết kiệm này trong trường hợp ngân hàng vỡ nợ, chứ không phải là bảo hiểm cho đồng ngoại tệ hay vàng khi nền kinh tế của các nước phát hành ngoại tệ bị vỡ nợ hoặc thị trường vàng trên thế giới đổ vỡ. Bằng không, nếu ngân hàng không nhận bảo hiểm thì ngân hàng hãy loại ngoại tệ và vàng ra khỏi danh mục sản phẩm tiết kiệm của mình, như thế mới công bằng.

Ngoài ra, hạn mức bảo hiểm, ở mức 30 triệu đồng cũng là một điều nực cười. Hãy tưởng tượng số đông khách hàng không chỉ gửi tiết kiệm ở mức 30 hoặc 50 triệu đồng mà là hàng trăm triệu cho đến cả tỷ đồng, một khi rủi ro xảy ra, họ chỉ được chi trả bảo hiểm mức 30 triệu cho hàng trăm triệu hoặc mấy tỷ đồng, tức là thực tế chẳng được bảo hiểm gì cả, mà chỉ là một sự đền bù chiếu lệ nhằm an ủi, vậy đặt ra bảo hiểm tiền gửi để làm gì khi thực chất nó không còn là bảo hiểm tiền gửi nữa. (Hãy so sánh bảo hiểm nhân thọ, một khách hàng có thể trả mấy triệu đồng/năm phí bảo hiểm (premium) nhưng khi rủi ro xảy đến cho khách hàng đó thì bản thân khách hàng hoặc gia đình sẽ nhận được khoản tiền đền bù lên đến hàng trăm triệu, hoặc có thể cả tỷ đồng).

2. Sự suy tàn của ngôn ngữ Việt hiện đại:

+ Ở đây không bàn đến chuyện việc liện quan đến chuyện phát hành sách Sát thủ đầu mưng mủ (mà tôi đã xem trên mạng) hoặc việc thu hồi và phạt hành chính đối với việc phát hành cuốn truyện của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Có thể thấy sự suy tàn này hiện diện nhan nhản trong đời sống thường nhật hiện nay, một ví dụ mới nhất là khi bình luận về một trận đấu quần vợt (tennis) bình luận viên của đài truyền hình khi thấy ống kính truyền hình hướng về phía một số khán giả nào đó, đã nói các bạn có thể thấy XYZ, phu nhân của (cây vợt) ABC đang ngồi trên khán đài. Lạy trời, sao mà ngày nay những từ như phu nhân, phu quân, hay ngài lại hay được dùng đến như vậy trong phim ảnh, báo chí, truyền hình.

+ Một ví dụ khác là việc sử dụng từ nhà đầu tư, không phải có ý coi thường nhưng đúng ra họ là những nhà đầu cơ, hoặc con buôn, (nghĩa tương đương như chữ con phe, xuất phát từ chữ affaire, thịnh hành ở miền Bắc XHCN những năm trước 1975 và ở cả nước từ sau 1975 đến đầu 1990 khi chế độ mua hàng bằng tem phiếu được áp dụng, con phe là những người mua bán lại tem phiếu, hoặc mua bán lại những mặt hàng bán theo tem phiếu, hoặc trên thị trường không tem phiếu nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt lớn của thị trường mà nền thương nghiệp XHCN không thể đáp ứng được: Con phe sục khắp ga tàu bến cảng - Nguyễn Trọng Tạo). Ngày nay cứ xem các bản tin kinh tế trên truyền hình thì các nhà buôn chứng khoán, và bất động sản đều được gọi bằng từ cao đẹp là nhà đầu tư, trong khi theo đúng nghĩa nhà đầu tư (investor) nên được dùng để chỉ người bỏ tiền, nguồn lực tài chính để thực hiện một dự án đầu tư (investment project) nào đó, ví dụ phát triển đô thị, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay v.v. về thực chất là những nhà tư bản. Những người buôn bán kể cả đầu cơ cổ phiếu, và bất động sản thì không phải là nhà đầu tư vì họ thực chất không đầu tư gì cả mà chỉ làm việc buôn bán, kể cả đầu cơ, kiếm lời.

Tuesday 8 November 2011

DOCTOROW - VƯƠNG HỒNG SỂN - NABOKOV

Có sự liên quan gì giữa E.L. Doctorow, Vương Hồng Sển, và V. Nabokov? Thực tế danh sách này có thể còn dài hơn một chút chút nữa (như S. Bellow, G. Grass, N. Kazantzakis, J. Updike...)?

Câu trả lời khách quan là không?

Nhưng có bạn, tôi không nhớ là bạn này hay bạn này, vì tôi chưa tìm lại được URL chính xác khi có sẽ bổ sung ngay, có viết thắc mắc, đại ý là văn chương Mỹ ít được dịch tại Việt Nam trước 1975, cho dù ở miền Bắc hay miền Nam, và chê một số nhà văn Mỹ được dịch nhiều, ví dụ như O. Henry, là tầm thường, đồng thời ca ngợi các nhà văn như Bellow, Doctorow là tài năng (nhưng lại hầu như không được dịch ở Việt Nam). Nabokov cũng trong dòng ấy, như vậy là bạn thấy sự liên hệ, dù là gián tiếp, giữa Doctorow và Nabokov ở đây rồi. Tôi sẽ viết thêm về liên hệ Doctorow-Nabokov ở dưới đây.

Còn cụ Vương?

Số là ngoài thú chơi cổ ngoạn (từ của cụ), cụ còn mê sách, và tôi đọc được ở cụ về tình yêu đối với sách như với người bạn cũ, không bao giờ thay đổi. Sẽ nói thêm về cụ Vương ở dưới.

Vậy là tôi đã đọc xong quyển RAGTIME, của Doctorow, người mà bác kia đánh giá cao, là quyển tôi có trên giá sách ít ra từ 14-15 năm nay từ một người bạn Mỹ, mà nay sau mấy tháng kiên trì tôi đã đọc xong.


Văn phong của Doctorow thật giản dị, đúng ra ông không làm văn, không dùng nhiều tính từ (adjectives) hay trạng từ (adverbs), dùng nhiều động từ (verbs) và kể cả phân từ (participles). Nhiều câu tối giản. Như một sự mô tả, một người kể chuyện lạnh lùng (khá giống Nguyễn Huy Thiệp nhưng không có ẩn chứa sự chua cay của Thiệp mà chỉ làm người quan sát khách quan), mới đầu đọc khá là mệt vì cảm giác hơi đơn điệu, nhàn nhạt, nhất là những phát triển nhân vật thuộc từng tuyến riêng biệt (như về Houdini chẳng hạn) tạo cảm giác không ăn nhập với nhau. Nhưng càng đọc về sau càng thấy sự phát triển của các tuyến và có sự hội tụ đan xen lẫn nhau và người đọc hiểu qua cách viết của tác giả như sự việc tất yếu sẽ phải diễn ra như vậy, như ở phần gần cuối kể về những sự việc liên qua đến Coalhouse Walker.

Nhưng viết thêm nữa thì sẽ là thừa, bởi vì trên bìa 4 của sách này tôi đọc được:"It is a novel so original, so full of imagination and subtle pleasure, that to describe it further would only dilute  the pure joy of reading. Turn to the first page. Begin. You will never have read anything like Ragtime before. Nothing quite like it has ever been written before." Tôi chỉ muốn thêm: a must-read for those who wish to learn and understand America, especially in the beginning of the 20th century.

Còn mối liên hệ về cụ Vương và Nabokov? Như trên đã viết, tôi được một người bạn Mỹ gửi tặng Ragtime từ 14-15 năm nay và bây giờ tôi mới đọc. Ragtime như là một người bạn cũ nằm trên giá sách, mời mọc.

Sách của cụ Vương (Hơn nửa đời hư) tôi mua năm 1999 tại Sài Gòn và một quyển khác tôi mua trong chuyến về thăm thành phố quê hương (Sài Gòn Tạp pín lù) nhân dịp kỷ niệm 300 năm, thế mà Hơn nửa đời hư tôi cũng ngâm gần 12 năm nay và vừa mới đọc xong, thu lượm được nhiều chi tiết thú vị (Thời xưa khi tôi còn đi dạy, tôi cứ mua sách và để trên giá, coi là sách của mình đọc lúc nào cũng được, và tranh thủ đọc trước những quyển tôi không có mà phải đi mượn từ thư viện trường, thư viện tỉnh, hay từ bạn bè, vì thế có nhiều quyển để dành lâu thật lâu).

Nabokov, giống như bác này, tôi đã nhiều lần khởi sự đọc Lolita nhưng chưa lần nào đọc quá mấy chục trang đầu, bây giờ đã đọc xong cụ Vương (tất nhiên tôi còn thiếu nhiều quyển của cụ, và Ragtime, tôi dự định sẽ chinh phục Lolita.

NHÂN VẬT CỦA NĂM - 2011


Ứng viên cho Nhân vật của năm - 2011 lần này, cạnh tranh cùng bác Đỗ Văn Đương, là bác Nguyễn Minh Hồng, thi sĩ, hội viên Hội Nhà văn, bác sĩ (chữa hôi nách, hẹp bao quy đầu, hì, toàn bệnh khó nói), đại biểu quốc hội khóa 13 khi bác đề xuất sự cần thiết phải có luật Nhà thơ. Cư dân mạng đồng loạt truy tìm nhân thân của bác thì được biết nhiều chuyện thú vị, và đặt cho bác biệt danh là đại biểu làm nghề vuốt đuôi.

Sunday 23 October 2011

Trên giá sách (3)

Còn đây là mới toanh, tức là hơn 10 ngày trước. Quyển đầu tiên của Philip Roth, đã ngốn xong.

Trên giá sách (2) Từ L. Tolstoy đến F. Dostoevsky

Bắt đầu bằng "không mới".

Nhân nhắc đến L. Tolstoy, cũng kiếm được một quyển của Tolstoy, dưới đây, khi Đông-Tây xả hàng ở Nguyễn Chí Thanh, chắc để chuyển về Đinh Lễ.


Nhân có bác đề cập đến L. Tolstoy trong Trò chơi sỉ nhục, tôi cũng phải tự nhận ngoài 2 quyển ở entry này và entry trước là tôi đọc đầy đủ, trọn vẹn, còn những tác phẩm lớn khác của ông, tôi chưa đọc được trọn vẹn một lần từ đầu đến cuối: như Chiến tranh và Hòa bình chẳng hạn (trong khi một bạn đồng nghiệp cũ của tôi có thể đọc đi đọc lại Chiến tranh và Hòa bình mấy lần, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê), Phục Sinh thì hình như đọc được nhiều hơn nhưng chưa trọn vẹn từ đầu đến cuối, còn Anna Karenina thì lâu quá nên không nhớ đã đọc trọn vẹn từ đầu đến cuối chưa.

đến rất cũ



Trong khi đó, tôi đọc Tội ác và Trừng phạt của F. Dostoevsky một cách thích thú, chỉ trong vài ba ngày - tôi thậm chí còn vẽ lại chân dung ông treo trong căn phòng tập thể ngày nào (chính là copy lại tranh ở trên), rồi tìm đọc (Những) đêm trắng (nhưng chưa đọc Bút ký dưới hầm hay Những kẻ bị sỉ nhục, và quyết tâm mãi mà chưa khởi sự đọc Anh em nhà Karamazov). Quyển The Idiot (Thằng Ngốc) tôi đọc qua bản tiếng Anh cũng đầy hứng thú chỉ trong vài ba ngày nghỉ hè. Nó đây.

Trên giá sách (1)

Theo gương một số bác, đưa lên đây vài quyển trên giá sách.

Bắt đầu bằng "không mới", tức cũng không cũ, là những quyển mua trong thời gian gần đây và đã đọc, đó là 3 quyển mới ra của Phương Nam Book.

Đó là:






Trình độ tự chụp ảnh hơi kém, các bác thông cảm, quyển cuối cùng chụp mãi mà vẫn bị ánh đèn flash, mà máy du lịch đi mượn (cũng chẳng phải là đi gì cho lắm, là trong nhà nhưng không phải của mình nên không thạo cách sử dụng) nên không biết tắt flash ở đâu.

Friday 21 October 2011

Death of Moammar Gadhafi is the end of a tyrant



After 8 months fighting, the killing of Moammar Gadhafi yesterday October 20 in his home city Sirte puts an end to a tyrant who had ruled Libya for 42 years (hic) since 1969, signals the end of bloodshed and opens up a new era of reconciliation and reconstruction in the country. God bless Libya and its people.

Tuesday 11 October 2011

Better to be prepared

Ở Phú Thọ, theo tin VTV, hôm vừa rồi có "diễn tập giải tán bạo lọan chính trị, chống khủng bố".

Đã đành nuôi quân 3 năm dùng quân 1 giờ, it's better to be prepared. Nhưng tại sao lại Phú Thọ? Và diễn tập ở Phú Thọ nhưng có Bộ trưởng Trần Đại Quang tham dự, chứng tỏ tầm quan trọng của việc diễn tập này. Các nhà làm kịch bản liệu có xem nhiều phim hành động Mỹ trên Cinemax hay HBO không mà đặt tình huống kiểu Mỹ ở Việt Nam. Bạo loạn chính trị và khủng bố có phải là một, đây là diễn tập chống khủng bố hay để chuẩn bị cho chống bạo loạn chính trị?

Monday 10 October 2011

President Obama's Back-to-School Speech

Bài phát biểu của tổng thống Barack Obama nhân dịp năm học mới (2011-2012)

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Từ ba năm nay, trước thềm mỗi năm học mới tổng thống Obama đều đến thăm một trường trung học và có bài nói chuyện với học sinh. Năm nay ông đến trường phổ thông trung học mang tên Benjamin Banneker ở Washington, D.C...

Xin cám ơn. (Vỗ tay). Xin cám ơn rất nhiều. Xin mời các vị an tọa. Xin cám ơn chủ tịch (ý nói cô Donae, có lẽ là chủ tịch hội học sinh -ND), đây là bài giới thiệu rất hay. (Cười). Chúng ta rất tự hào về Donae vì cô đã có một bài giới thiệu rất hay về trường học này.

Ngoài ta, tôi muốn cám ơn bà hiệu trưởng nổi tiếng của các cháu, bà đã làm việc ở đây 20 năm – ban đầu là cô giáo và bây giờ là một hiệu trưởng nổi tiếng – đấy là bà Anita Berger. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chúc mừng bà. (Vỗ tay). Tôi cũng muốn cám ơn ông Gray, thị trưởng Washington, D.C. cũng có mặt ở đây. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng ông. (Vỗ tay). Và tôi muốn được cám ơn người sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vị bộ trưởng giáo dục tuyệt vời nhất của chúng ta, đấy là ông Arne Duncan, cũng có mặt ở đây. (Vỗ tay).

Tôi rất vui mừng được có mặt tại trường phổ thông trung học Benjamin Banneker, một trong những trường phổ thông trung học tốt nhất, không chỉ của Washington D.C mà còn trên phạm vi toàn quốc nữa. Học sinh cũng đến từ mọi miền đất nước. Vì vậy mà tôi muốn chúc mừng tất cả các cháu nhân dịp năm học mới mặc dù tôi biết rằng nhiều cháu đã tựu trường một thời gian rồi. Tôi biết rằng ở Banneker các cháu đã tựu trường được vài tuần rồi. Bởi vậy mọi thứ đều dần dần ổn định, giống như tất cả những người bạn cùng trang lứa với các cháu trên tất cả các địa phương trong nước. Kì thể thao mùa thu đã được khởi động. Những buổi biểu diễn âm nhạc và diễu hành cũng sắp bắt đầu, tôi tin là như thế. Những bài kiểm tra và những dự án lớn đầu tiên cũng có thể sẽ diễn ra trong nay mai.

Tôi biết rằng các cháu còn có nhiều hoạt động ở bên ngoài trường học. Bạn bè của các cháu có thể cũng thay đổi ít nhiều. Những vấn đề trước đây thường bị bó hẹp trong những sảnh đường hoặc phòng thay đồ tập thể thao hiện đang tìm đường vào Facebook và Twitter. (Cười). Một số gia đình của các cháu chắc cũng cảm thấy sự khó khăn của nền kinh tế. Nhiều cháu cũng đã biết, chúng ta đang phải trải qua một trong những giai đoạn kinh tế khó khăn nhất trong cuộc đời của chúng ta – trong cuộc đời của tôi. Các cháu đang còn trẻ. Và kết quả là các cháu có thể phải làm thêm sau giờ học để giúp đỡ gia đình hoặc có thể phải trông em khi bố hoặc mẹ các cháu đi làm thêm.

Nghĩa là các cháu có nhiều việc phải làm. Các cháu trưởng thành nhanh hơn và tương tác với một thế giới rộng lớn hơn theo cách mà các thế hệ những người có tuổi như tôi, thành thật mà nói, đã không phải làm. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi không muốn sắm vai một người trưởng thành đứng lên và rao giảng như thể các cháu chỉ là trẻ con - bởi vì các cháu không còn là trẻ con nữa. Các cháu là tương lai của đất nước này. Các cháu là những nhà lãnh đạo trẻ. Và đất nước của chúng ta thụt lùi hay tiến lên phụ thuộc một phần lớn vào các cháu. Vì vậy tôi muốn nói với các cháu một chút về trách nhiệm đó.

Rõ ràng là trách nhiệm đó bắt đầu bằng việc trở thành học trò giỏi nhất theo khả năng của các cháu. Điều đó không có nghĩa là các cháu phải có điểm số cao nhất trong mọi bài tập. Điều đó không có nghĩa là lúc nào chúng cháu cũng là học sinh suất sắc (dịch thoát ý thuật ngữ straight A’s - ND), dù đó không phải là một mục đích tồi. Điều đó có nghĩa là các cháu phải cố gắng. Các cháu phải quyết tâm và kiên nhẫn. Điều đó có nghĩa là các cháu phải làm việc chăm chỉ như thể các cháu biết phải làm việc như thế nào. Và điều đó có nghĩa là đôi khi các cháu phải liều lĩnh. Các cháu không nên né tránh những môn học mà các cháu thấy khó vì sợ rằng không thể giành được điểm tốt, nếu đó là môn học mà các cháu nghĩ là sẽ cần đối với việc chuẩn bị cho tương lai của các cháu. Các cháu phải biết ngạc nhiên. Phải biết chất vấn. Phải khám phá. Và đôi khi các cháu phải vượt ra ngoài các khuôn sáo cũ.

Đấy chính là mục đích của trường học: khám phá những niềm đam mê mới, học những kĩ năng mới, sử dụng thời gian quý giá này để chuẩn bị cho bản thân và rèn luyện những kĩ năng mà các cháu cần để theo đuổi sự nghiệp mà các cháu thích. Và đó là lí do tại sao khi còn là một học sinh các cháu có thể thăm dò những khả năng rất khác nhau. Giờ này các cháu có thể trở thành một họa sĩ; giờ sau, cháu là một nhà văn; giờ sau nữa, là một nhà khoa học, một nhà sử học hay một người thợ mộc. Đây là khoảng thời gian để các cháu tìm kiếm những mối quan tâm mới và kiểm tra những ý tưởng mới. Và càng tìm kiếm nhiều các cháu càng sớm tìm ra những điều làm cho các cháu trở nên sống động, những điều làm các cháu đứng ngồi không yên, làm các cháu phấn khích – tìm ra nghề nghiệp mà cháu muốn theo đuổi.

Bây giờ, nếu các cháu hứa không nói với ai thì tôi sẽ kể cho các cháu nghe một bí mật: khi còn học phổ thông, cũng như trung học, không phải lúc nào tôi cũng là học sinh giỏi nhất theo khả năng của mình. Không phải môn nào tôi cũng thích. Không phải lúc nào tôi cũng chú tâm vào học hành như đáng lẽ phải thế. Tôi nhớ khi tôi học lớp tám, tôi phải học một môn gọi là đức dục. Đức dục là về những điều đúng sai, nhưng nếu các cháu hỏi tôi lúc học lớp 8 tôi thích môn gì thì tôi sẽ trả lời là bóng rổ. Tôi không nghĩ đức dục lại nằm trong danh mục những môn học yêu thích của tôi.

Nhưng đây mới là điều thú vị. Sau đó, lúc nào tôi cũng nhớ cái môn đức dục này. Tôi vẫn nhớ cách nó khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi vẫn nhớ khi bị hỏi những câu đại loại như: Trong cuộc sống, cái gì là quan trọng? Hoặc như thế nào là coi trọng nhân phẩm và tôn trọng người khác? Sống trong một quốc gia đa sắc tộc - nơi không phải ai cũng trông giống như các cháu, suy nghĩ giống cháu hoặc xuất thân từ những vùng lân cận với các cháu – nghĩa là thế nào? Chúng ta tìm cách sống chung với mọi người như thế nào?

Mỗi một câu hỏi như thế lại dẫn tới những câu hỏi mới. Và không phải lúc nào tôi cũng trả lời đúng, nhưng những cuộc thảo luận và quá trình khám phá đó là những gì còn lại mãi. Hôm nay tôi vẫn còn nhớ những chuyện đó. Mỗi ngày tôi đều nghĩ về những vấn đề đó khi tôi tìm cách lãnh đạo đất nước này. Tôi vẫn hỏi những câu hỏi tương tự về việc chúng ta, một quốc gia đa sắc tộc, phải chung sống với nhau như thế nào để giành lấy những điều chúng ta cần phải giành? Làm thế nào để bảo đảm rằng mỗi người đều được đối xử với sự tôn trọng và nhân phẩm? Chúng ta phải có những trách nhiệm gì đối với những người kém may mắn hơn chúng ta? Làm sao để tất cả đồng bào của chúng ta đều là con em một nhà của nước Mĩ?

Đó là tất cả những câu hỏi bắt nguồn từ môn học hồi lớp tám đó của tôi. Và xin nói một điều như thế này: ngay cả tới bây giờ, không phải lúc nào tôi cũng biết được những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó. Nhưng, nếu lúc đó tôi bỏ môn học nghe có vẻ chán ngắt này thì chắc hẳn là tôi đã bỏ lỡ một điều gì đó, đã lỡ chính cái điều không chỉ đã làm tôi vui mà còn rất có ích trong phần còn lại của cuộc đời mình.

Vì vậy, trách nhiệm của các cháu là phải thử. Chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm những điều mới mẻ. Làm việc chăm chỉ. Đừng thất vọng nếu các cháu không giỏi ngay lập tức. Các cháu không thể giỏi mọi thứ ngay lập tức được. Đó chính là lí do tại sao cháu phải đi học. Tuy nhiên, vấn đề là các cháu cần tiếp tục mở rộng những chân trời và ý thức được khả năng của mình. Đây chính là lúc các cháu làm điều đó. Hơn nữa, đấy cũng chính là những điều khiến trường học thêm thú vị.

Trong tương lai, điều đó sẽ trở thành những phẩm chất giúp các cháu thành công, và đồng thời, cũng là những phẩm chất sẽ đưa các cháu tới việc phát minh ra một thiết bị làm cho iPad trông chẳng khác gì một phiến đá. Hoặc nó sẽ giúp các cháu tìm ra cách thức sử dụng nắng và gió để cung cấp năng lượng cho thành phố và đem đến cho chúng ta những nguồn năng lượng mới, ít ô nhiễm hơn. Hoặc các cháu sẽ viết cuốn tiểu thuyết vĩ đại tiếp theo của nước Mĩ.

Để làm hầu như bất kì việc gì trong số những công việc tôi vừa nói, các cháu không chỉ cần học hết phổ thông – và tôi biết là tôi có lí, tôi đang đứng cạnh bà hiệu trưởng Berger ở đây – các cháu không chỉ phải học hết phổ thông mà còn phải tiếp tục học lên cao nữa, sau khi rời khỏi ngôi trường này. Các cháu không chỉ phải tốt nghiệp, mà các cháu phải tiếp tục học sau khi đã ra trường.

Và với nhiều người trong số các cháu, điều đó có nghĩa là học bốn năm đại học. Tôi vừa nói chuyện với Donae, cô ấy muốn trở thành kiến trúc sư. Hiện tại, cô đang thực tập tại một công ty kiến trúc, và cô đã chấm được trường cô sẽ theo học rồi. Đối với một vài người khác, đó có thể là một trường cao đẳng cộng đồng, một chứng chỉ nghề hoặc một khóa đào tạo. Nhưng vấn đề là hơn 60 % công việc trong thập kỉ tới sẽ đòi hỏi nhiều hơn là bằng tốt nghiệp phổ thông – hơn 60 %. Đó chính là thế giới mà các cháu sắp bước chân vào.

Vì vậy, tôi muốn tất cả các cháu sẽ đặt ra mục tiêu cho mình là tiếp tục học tập sau khi đã ra trường. Và nều điều đó đối với các cháu có nghĩa là trường đại học, thì vào trường thôi cũng chưa đủ. Các cháu còn phải tốt nghiệp. Một trong những thử thách lớn nhất mà chúng ta gặp lúc này là có quá nhiều thanh niên ghi danh vào các trường đại học nhưng cuối cùng lại không tốt nghiệp và hệ quả là đất nước của chúng ta, đất nước đã từng có tỉ lệ những thanh niên có bằng đại học cao nhất thế giới, hiện tại đang tụt xuống vị trí thứ 16. Tôi không thích vị trí số 16. Tôi thích là số một. Nhưng thế cũng chưa đủ. Chúng ta phải làm sao để đảm bảo rằng thế hệ của các cháu sẽ đưa đất nước này trở lại vị trí đứng đầu về số lượng những người tốt nghiệp đại học, tính theo đầu người, so với bất kì nước nào khác trên trái đất này.

Nếu chúng ta làm được điều đó, các cháu sẽ có một tương lai tươi sáng hơn. Và nước Mĩ cũng vậy. Chúng ta có thể đảm bảo rằng những phát minh mới nhất và những đột phá mới nhất sẽ diễn ra ở đây, ở nước Mĩ này. Điều đó cũng có nghĩa là công việc tốt hơn, cuộc sống đầy đủ hơn và nhiều cơ hội hơn, không chỉ cho các cháu, mà còn cho con cháu của các cháu nữa.

Bởi vậy tôi không muốn ai đó đang nghe ở đây ngày hôm nay nghĩ rằng tốt nghiệp phổ thông là các cháu đã hoàn thành trách nhiệm rồi. Các cháu vẫn chưa hoàn thành. Trên thực tế, những điều đang diễn ra trong nền kinh tế ngày hôm nay đòi hỏi chúng ta phải học tập suốt đời. Các cháu phải tiếp tục nâng cao những kĩ năng và tìm ra những cách làm việc mới. Kể cả khi các cháu không vào được đại học, kể cả khi các cháu không được học bốn năm trong trường đại học, các cháu vẫn sẽ phải nỗ lực học tập sau khi rời trường phổ thông. Các cháu sẽ phải bắt đầu kì vọng những điều lớn lao từ chính bản thân ngay từ bây giờ.

Tôi biết rằng điều này có thể làm các cháu sợ. Một vài người trong số các cháu băn khoăn làm sao các cháu có thể trả nổi tiền học phí đại học, hoặc vẫn chưa biết các cháu muốn làm gì với chính cuộc đời của mình. Không sao hết. Không ai nghĩ rằng tại thời điểm này các cháu đã có kế hoạch cho toàn bộ cuộc đời mình. Và chúng tôi không nghĩ rằng các cháu phải làm việc đó một mình. Trước hết, các cháu có những ông bố bà mẹ tuyệt vời, họ là những người yêu thương các cháu vô cùng và muốn các cháu có nhiều cơ hội hơn họ - nhân tiện, điều đó có nghĩa là đừng khiến họ phiền lòng khi họ yêu cầu các cháu ngừng chơi game, tắt tivi và làm bài tập về nhà. Các cháu cần phải lắng nghe họ. Tôi nói điều này từ kinh nghiệm của chính mình, bởi vì đó cũng là những điều tôi thường nói với Malia và Sasha (hai cô con gái của tổng thống Obama -ND). Đừng nổi cáu vì điều đó, tất cả chúng tôi đều suy nghĩ về tương lai của các cháu.

Các cháu còn có đồng bào trên khắp đất nước này – trong có có tôi và Arne, cũng như mọi người ở mọi cấp của chính phủ - những người đang làm việc vì các cháu. Chúng tôi đang tiến hành từng bước trong khả năng của mình để bảo đảm rằng các cháu được hưởng một hệ thống giáo dục xứng đáng với tiềm năng của các cháu. Chúng tôi đang làm việc để bảo đảm rằng các cháu sẽ có những trường đại học hiện đại nhất với những phương tiện học tập tiên tiến nhất. Chúng tôi bảo đảm rằng các cháu có đủ sức thanh toán và có thể theo học được trong những trường cao đẳng và đại học trên đất nước này. Chúng tôi đang làm việc để có được những lớp học tốt nhất – giáo viên cũng tốt nhất, để họ có thể giúp các cháu chuẩn bị cho việc học ở đại học và một nghề nghiệp trong tương lai.

Nhân đây, xin được nói đôi điều về giáo viên. Ngày nay, giáo viên là những người phải lao động vất vả hơn bất kì ai. (Vỗ tay). Dù các cháu đi đến một trường học lớn hay nhỏ, dù các cháu theo học một trường công hay trường tư – thày, cô giáo của các cháu đều không có ngày nghỉ cuối tuần; họ thường dậy từ sáng sớm, suốt ngày phải lên lớp và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Và sau đó, họ trở về nhà, ăn tối, rồi tiếp tục làm việc cho tới khuya, chấm bài cho các cháu, chữa cú pháp cho các cháu và kiểm tra xem các cháu đã tìm ra công thức đại số chính xác hay chưa.

Và họ không làm việc đó vì một chức vụ cao sang nào đó. Họ không, chắc chắn họ không làm việc đó vì đồng lương cao. Họ làm vì các cháu. Họ làm bởi vì không gì làm họ hài lòng hơn là nhìn thấy các cháu học tập. Họ sống vì những khoảnh khắc khi các cháu thành công; khi các cháu làm họ ngạc nhiên bằng trí tuệ hoặc bằng vốn từ vựng của mình, hoặc khi họ nhìn thấy con người tương lai của các cháu. Họ tự hào vì các cháu. Và họ nói, tôi đã từng làm việc để chàng trai hay cô gái tuyệt vời này có được thành công. Họ tin rằng các cháu sẽ trở thành những công dân và những nhà lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước này đi tới tương lai. Họ biết rằng các cháu là tương lai của tất cả chúng ta. Vì vậy mà các thày cô giáo của các cháu đang truyền đạt cho các cháu tất cả những hiểu biết của họ, và họ không hề đơn độc.

Nhưng, tôi muốn nhấn mạnh điều này: Với tất cả những thách thức mà đất nước chúng ta đang gặp hiện nay, chúng tôi không chỉ cần các cháu cho tương lai, chúng tôi thực sự cần các cháu ngay lúc này. Nước Mĩ cần lòng đam mê và ý tưởng của tuổi trẻ. Chúng tôi cần lòng nhiệt tình của các cháu ngay từ bây giờ. Tôi biết là các cháu đáp ứng được vì tôi đã nhìn thấy nó. Không có gì làm tôi hứng thú hơn là biết rằng thanh niên trên khắp đất nước này đang tạo ra dấu ấn riêng của họ. Họ không chờ đợi. Họ đang tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ.

Đó là những học sinh như Will Kim ở Fremont, California, người đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp những khoản vay cho sinh viên từ những trường dành cho học sinh nghèo, nhưng muốn khởi sự việc làm ăn riêng của mình. Hãy cùng suy nghĩ về điều này. Cậu ấy đã cho những học sinh khác vay. Cậu ấy đã xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận. Cậu ấy kiếm tiền để làm công việc mà cậu ấy yêu thích – thông qua những giải đấu bóng ném và trò chơi cướp cờ. Cậu ấy là người sáng tạo. Cậu đã thực hiện một sáng kiến. Và bây giờ cậu ấy đang giúp đỡ những thanh niên khác để họ có thể theo học những gì họ cần.

Một thanh niên khác là Jake Bernstein, 17 tuổi, xuất thân trong một gia đình quân nhân ở St. Louis, đã cùng với chị gái tạo ra một trang web giúp thanh niên cơ hội phục vụ cộng đồng. Và họ đã tổ chức những hội chợ tình nguyện và thiết lập một sơ sở dữ liệu trực tuyến, giúp đỡ hàng ngàn gia đình tìm kiếm những cơ hội trở thành tình nguyện viên, từ việc sửa sang những con đường mòn cho tới việc phục vụ tại những bệnh viện địa phương.

Và năm ngoái tôi đã gặp một cô gái trẻ tên là Amy Chyao đến từ Richardson, Texas. Cô ấy 16 tuổi, cùng tuổi với một số cháu ở đây. Trong suốt mùa hè, tôi nghĩ vì có người trong gia đình cô ấy đã mắc bệnh nên cô đã quyết định sẽ quan tâm tới việc nghiên cứu về bệnh ung thư. Nhưng Amy Chyao lại chưa học hóa học nên cô ấy đã tự học môn này trong suốt mùa hè. Sau đó, cô đã áp dụng những điều đã học được và khám phá ra một quá trình mang tính đột phá là sử dụng ánh sáng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Mười sáu tuổi. Không thể tin được. Một số bác sĩ và nhà nghiên cứu đã tiếp xúc với cô ấy, họ muốn làm việc cùng với cô để giúp cô khai thác khám phá này.

Điều này chứng tỏ rằng các cháu không cần phải chờ đợi, có thể tạo ra khác biệt ngay từ bây giờ. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là học cho giỏi. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là phải bảo đảm rằng các cháu đang chuẩn bị cho đại học và nghề nghiệp của chính các cháu. Nhưng các cháu có thể bắt đầu tạo ra dấu ấn của mình ngay từ bây giờ. Nhiều khi thanh niên lại có những ý tưởng hay hơn là những người có tuổi chúng tôi. Chúng tôi cần các cháu thể hiện những ý tưởng đó, cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học.

Khi tôi gặp gỡ những thanh niên như các cháu, khi tôi ngồi nói chuyện với Donae, tôi không nghi ngờ gì rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mĩ vẫn đang ở phía trước, vì tôi biết tiềm năng của các cháu. Chẳng bao lâu nữa các cháu sẽ trở thành những người đứng đầu các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính phủ của chúng ta. Các cháu sẽ trở thành những người đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo sẽ nhận được những điều họ cần để thành công. Các cháu sẽ trở thành những người làm nên các trang sử mới. Và tất cả đều được bắt đầu ngay bây giờ - bắt đầu ngay trong năm nay.

Cho nên tôi muốn tất cả các cháu, những người đang nghe, cũng như tất cả những người đang có mặt ở Banneker, tôi muốn các cháu làm được nhiều việc nhất trong năm học mới này. Tôi muốn các cháu nghĩ về thời gian này như là khoảng thời gian mà trong đó cháu tiếp nhận thông tin và kĩ năng, các cháu thử nghiệm những điều mới mẻ, các cháu thực hành và ao ước - tất cả những điều mà các cháu sẽ cần để làm nên những điều vĩ đại sau khi các cháu ra trường.

Đất nước của các cháu phụ thuộc vào chính các cháu. Vì vậy hãy ngẩng cao đầu lên. Chúc các cháu có một năm học tuyệt vời. Xin cùng bắt tay làm việc.

Xin cảm ơn các cháu. Xin Chúa phù hộ cho các cháu, xin Chúa phù hộ cho nước Mĩ. (Vỗ tay).


Còn đây là bản gốc tiếng Anh:


The White House
Office of the Press Secretary

Remarks by the President in Back-to-School Speech

Benjamin Banneker High School
Washington, D.C.
1:48 P.M. EDT
THE PRESIDENT:  Thank you.  (Applause.)  Thank you very much.  Everybody, please have a seat.  Well, Madam President, that was an outstanding introduction.  (Laughter.)  We are so proud of Donae for representing this school so well. 
And in addition, I also want to acknowledge your outstanding principal, who has been here for 20 years -- first as a teacher, now as an outstanding principal -- Anita Berger.  Please give her a big round of applause.  (Applause.)  I want to acknowledge, as well, Mayor Gray is here -- the mayor of Washington, D.C. is here.  Please give him a big round of applause.  (Applause.)  And I also want to thank somebody who is going to go down in history as one of the finest Secretaries of Education that we’ve ever had -- Arne Duncan is here.  (Applause.)

Now, it is great to be here at Benjamin Banneker High School, one of the best high schools not only in Washington, D.C., but one of the best high schools in the country.  (Applause.)  But we’ve also got students tuning in from all across America.  And so I want to welcome you all to the new school year, although I know that many of you already have been in school for a while.  I know that here at Banneker, you’ve been back at school for a few weeks now.  So everything is starting to settle in, just like for all your peers all across the country.  The fall sports season is underway.  Musicals and marching band routines are starting to shape up, I believe.  And your first big tests and projects are probably just around the corner.  
I know that you’ve also got a great deal going on outside of school.  Your circle of friends might be changing a little bit.  Issues that used to stay confined to hallways or locker rooms are now finding their way onto Facebook and Twitter.  (Laughter.)  Some of your families might also be feeling the strain of the economy.  As many of you know, we’re going through one of the toughest economic times that we’ve gone through in our lifetime -- in my lifetime.  Your lifetime hasn’t been that long.  And so, as a consequence, you might have to pick up an after-school job to help out your family, or maybe you’re babysitting for a younger sibling because mom or dad is working an extra shift. 
So all of you have a lot on your plates.  You guys are growing up faster and interacting with a wider world in a way that old folks like me, frankly, just didn’t have to.  So today, I don’t want to be just another adult who stands up and lectures you like you’re just kids -- because you’re not just kids.  You’re this country’s future.  You’re young leaders.  And whether we fall behind or race ahead as a nation is going to depend in large part on you.  So I want to talk to you a little bit about meeting that responsibility. 
It starts, obviously, with being the best student that you can be.  Now, that doesn’t always mean that you have to have a perfect score on every assignment.  It doesn’t mean that you’ve got to get straight As all the time -- although that’s not a bad goal to have.  It means that you have to stay at it.  You have to be determined and you have to persevere.  It means you’ve got to work as hard as you know how to work.  And it means that you’ve got to take some risks once in a while.  You can’t avoid the class that you think might be hard because you’re worried about getting the best grade if that’s a subject that you think you need to prepare you for your future.  You’ve got to wonder.  You’ve got to question.  You’ve got to explore.  And every once in a while, you need to color outside of the lines. 
That’s what school is for:  discovering new passions, acquiring new skills, making use of this incredible time that you have to prepare yourself and give yourself the skills that you’re going to need to pursue the kind of careers that you want.  And that’s why when you’re still a student you can explore a wide range of possibilities.  One hour you can be an artist; the next, an author; the next, a scientist, or a historian, or a carpenter.  This is the time where you can try out new interests and test new ideas.  And the more you do, the sooner you’ll figure out what makes you come alive, what stirs you, what makes you excited -- the career that you want to pursue. 
Now, if you promise not to tell anybody, I will let you in on a little secret:  I was not always the very best student that I could be when I was in high school, and certainly not when I was in middle school.  I did not love every class I took.  I wasn’t always paying attention the way I should have.  I remember when I was in 8th grade I had to take a class called ethics.  Now, ethics is about right and wrong, but if you’d ask me what my favorite subject was back in 8th grade, it was basketball.  I don’t think ethics would have made it on the list. 
But here’s the interesting thing.  I still remember that ethics class, all these years later.  I remember the way it made me think.  I remember being asked questions like:  What matters in life?  Or, what does it mean to treat other people with dignity and respect?  What does it mean to live in a diverse nation, where not everybody looks like you do, or thinks like you do, or comes from the same neighborhood as you do?  How do we figure out how to get along? 
Each of these questions led to new questions.  And I didn’t always know the right answers, but those discussions and that process of discovery -- those things have lasted.  Those things are still with me today.  Every day, I’m thinking about those same issues as I try to lead this nation.  I’m asking the same kinds of questions about, how do we as a diverse nation come together to achieve what we need to achieve?  How do we make sure that every single person is treated with dignity and respect?  What responsibilities do we have to people who are less fortunate than we are?  How do we make sure that everybody is included in this family of Americans?
Those are all questions that date back to this class that I took back in 8th grade.  And here’s the thing:  I still don’t always know the answers to all these questions.  But if I’d have just tuned out because the class sounded boring, I might have missed out on something that not only did I turn out enjoying, but has ended up serving me in good stead for the rest of my life.
So that’s a big part of your responsibility, is to test things out.  Take risks.  Try new things.  Work hard.  Don’t be embarrassed if you’re not good at something right away.  You’re not supposed to be good at everything right away.  That’s why you’re in school.  The idea, though, is, is that you keep on expanding your horizons and your sense of possibility.  Now is the time for you to do that.  And those are also, by the way, the things that will make school more fun.
Down the road, those will be the traits that will help you succeed, as well -- the traits that will lead you to invent a device that makes an iPad look like a stone tablet.  Or what will help you figure out a way to use the sun and the wind to power a city and give us new energy sources that are less polluting.  Or maybe you’ll write the next great American novel. 
Now, to do almost any of those things, you have to not only graduate from high school, -- and I know I’m just -- I’m in the "amen" corner with Principal Berger here -- not only do you have to graduate from high school, but you’re going to have to continue education after you leave.  You have to not only graduate, but you’ve got to keep going after you graduate. 
That might mean, for many of you, a four-year university.  I was just talking to Donae, and she wants to be an architect, and she’s interning with a architectural firm, and she’s already got her sights set on what school she wants to go to.  But it might, for some other folks, be a community college, or professional credentialing or training.  But the fact of the matter is, is that more than 60 percent of the jobs in the next decade will require more than a high school diploma -- more than 60 percent.  That’s the world you’re walking into.
So I want all of you to set a goal to continue your education after you graduate.  And if that means college for you, just getting into college is not enough.  You also have to graduate.  One of the biggest challenges we have right now is that too many of our young people enroll in college but don’t actually end up getting their degree, and as a consequence -- our country used to have the world’s highest proportion of young people with a college degree; we now rank 16th.  I don't like being 16th.  I like being number one.  That’s not good enough.  So we’ve got to use -- we’ve got to make sure your generation gets us back to the top of having the most college graduates relative to the population of any country on Earth.
If we do that, you guys will have a brighter future.  And so will America.  We’ll be able to make sure the newest inventions and the latest breakthroughs happen right here in the United States of America.  It will mean better jobs, and more fulfilling lives, and greater opportunities not only for you, but also for your kids. 
So I don’t want anybody who’s listening here today to think that you’re done once you finish high school.  You are not done learning.  In fact, what’s happening in today’s economy is -- it’s all about lifelong learning.  You have to constantly upgrade your skills and find new ways of doing things.  Even if college isn't for you, even if a four-year college isn't for you, you’re still going to have to get more education after you get out of high school.  You’ve got to start expecting big things from yourself right now.
I know that may sound a little intimidating.  And some of you may be wondering how you can pay for college, or you might not know what you want to do with your life yet.  And that’s okay.  Nobody expects you to have your entire future mapped out at this point.  And we don't expect you to have to make it on your own.  First of all, you’ve got wonderful parents who love you to death and want you to have a lot more opportunity than they ever had -- which, by the way, means don’t give them a hard time when they ask you to turn off the video games, turn off the TV and do some homework.  You need to be listening to them.  I speak from experience because that’s what I’ve been telling Malia and Sasha.  Don’t be mad about it, because we’re thinking about your future.
You’ve also got people all across this country -- including myself and Arne and people at every level of government -- who are working on your behalf.  We’re taking every step we can to ensure that you’re getting an educational system that is worthy of your potential.  We’re working to make sure that you have the most up-to-date schools with the latest tools of learning.  We’re making sure that this country’s colleges and universities are affordable and accessible to you.  We’re working to get the best class -- teachers into the classroom as well, so they can help you prepare for college and a future career.     
Let me say something about teachers, by the way.  Teachers are the men and women who might be working harder than just about anybody these days.  (Applause.)  Whether you go to a big school or a small one, whether you attend a public or a private or charter school –- your teachers are giving up their weekends; they’re waking up at dawn; they’re cramming their days full of classes and extra-curricular activities.   And then they’re going home, eating some dinner, and then they’ve got to stay up sometimes past midnight, grading your papers and correcting your grammar, and making sure you got that algebra formula properly.
And they don’t do it for a fancy office.  They don’t -- they sure don’t do it for the big salary.  They do it for you.  They do it because nothing gives them more satisfaction than seeing you learn.  They live for those moments when something clicks; when you amaze them with your intellect or your vocabulary, or they see what kind of person you’re becoming.  And they’re proud of you.  And they say, I had something to do with that, that wonderful young person who is going to succeed.  They have confidence in you that you will be citizens and leaders who take us into tomorrow.  They know you’re our future.  So your teachers are pouring everything they got into you, and they’re not alone. 
But I also want to emphasize this:  With all the challenges that our country is facing right now, we don’t just need you for the future; we actually need you now.  America needs young people’s passion and their ideas.  We need your energy right now.  I know you’re up to it because I’ve seen it.  Nothing inspires me more than knowing that young people all across the country are already making their marks.  They’re not waiting.  They’re making a difference now. 
There are students like Will Kim from Fremont, California, who launched a nonprofit that gives loans to students from low-income schools who want to start their own business.  Think about that.  So he’s giving loans to other students.  He set up a non-for-profit.  He’s raising the money doing what he loves -- through dodgeball tournaments and capture-the-flag games.  But he’s creative.  He took initiative.  And now he’s helping other young people be able to afford the schooling that they need.
There is a young man, Jake Bernstein, 17 years old, from a military family in St. Louis, worked with his sister to launch a website devoted to community service for young people.  And they’ve held volunteer fairs and put up an online database, and helped thousands of families to find volunteer opportunities ranging from maintaining nature trails to serving at local hospitals.
And then last year, I met a young woman named Amy Chyao from Richardson, Texas.  She’s 16 years old, so she’s the age of some of you here.  During the summer, I think because somebody in her family had an illness, she decided that she was interested in cancer research.  She hadn’t taken chemistry yet, so she taught herself chemistry during the summer.  And then she applied what she had learned and discovered a breakthrough process that uses light to kill cancer cells.  Sixteen years old.  It’s incredible.  And she's been approached by some doctors and researchers who want to work with her to help her with her discovery. 
The point is you don’t have to wait to make a difference.  You’re first obligation is to do well in school.  You’re first obligation is to make sure that you’re preparing yourself for college and career.  But you can also start making your mark right now.  A lot of times young people may have better ideas than us old people do anyway.  We just need those ideas out in the open, in and out of the classroom. 
When I meet young people like yourselves, when I sat and talk to Donae, I have no doubt that America’s best days are still ahead of us, because I know the potential that lies in each of you.  Soon enough, you will be the ones leading our businesses and leading our government.  You will be the one who are making sure that the next generation gets what they need to succeed.  You will be the ones that are charting the course of our unwritten history.  And all that starts right now -- starts this year. 
So I want all of you who are listening, as well as everybody here at Banneker, I want you to make the most of the year that’s ahead of you.  I want you to think of this time as one in which you are just loading up with information and skills, and you’re trying new things and you’re practicing, and you’re honing -- all those things that you’re going to need to do great things when you get out of school. 
Your country is depending on you.  So set your sights high.  Have a great school year.  Let’s get to work.
Thank you very much, everybody.  God bless you.  God bless the United States of America.  (Applause.) 
END
2:06 P.M. EDT




Chuyện vùng cao

http://www.baomoi.com/Home/HinhSu/dantri.com.vn/Chuyen-hai-hung-khong-muon-ke/7138789.epi

Tomas Tranströmer

http://www.thethaovanhoa.vn/173N20111010092210677T133/tac-gia-doat-nobel-van-hoc-2011-da-o-vn-tu-rat-lau.htm

Thursday 22 September 2011

Thịt nguội (4)

Chắc có bạn tình cờ vào blog này và đọc entry trước sẽ ngạc nhiên tại sao lại có đoạn văn này.

Xin thưa ngay, đó là một đoạn văn đưa ra chỉ để làm ví dụ, tuy là một ví dụ thực tế ngoại trừ một chút thay đổi nho nhỏ trong văn bản gốc và văn bản dịch để không để lộ danh tính hay các chi tiết có thể dẫn đến việc xác định danh tính.

Một bộ trưởng [chúng ta hãy tạm dừng ở chức bộ trưởng chứ không bàn chức cao hơn vì bộ trưởng đứng đầu một bộ cụ thể sẽ là thích hợp (relevant) trong trường hợp này hơn là một vị tổng thống/chủ tịch (president) sẽ khó xác định ai là cơ quan trực tiếp dưới quyền của tổng thống/chủ tịch] khi nghỉ hưu, khi chuyển công tác khác, đại loại là thôi không giữ cương vị bộ trưởng ở bộ ấy nữa, sẽ viết gì khi từ biệt các nhân viên dưới quyền.

Trước hết về hình thức là ngắn. Thứ hai về mục đích là dành cho nhân viên dưới quyền (trong Bộ) chứ không phải cho báo chí hay quốc dân. Thứ ba là về nội dung thì nêu lại rất khái quát (chứ không đi vào chi tiết vì như thế sẽ không bao giờ có thể kể hết) ấn tượng làm việc tại Bộ trong thời gian qua, một số thành tựu, một số thách thức, hay những kỷ niệm và để cám ơn các cộng sự, đồng nghiệp đã ủng hộ, cùng sát cánh. Thứ tư là giới thiệu người kế nhiệm và mong các cộng sự, đồng nghiệp tiếp tục ủng hộ. Và cuối cùng là chào và chúc sức khỏe, thành công v.v.

Ấy đại loại cái format về một farewell message là như thế.

Còn lời từ biệt của Bộ trưởng 4T Lê Doãn Hợp như thế nào.



Nó dài, dài, dài. Nó không chỉ dành cho nhân viên vốn thuộc quyền ông nhưng sắp sẽ không còn nữa, mà còn dành cho tất thảy: lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Đảng đoàn v.v., báo chí, và quốc dân (và vì nó được đăng tải cho quốc dân nên mỗ tức khí không thể không bàn). Nó không chỉ liệt kê công việc mà ông đã hoàn thành khi làm Bộ trưởng, mà còn là một bản tóm tắt lý lịch từ binh nhì đến chủ tịch tỉnh, bí thư tỉnh rồi quan trọng nhất là quản lý Tư tưởng (ông quản lý được tư tưởng của cả xã hội cơ đấy) và bộ trưởng (cứ như không nói ra thì không ai biết, mà có lẽ thế thật vì ông nhận ông trở về làm thường dân nên sẽ hiếm có dịp để ông xuất biện nữa). Nó là bảng liệt kê thành tích các loại huân chương, huy chương (sao mà giống cáo phó - orbituary thế tuy ông còn sống nhăn chứ đã chết đâu). Nó giống một bản tự kiểm điểm ông đọc trước trung ương, chính phủ, hoặc cơ quan đảng của bộ ông với ưu, khuyết điểm, nhiệm vụ đã hoàn thành v.v. Ông tưởng ông hay nhưng người ta nói chết mới hết chuyện, ông tuy thôi chức nhưng còn sống sờ sờ ra đấy thì chưa thể nói chắc về một điều gì hết. Và ông không chỉ cám ơn các cộng sự trong bộ đã sát cánh cùng ông trong thời gian qua mà ông cám ơn suốt từ lãnh đạo đảng, nhà nước, mặt trận, ban cán sự đảng, lãnh đạo bộ, công đoàn, thanh niên, nữ công (cái này hay à nhe), rồi ông lại còn nhân dịp này để "nịnh sếp" (không thể dùng từ khác, dùng từ miền Nam thì nghe hơi bị thô, nhiều chị em sẽ phản đối) Nguyễn Thiện Nhân v.v.
Cuối cùng, tuy giọng điệu ông không có vẻ ngậm ngùi phải nghỉ khi sức còn đương trai (mới tròn 60) vì ông nói ông vinh dự được BCT, BCH TW cho thôi bộ trưởng. Người ta vinh dự khi nhậm chức chứ khi thôi chức thì vinh dự cái nỗi gì. Và tuy ông có tín nhiệm cao (những 93%) mà BCT, BCH TW lại cho ông thôi thì có phải công tác tổ chức có vấn đề không, điều ấy có thể không phải là điều ông muốn nói nhưng người đọc lại thấy như thế, và người đọc cũng thấy rằng bầu bán Quốc hội rồi họp Quốc hội không có ý nghĩa gì hết vì BCT, BCH TW đã quyết là ông nghỉ thì ông sẽ phải nghỉ.
Ấn tượng về ông của tôi chỉ là ông "lề phải", và sở dĩ phải dài dòng về ông vì mong đây là lần cuối, nhưng cũng bởi vì ông khinh dân chúng tôi quá khi coi thường dân trí thấp. Bây giờ ông trở về làm dân có người nói là dân trí thấp ông nghĩ sao. Hay là ông định lơ lửng không là quan mà cũng chẳng là dân.

P/S Ông tự cho là đã "hạ cánh an toàn" mà người ta thấy như ông thở phào "khi chưa bị lộ" vậy.

Farewell message


Farewell message from Minister KZ.

"All changes, even the most longed for, have their melancholy; for what we leave behind us is a part of ourselves; we must die to one life before we can enter another."
Well, Anatole France, the 19th century French poet, journalist, novelist and Nobel laureate in literature might have been thinking of something more dramatic than a minor cabinet shuffle when he penned that line.
But, a week after vacating my 8th floor corner office in the DEP Building, I must say this former Minister is still experiencing the odd moment of melancholy.
That's not to say I'm not honoured and delighted to have been chosen by the Prime Minister to enter a new life at the Ministry of ....
But, with this note I'm writing to bid farewell to the hundreds of foreign service professionals, at headquarters and at our missions across the region and around the world who welcomed and supported a ministerial rookie for two wonderful years.
I won't attempt to list names for fear of overlooking someone, but you know who you are; I'll always treasure our time together and our shared adventures.
One of the best prospects for my new adventure as Minister of ... is that there will still be a dimension of diplomacy at this Ministry, particularly on the climate change file. I look forward to our paths crossing soon and often.
One final thought and a request: please welcome the new Minister and provide her the same support and affection offered so generously to me.
Great success in 2011. And, in the spirit of the pillars of our country's policy for the region, here's to good governance, security and prosperity across our hemisphere.
Sincerely,

KZ
Minister

Tạm dịch