Monday 31 March 2014

ASEAN vô tích sự


ASEAN vô tích sự

''Ông Lê Lương Minh, người đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư ký ASEAN từ năm ngoái, chẳng làm được gì hơn là gây thất vọng, bởi vì từ rất nhiều góc độ, ông đã bộc lộ rõ những bất cập của ASEAN hiện nay... Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar ít có quan chức nào có khả năng tham gia đầy đủ vào các cuộc hội nghị tổ chức bằng tiếng Anh. Nước khá nhất trong số này, Việt Nam, dùng tiền ngân sách để đào tạo ra một thế hệ các nhà ngoại giao như ông Minh'' (trích bài viết trên một tờ báo trong khu vực).

Căn cứ vào quy mô dân số, ASEAN là một khu vực lớn và có khả năng gây ảnh hưởng trên thế giới. Chẳng hạn, Indonesia với 237 triệu người, đang đứng thứ tư thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Philippines khoảng 100 triệu, Việt Nam 92 triệu, cũng là hạng cao (12 và 14). Nhìn tổng thể, hơn 600 triệu dân ASEAN chiếm 8,8% dân số toàn cầu. Tỷ lệ này không cao, nhưng so với các khu vực khác là đáng kể. (Để bạn so sánh: Trung Quốc, với 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 20-25% dân số cả hành tinh).

Nếu ASEAN ''nhất thể hóa''

Thursday 27 March 2014

Nhã Thuyên 'bị mời'

Đây chỉ là một thủ tục mang tính hành chính của một bộ máy quyết làm đến cùng việc tận diệt một cô gái nhỏ.

Giấy mời và buổi làm việc sáng 27 Mar

Đi vắng hơn tuần, không thể checkmail và internet thường xuyên. Về nhà, đã nhận được giấy mời. Mai là ngày cuối để gặp theo cái giấy mời mơ hồ này.

Anh là người hùng của tôi - my hero

Theo dantri

Đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống Kim Jong-un


Đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: AP
Đàn ông Triều Tiên buộc phải để tóc giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ảnh: AP

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa ban hành sắc lệnh buộc 12 triệu nam giới nước này phải cắt kiểu tóc giống như ông.

Sắc lệnh này được ban hành cách đây 2 tuần, theo đó nam giới Triều Tiên không còn lựa chọn nào khác ngoài kiểu tóc giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Quốc gia hưng vong, nữ nhi hữu trách

Tiếp theo 'Bao giờ các anh thôi sống hèn' của Ts. Nguyễn Thị Từ Huy, xin đọc hai bài 'Nhục' của Dạ Thảo Phương và 'Dù là đàn ông hay đàn bà' của Từ Huy dưới đây.

Nhục

Dạ Thảo Phương
 1010144_10152414394284416_1997176213_nMỗi lần nhìn bức ảnh này, có lẽ phần lớn chúng ta đều chảy nước mắt (nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được). Ngay cả khi ta không nhìn nó nữa, nó vẫn tiếp tục ở trong đầu ta và làm ta đau.
Những con người, (và là phụ nữ!) phải kéo cày thay trâu ở thế kỷ 21!

Tại sao?
Tiến sĩ Từ Huy viết: “sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn”.

Với tất cả lòng trân trọng dành cho ý thức xã hội và thái độ dấn thân mà tiến sĩ Từ Huy thể hiện từ trước đến nay, tôi không đồng ý với ý kiến này của chị.

Trong trường hợp này, việc đặt toàn bộ trách nhiệm lên vai của một giới đã làm sai lệch đi bản chất của hiện tượng.

Dù là đàn ông hay phụ nữ, tất cả chúng ta đều sống trong xã hội này, góp phần tạo nên nó, tác động vào nó và chịu tác động từ nó. Không thể nói chỉ riêng đàn ông phải chịu trách nhiệm vì “sự suy thoái toàn diện” của xã hội ấy.

Đây không phải vấn đề bình đẳng giới.

Người Việt vinh quang

'Xuất khẩu lao động' là một 'chính sách lớn' nhằm góp phần 'xóa đói giảm nghèo'. Tuy nhiên, 'xuất khẩu lao động', nói rộng hơn là 'mở cửa" còn có tác dụng là làm lan tỏa 'văn hóa Việt Nam' ra ngoại quốc. Đọc bài dưới đây thì thấy người Việt quả thật 'vẻ vang' khi 'mang chuông đi đánh nước người'.

QUÂN TA GIỎI THIỆT!


Tản mạn chuyện Phù Tang

Kính thưa các bác,

Nhân chuyện báo chí trong và ngoài nước đăng tin cô tiếp viên trẻ đẹp của hàng không Việt Nam chuyển đồ ăn cắp. Thằng em xin được gởi cái phóng sự nóng hổi và chi tiết sau đây để các bác có cái nhìn chính xác. Bảo đảm không có cơ quan truyền thông Việt Nam nào xâm nhập thực tế hơn thằng em.

Người Việt…. ăn cắp!

Kẻ bênh thì “Chỉ là môt thiểu số thôi chứ có biết bao nhiêu cái tốt của người Việt sao không thấy nói”. Người chống thì:“Cái gì cũng vừa vừa phải phải, chiếm 40% trong tổng số 100% về thành tích ăn cắp thì không biết nhục à?”. Chuyện qua chuyện lại và nổ lớn trên đài BBC, trên báo chí trong ngoài nước, trên các mạng cá nhân Facebook suốt dạo này là vì….

Ngày 27/2 vừa qua, tự nhiên cái tờ báo “phải gió” Sankei (đứng hàng thứ 5 trong các đại nhật báo tại Nhật) lại đưa 2 bản tin đầy nhức nhối: cảnh sát Nhật phát lệnh bắt một tiếp viên hàng không Việt Nam vì nghi ngờ chuyển đồ ăn cắp. Trước khi vào chuyện xin tóm tắt về mẩu tin “phải gió” này.

Bài văn về hình ảnh lãnh tụ

Tuesday 25 March 2014

Khó tin nhưng không lạ

Những chuyện này khó tin với một nhà khoa học làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp ở nước ngoài nhưng không là lạ đối với môi trường trong nước. Với một nền báo chí như vậy, với một nền học thuật cho phép xảy ra những chuyện như vậy, thì những chuyện mà Gs. Nguyễn Văn Tuấn kể ra chỉ là những ví dụ rất cụ thể cho những gì mà mọi người có thể đã biết, đã hiểu nhưng đôi khi không ghi chép lại thành câu chuyện làm bằng chứng cụ thể.

Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Nguyễn văn Tuấn
Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều tập san khoa học, bạn bè và đồng nghiệp trong nước từ Nam chí Bắc. Qua những tiếp xúc đó, tôi biết được vài chuyện (không dám nói tất cả) rất … khó tin. Khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Những chuyện này ảnh hưởng đến cái mà tiếng Anh gọi là “credibility” (độ tin cậy) của khoa học nước nhà.

Friday 21 March 2014

Bài báo bị phạt tiền

Đây là link dẫn lại bài báo đã bị xử phạt trong quyết định này, trích quyết định:

...
Quyết định số 98/QĐ-XPVPHC ngày 20/2/2014 của Thanh tra Bộ TT-TT xử phạt Báo điện tử Pháp luật và Xã hội với mức phạt 40 triệu đồng do thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong bài viết “10 nhà lãnh đạo độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử” đăng ngày 11/1/2014.


Chỉ có điều không hiểu gây hiệu quả nghiêm trọng là hậu quả gì.

Nhưng quả thật trong thể chế này thì khó chấp nhận một bài báo liệt kê 10 kẻ độc tài khét tiếng trong lịch sử thì trong số 10 kẻ độc tài đó có đến 4 lãnh tụ cộng sản (Pol Pot, Stalin, Mao Zedong, Fidel Castro) bên cạnh 3 trùm phát xít là Hitler, Mussolini và Franco.

Trần Duy: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ

Đặng Văn Ngữ, bài của họa sĩ Trần Duy (1920-2014)

Bác sĩ Đặng Văn Ngữ – Một nhân cách
Trần Duy
 Những năm 30 của thế kỷ trước, khi từ Huế ra Hà nội theo học trường Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dương, tôi ở nhà người chị con cậu tôi, có họ với Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, lúc bấy giờ ở phố Charron, nay có tên là phố Mai Hắc Đế.
 Thỉnh thoảng tôi cùng chị tôi sang thăm gia đình bác sĩ Đặng Văn Ngữ, được biết bà Đặng Văn Ngữ tên là Cung, con gái cụ Tôn Thất Đàn, Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế.
 Đến khi bác sĩ Đặng Văn Ngữ được nhà nước Pháp cử sang Nhật nghiên cứu về Y học, bà Cung cùng các con rời Hà nội trở về Huế. Từ ngày ấy tôi không có tin tức gì của bác sĩ Ngữ và gia đình, cho đến khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trần Duy (1920-2014): Lời điếu của Phan An Sa

ĐIẾU VĂN TIỄN BIỆT HỌA SĨ LÃO THÀNH TRẦN DUY VỀ CÕI VĨNH HẰNG


 

ĐIẾU VĂN
ĐỌC TẠI LỄ TANG HỌA SĨ LÃO THÀNH TRẦN DUY
Hà Nội, 21/03/2014

Họa sĩ TRẦN DUY, họ tên thật là Trần Quang Tăng,
qua đời ngày 14/03/2014 tại nhà riêng, 62 Khâm Thiên, Hà Nội.
Lễ tang họa sĩ Trần Duy do gia đình tổ chức, cử hành
hồi 8h30 sáng ngày 21/03/2014 tại nhà tang lễ 135 Phùng Hưng, Hà Nội.
Đông đảo người thân, bạn bè trong giới văn nghệ
và công chúng yêu văn nghệ đã đến vĩnh biệt họa sĩ  
và chia buồn cùng gia đình ông. Trong lễ truy điệu, ông Phan An Sa,
con trai nhà văn Phan Khôi, cựu Chủ nhiệm báo “Nhân Văn” (Hà Nội, 1956)
nơi mà họa sĩ Trần Duy từng làm việc trong vai trò Thư ký tòa soạn,
đã đọc điếu văn. Dưới đây là toàn văn điếu văn đọc tại lễ truy điệu. 

Thursday 20 March 2014

Văn Việt

Chào mừng VĂN VIỆT:

http://vanviet.info/

Chánh Tín qua sự đánh giá của Diễm My

Thời nay mà vẫn còn kiều tình cảm như Diễm My-Chánh Tín thì cũng là hiếm, nhưng cho ta thấy thêm tin yêu vào cuộc đời, vào con người. Nhớ ngày xưa đã từng nghe chàng hát tại Tao Đàn, Cung văn hóa lao động (hay cái gì gì đó đại loại như vậy), cùng một số tên tuổi ngày đó, nhưng nhớ nhất là Thy Nga vì nàng hát không biết có hay không nhưng nàng nhảy thật đẹp. Cái thời xa xưa mua ly cà phê vài ngàn được ngồi nghe hát nhạc sống (live) cả buổi và Chánh Tín, Thy Nga, Thanh Lan v.v. đi hát từ tụ điểm cà phê này sang tụ điểm khác, từ quận nọ sang quận kia (là thời mà từ 'chạy sô' - tức là từ chữ show đó - xuất hiện). Ngày nay chắc phải mua cặp vé trên triệu mới có thể nghe Mỹ Tâm hát. Theo VietnamNet.

Diễm My 30 năm vẫn ngưỡng mộ Chánh Tín

 - "Người đẹp không tuổi" nói nếu như 30 năm trước Chánh Tín chưa có vợ, chắc chắn chị sẽ không ngại ngần mà đến với ông.


Vừa trở về Việt Nam sau chuyến công tác nước ngoài, cũng đúng thời điểm dư luận đang xôn xao về hoàn cảnh hiện tại của diễn viên Chánh Tín, Diễm My đã chọn VietNamNet để trải lòng về người đàn ông chị ngưỡng mộ suốt 30 năm qua.
diễm my, chánh tín

Maidan, Ukraine: Cái nhìn của người tại chỗ

Trong khi chờ đợi một bài về Ukraine-Crimea (Ucraina-Crưm), đăng lên đây bài viết từ Ukraine của Trần Mai Lan.

Euromaidan - Những mẩu chuyện của Trần Mai Lan

Tác giả Trần Mai Lan. FB của chị
Tác giả Trần Mai Lan. FB của chị
Chuyện của một người Việt sống 25 năm ở Ukraina. Tác giả Trần Mai Lan. 

Euromaidan (cuộc biểu tình hướng về châu Âu) ở Kiev vừa qua cho mình qua nhiều cảm xúc, có lẽ mình sẽ ghi lại những mẩu chuyện nhỏ để lưu lại về sau,(mong FB sẽ còn hoạt động thêm nhiều năm nữa).


Câu chuyện thứ nhất: Bắt đầu
Cuộc biểu tình đã bắt đầu được vài hôm rồi, mình đã chẳng để ý lắm ngoài thông tin là chính phủ Ucraina đã huỷ bỏ việc kí kết hợp tác với liên minh châu Âu vào phút cuối. Rồi một buổi trưa mình thấy hai cô nhân viên văn phòng đến xin nghỉ buổi chiều để ra Maidan (quảng trường Độc lập): vì đêm qua cảnh sát đuổi đánh sinh viên biểu tình tay không trong các lều trại. Nước mắt lưng tròng các cô ấy nói: “họ đánh con cái chúng ta, dân Kiev đang kéo ra quảng trường phản đối, chung tôi cũng muốn đi”.

Tuesday 18 March 2014

Bao giờ các anh thôi sống hèn?

Nguyễn Thị Từ Huy:

Bao giờ anh thôi sống hèn ?

Nguyễn Thị Từ Huy
  
Hôm nay tôi đọc được bài báo « Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu », ở link này :  http://www.baomoi.com/Xem-nong-dan-Hung-Yen-keo-bua-thay-trau/144/7784090.epi và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay trâu kéo cày, như thế này :


Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?

Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp mọi vùng miền trên đất nước này : «Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc» ?

Nói và làm









Giáo dục là quốc sách, Trẻ em là tương lai của dân tộc.

Làm ăn với Trung Quốc thế này đây

Lại một hệ quả nữa của việc 'làm ăn' với (thương lái) Trung Quốc, theo Dân Trí

Quảng Ngãi:

Trung Quốc ngừng mua, cau chín rục, dân bỏ mặc

Tháng 3 là thời gian đỉnh điểm của vụ thu hoạch cau ở miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi). Thế nhưng tại các khu vườn, vùng đồi, triền dốc, hàng trăm ngàn cây cau với quả chín đầy trên buồng, phía dưới gốc rơi vãi đầy quả chín nhưng vẫn vắng người thu hoạch.

Theo Phòng NNPTNT Sơn Tây, huyện có diện tích cau lên tới 1.426ha,
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:



Chị Nguyễn Thị Kim Ánh ở thôn Huy Măng, xã Sơn Dung, chủ cơ sở chế biến cau lớn nhất vùng, cho biết: Giá cau ruột tươi (quả cau chín, bổ bỏ vỏ) được mua từ 5.000-5.200 đồng/kg, cao gấp đôi so với năm trước. Thế nhưng lượng cau mà người dân đem bán giảm rất nhiều. Mấy năm trước thì sau 4 tháng thu hoạch (bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4), lượng cau tươi mà tôi mua ước gần 200 tấn. Tuy nhiên năm nay, dù vụ cau đã đi qua nửa thời gian, nhưng mới chỉ mua được khoảng 1/4 lượng đó.


Rất ít người dân thu hoạch cau chín bổ vỏ lấy ruột để bán.
Rất ít người dân thu hoạch cau chín bổ vỏ lấy ruột để bán.

Cũng theo chị Ánh, số lượng cau mà người dân đem đến bán giảm hoàn toàn không phải là vì mất mùa, mà vì người dân không mấy mặn mà thu hoạch. Lý do đầu tiên là mấy vụ trước, cau xanh nguyên quả (cau non) hút hàng nên bắt đầu từ tháng 8-9 các hộ đã thu hoạch để bán, với giá khoảng 5.000 đồng/kg.

Nhưng vừa rồi, giá cau non giảm do phía Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chủ yếu cau ở Quảng Ngãi, không mua nữa. Vì vậy, lượng cau chín tăng lên, người dân không đủ sức để hái, bổ bỏ vỏ lấy ruột.

Và một lý do khác là trong năm 2013, người dân nơi đây nhận một lượng tiền đền bù quá lớn, với số tiền từ 100 triệu đồng-5 tỷ đồng/hộ. Vì vậy nhiều người dân không thèm thu hoạch cau bán lấy tiền tiêu, dẫn đến cau chín bị bỏ rụng đầy nương, rẫy.

Ông Đinh Văn Quân - Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Tinh xác nhận: Tuy không trúng đất dự án nhưng nhiều hộ trồng cau ở địa phương đã bỏ cau không thu hoạch. Ngoài quả chín quá nhiều, tiền công thu hái và bổ lấy ruột để bán không bằng đi chặt, lột vỏ cây keo thuê (150.000-200.000 đồng/ngày/người).

Theo Công Xuân
Dân Việt

Monday 17 March 2014

Bản đồ trong phòng họp của Thủ tướng

Như trong ảnh cho thấy có hai bản đồ, trong đó có một bản đồ với đường đứt khúc 9 đoạn, mà dân ta vẫn quen gọi là đường lưỡi bò, có lẽ là một nhắc nhở thường trực (permanent reminder) với Thủ tướng và các cộng sự của ông về yêu sách vô lý của Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với các chuyên gia kinh tế Ảnh: NHẬT BẮC

Trò chuyện với Trần Duy (Nhã Thuyên)

Trò chuyện với họa sỹ Trần Duy

Nhã Thuyên

  Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Họa sĩ Trần Duy qua đời lúc 22h30 ngày 14/3/2014 tại nhà riêng 62 Khâm Thiên, Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 8h30 đến 9h45 ngày 21/3/2014, tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, Hà Nội. Lễ truy điệu từ 09h45 đến 10h00. An táng cùng ngày tại Công viên Vĩnh Hằng, Ba Vì, Hà Nội.

Trong niềm kính tiếc, tiễn đưa Họa sĩ Trần Duy về miền Tản Lĩnh, Đà Giang bạn cùng hạc nội mây ngàn và đoàn tụ cùng các văn nhân hiền triết, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Nhã Thuyên, đăng trên Da Màu.

Họa sỹ Trần Duy, nay đã vào tuổi 88, hiện diện trước tôi như một câu chuyện lớn, một pho sách nằm lặng yên bao năm, nhưng ánh mắt vẫn rạng lên sôi nổi những ý nghĩ sâu về nghệ thuật, về đất nước, con người. Một phản sách đầy những cuốn sách cũ được gói ghém, chằng buộc cẩn thận, hỏi ra mới biết là ông “chạy lụt” trong trận mưa lũ ở Hà Nội vừa rồi và cũng là để chuẩn bị chuyển nhà, vì căn nhà thuê này phải trả. Phòng tranh của họa sỹ cũng chỉ còn đôi bức phác thảo và vài ba bức lụa cuộn lại. “Thì tôi sống bằng tranh vẽ mà”, ông nói.

Vẫn còn đó những tấm lòng

trắc ẩn,



Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..
Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.
Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."
Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.
Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.”
(ST)

Hiện thực khốn cùng

Vì không còn nhớ Hiện thực không tươi đẹp đánh số mấy để ghi tiếp, đây cũng là một sự thật đến đau lòng ở xứ sở đang xây dựng một chủ nghĩa cao đẹp chưa biết 100 năm liệu có thành hiện thực hay không.

Thơ Nguyễn Tấn Cứ cho Hiện thực khốn cùng này.

Cô giáo hằng ngày sang sông trong bao ni lông,

hình ảnh bất đối có một không hai trên thế giới ở thế kỷ 21 nầy.
NGUYỄN TẤN CỨ

KHÔNG ĐỀ TỰA NÀO KINH HOÀNG HƠN KHI


CÁC CÔ GIÁO TRÙM BAO NILON QUA SÔNG .


[ Báo Tuổi Trẻ hôm nay 17/3/2014 Phóng sự 


Cô Giáo trùm bao nilon băng qua suối. Video ]

Khi phải trùm bao ni lông lên đầu đi qua lũ


Không có đề từ nào hơn cho một nỗi buồn


Không có đài từ nào hơn kinh hoàng sợ hãi


Không thể nói gì hơn ngoài sự …khốn cùng



Chỉ thấy ngợp thở khi phải chạm vào hình


Như đọc một trang tiểu thuyết của Mafia


Hãy cho thằng ấy ra đi một cách êm thắm


Bằng cách trùm bao ni lông lên đầu bịt chặt

Hãy cho nó tÍm tái vẫy vùng khi không có


Không có một chút nào không khí để thở


Haỹ cho nó kinh hoàng trước khi háp háp


Mắt vẫn mở to miệng vẫn há hốc lào khào

Không thể tin được ở đây người ta lại ..sống


Và sẽ chết rât phiêu lưu khi trùm nó lên đầu


Người ta nín thở qua sông tự mình trùm kín


Bằng cách đếm thời gian tíc-tắc đến khi nào

Nghĩa là phải thật nhanh nhanh trước khi bị chết


Nghĩa là chết như không không có một cách nào


Nghĩa là không có cách nào hơn đến khi ngạt thở


Là phải kịp mở ra nhanh trước khi đau đớn lìa đời.

Chuyện bây giờ mới biết

Liên quan đến Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan về nhóm Mở miệng, nhà giáo Nguyễn Thị Bình, giáo viên hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho Đỗ Thị Thoan đã bị ép cho về hưu, theo báo Kinh doanh & Pháp luật.

(KD&PL) - Báo Kinh doanh & Pháp luật xin chuyển nội dung lá đơn này của Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Bình đến lãnh đạo Bộ Giáo dục và các ngành chức năng quan tâm xem xét và giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cũng như làm rõ sự thật đằng sau vụ việc này.

Chiều Chủ nhật ngày 2-2-2014, tôi đến thăm gia đình cậu em là một bác sỹ ở một bệnh viện lớn tại Hà Nội thì tình cờ gặp một người phụ nữ đến khám và nhờ tư vấn phương pháp điều trị căn bệnh quái ác mà chị đang gặp phải.

Sau khi khám xong, cậu em tôi trả lời: Người phụ nữ này đang bị stress nặng, thêm vào đó là căn bệnh tiền đình cần phải điều trị. Hỏi ra mới biết! Người phụ nữ ấy là Phó Giáo sư, Tiến sĩ - một đảng viên, một Giảng viên chính bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại thuộc khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Các căn bệnh trên không phải thời gian đây mới hành hạ chị mà đã xuất hiện từ trước đó cả năm trời bắt đầu từ một nỗi hàm oan mà chị và gia đình của mình đang phải gánh chịu. Kết quả là một người có học vị như chị đáng ra theo qui định của Chính phủ phải đến năm 2018 mới nghỉ hưu, nay bỗng nhiên đã phải nhận quyết định nghỉ hưu từ Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm; Mặc dù, chị đã 4 lần gửi đơn kiến nghị lên lãnh đạo nhà trường, song không hề nhận được hồi âm!

Cái gì đây?

Nền báo chí cách mạng VN :-( :-)

Trò chuyện với họa sĩ Trần Duy

Họa sĩ Trần Duy, theo Văn hóa Nghệ An.

TRÒ CHUYỆN CÙNG HỌA SĨ TRẦN DUY

  •   TRẦN DUY
  • Thứ bảy, 15 Tháng 3 2014 23:08
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Trò chuyện cùng Họa sĩ Trần Duy
Được tin Họa sĩ Trần Duy qua đời, hưởng thọ 95 tuổi, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một phần của cuộc trò chuyện của chúng tôi với Họa sĩ Trần Duy để tưởng niệm ông.
PV: Thưa họa sĩ Trần Duy, chúng tôi được biết ông là Thư ký Tòa soạn báo Nhân Văn và trên báo Nhân Văn đã đăngchùm ba bài phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường (số 1), Giáo sư Đào Duy Anh (số 2), Giáo sư Đặng Văn Ngữ (số 3) về vấn đề mở rộng tự do dân chủ. Xin ông cho biết hoàn cảnh ra đời chùm ba bài phỏng vấn đó như thế nào ạ?
Họa sĩ Trần Duy: Lúc bấy giờ thì tất cả đó là ý kiến của anh Nguyễn Hữu Đang. Chính tôi đã đưa cái chuyện ấy ra bàn với ông Đang: “Bây giờ phải hỏi ai?” Về khoa học thì lúc bấy giờ tôi định hỏi ông Ngụy Như Kontum và một số người khác nữa thì ông Nguyễn Hữu Đang bảo: “Thôi, dẹp đi. Ông làm thế nào mà ông tiếp xúc với ba ông Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Đặng Văn Ngữ là tiêu biểu nhất cho kiến thức của thời đại”. Anh Nguyễn Hữu Đang biết rằng tầng lớp lớn nhất ở trong xã hội thì phải kể đến những con người đó. Họ là những cái đỉnh của trí thức.