Tuesday 25 September 2012

Tháng 8 này ở Đồ Sơn


Hoàng Khương


Monday 24 September 2012

Điếu cày


Một phiên toà

http://www.youtube.com/watch?feature=endscreen&v=_GuEM0w9Td4&NR=1

Pussy Riot

Do chưa viết được bài về Putin và cuộc bầu cử tại Nga, đưa lên đây bài từ trang pro&contra của Phạm Thị Hoài, về những phát ngôn của các cô gái trong ban nhạc PUSSY RIOT trong vụ án xử họ về những tội danh đầy áp đặt.


Nadia Tolokonnikova (Pussy Riot) – Tuyên ngôn về nghệ thuật và con người

Tháng 8 13, 2012
Phan Đằng Giang dịch
pro&contra – Ngày 17 tháng 8 sắp tới, tòa án xử ba cô gái trong ban nhạc Pussy Riot sẽ tuyên án. Trong khi phía công tố đề nghị án tù mỗi người 3 năm, tổng cộng là 9 năm cho 40 giây đồng hồ trình diễn bài cầu nguyện Đức Mẹ Maria giải thoát nước Nga khỏi Putin trên thánh đường Nhà thờ Chú Cứu thế ở Moskva, lời tự biện hộ của các bị can bày tỏ sự kiên định đầy ấn tượng.
Nadia Tolokonnikova (22 tuổi, sinh viên triết): Bị cáo đứng trước tòa án này không phải là Pussy Riot, mà là hệ thống tư pháp nước Nga. Ai có lỗi trong cuộc trình diễn âm nhạc tại Nhà thờ Chúa Cứu thế? Chính là hệ thống chuyên chế. Nhưng tôi đang thấy qua chúng tôi, hệ thống ấy thất bại. Chúng tôi tự do hơn những người ngồi ở ghế công tố phía bên kia. Họ chỉ dám nói những gì mà chế độ kiểm duyệt chính trị cho phép nói. Có thể họ cũng biết rằng chúng tôi bị trừng trị vì đã chống Putin và hệ thống của ông ta. Nhưng họ không dám nói ra điều đó, miệng họ đã bị khâu kín. Ai có thể hình dung rằng chúng ta không hề học được điều gì từ lịch sử, từ những vụ khủng bố của Stalin? Cũng như Aleksandr Solzhenitsyn, tôi tin tưởng rằng cuối cùng ngôn từ sẽ đâm thủng bê tông. Chúng tôi đang ngồi trong cũi nhốt, nhưng tôi tin rằng chúng tôi không thua trận.

Phương Bích bị áp dụng hình thức "giáo dục tại địa phương"

Tiếp theo Ts. Nguyễn Xuân Diện, thiết tưởng cũng cần post lên đây quyết định áp dụng hình thức "giáo dục tại địa phương" - một khúc dạo đầu (prelude) đáng kinh tởm cho những gì còn tồi tệ hơn có thể diễn ra nếu "đ́ối tượng" chịu hình thức này còn "ương bướng, không hối cải" - đối với Phương Bích tức Đặng Bích Phượng.







Cưỡng chế Nguyễn Xuân Diện

Hôm trước có đăng lại cái Xử phạt hành chính theo anhbasam, nên hôm nay đăng tiếp Cưỡng chế cho đủ bộ, theo blog của Ts. Nguyễn Xuân Diện.  Không có bình luận gì thêm ngoài việc Bộ 4T hình như giờ làm thêm nhiệm vụ của ngành an ninh.






Monday 10 September 2012

XÃ HỘI DÂN SỰ (1)

Thế nào là một xã hội dân sự?

Về cơ bản, và thật ngắn gọn nhưng thiết tưởng cũng đầy đủ, đó là một xã hội được vận hành, duy trì trên cơ sở tuân thủ luật pháp theo tinh thần "thượng tôn pháp luật". Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì mà Việt Nam công bố với thế giới về việc xây dựng một nhà nước pháp quyền, theo tiếng Anh gọi là the rule of law.

Vậy thế nào là một nhà nước pháp quyền?

Theo tinh thần "thượng tôn pháp luật", điều đó có nghĩa pháp luật có vị trí tối thượng, không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền "đứng trên" luật pháp, không một cá nhân hay tổ chức nào được "đứng ngoài" "miễn nhiễm" hay không bị chi phối bởi luật pháp, không một cá nhân hay tổ chức nào được tự cho phép mình chính là luật pháp, hay có thể bẻ cong luật pháp theo ý muốn riêng của mình.

Sunday 9 September 2012

BẪY VIỆT VỊ CUẢ THỦ TƯỚNG


Nhà báo tự do "Osin" Huy Đức (tên thật Trương Huy San) vừa có bài viết phân tích những chính sách kinh tế được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thực thi từ trước đến nay. Bài viết bổ ích, cho cái nhìn sâu vào thực tế kinh tế nước nhà trong vòng 20 năm trở lại đây và những vấn nạn mà các chính sách này đặt ra.

Bẫy Việt Vị của Thủ Tướng

Ủy ban Tài chính của Quốc hội cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách các tổng công ty, tập đoàn nhà nước đã mở tài khoản và ồ ạt chuyển một lượng tiền lớn vào VietCapital Bank ngay sau khi con gái của Thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng, thôn tính ngân hàng này từ tên gốc của nó là Gia Định. Những con số ấy có thể là một ví dụ thú vị về “lợi ích nhóm” mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc tới trong đợt kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương Bốn. Nhưng, quan trọng hơn, Quốc hội cần biết công cụ chủ đạo của nền kinh tế đang được sử dụng như thế nào.

Kinh Doanh Đa Ngành

Ý tưởng thành lập tập đoàn không chỉ đến từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, cần có đủ thông tin để phân biệt mô hình tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng với mô hình tập đoàn áp dụng từ những người tiền nhiệm.

Năm 1994, khi những nỗ lực phát triển kinh tế tư nhân chững lại vì bị các nhà lý luận “cánh tay phải” của ông Đỗ Mười như Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Nguyễn Đức Bình, coi là chệch hướng. Sau Hội nghị giữa nhiệm kỳ, 1-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký hai quyết định thành lập tổng công ty 90, 91. Trong đó, quyết định 91 có nói đến “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh”.

Ý tưởng thành lập tập đoàn là từ ông Đỗ Mười với quan niệm nền kinh tế cần những quả đấm thép. Nhưng cả ông Kiệt và nhiều ủy viên bộ chính trị đều tán thành. Lúc ấy, hơn một nửa ủy viên bộ chính trị đã được đưa tới Hàn Quốc tham quan và gần như ai cũng choáng ngợp mô hình Cheabol của họ.

Tuesday 4 September 2012

Xã hội dân sự hay thủ đoạn "diễn biến hoà bình"

Chắc ông Dương Văn Cừ, tác giả cuả bài viết "Xã hội dân sự" - một thủ đoạn "diễn biến hoà bình" trên báo Nhân Dân không ngờ bài viết "vô thưởng vô phạt" cuả mình như biết bao bài "vô thưởng vô phạt" khác trên báo Nhân Dân, Quân Đội (không thuộc về) Nhân Dân hay các báo "lề phài" khác ở xứ sở này, lại bị "ném ̣đá" dữ dội như vậy. Mình thì chẳng có thời gian đâu ăn rồi đi ném đá "bác Cừ", nhưng mình cứ đăng lạì bài cuả bác ấy ở đây kẻo sau này bài kia bị "rút" mất thì thật uổng, dân gian gọi là "khẩu thiệt vô bằng". Mình chỉ thấy đôi chút tự ái thôi, vì blog cuả mình tình cờ làm sao lại được gọi là CÔNG DÂN & XÃ HỘI DÂN SỰ. Không biết "bác Cừ" có định liệt mình vào các "thế lực thù địch" đang âm mưu "diễn biến hoà bình" không. Nếu thế thì thật đáng sợ. Mình sẽ chẵng "ném đá" hay tranh luận gì với "bác Cừ" hay bất cứ "bác" nào khác kẻo lại mang tiếng là phản động thật. Sau bài này cuả "bác Cừ", khi nào rảnh mình sẽ trình bày cho "quý vị và các bạn" theo quan điểm cuả mình, dưới góc độ hoàn toàn cá nhân cuả riêng mình, những gì có thể làm nên một xã hội dân sự, và liệu những quan điểm như thế có thể bị coi là "phản động" hay "diễn biến hoà bình" không hay một XÃ HỘI DÂN SỰ có đáng để theo đuổi không.

Bình luận - Phê phán

"Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình
Cập nhật lúc 02:14, Thứ sáu, 31/08/2012 (GMT+7)
Thời gian qua, việc tác động để hình thành một "xã hội dân sự" (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất "xã hội dân sự" là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Ðông Âu, Trung Ðông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?
Theo một số học giả và tổ chức nước ngoài, khái niệm XHDS (civil society) xuất hiện sớm nhất ở nước Anh, và được hiểu là việc những con người sống trong cộng đồng. Theo lý thuyết của Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là