Monday 27 December 2010

TRẦN VĂN GIÀU (6.9.1911-16.12.2010)

Để tưởng nhớ một người con ưu tú của đất mẹ Việt Nam, một nhà cách mạng kiệt xuất, một học giả một đời lao động không mệt mỏi, một chiến sĩ bất khuất trước cường quyền vì độc lập tự do của dân tộc và phẩm giá con người.

Ngày xưa... thưở bắt đầu của tập Hồi ký (1940-41)

Bây giờ... nghĩa là trước đây mấy ngày

Trở lại nước Pháp

Bên người vợ tao khang

Với các học trò (các giáo sư đầu ngành của nền Sử học Việt Nam hiện đại:
"Lâm-Lê-Tấn-Vượng")

Với các cháu - tương lai của Đất nước

Bên người đồng chí đồng tuổi - Đại tướng Võ Nguyên Giáp danh tiếng lẫy lừng
(cùng đạt đại thọ 100 tuổi, cùng nằm bệnh cả năm nay)

Nếu một phần đất nào của Việt Nam bị mất thì chúng ta phải dùng máu của chúng ta mà đặt lại vấn đề Việt Nam trên tấm thảm xanh quốc tế”.
"Đồng bào ...hãy tin chắc rằng bao giờ chúng tôi cũng không quên quyền lợi tối cao của Tổ quốc là độc lập, tự do".
 (Trần Văn Giàu, xem Hồi ký)

Monday 13 December 2010

Thiên nga lên xe hoa


Thiên nga múa sẽ lên xe hoa, theo tin này.




Cogaidolong thì bị bắt, nhưng bài cô đưa trước về cặp đôi này cho thấy cogaidolong cũng thạo tin, chỉ tiếc cogaidolong lại đưa thêm những thông tin khác khiến chuyện xảy đến bất lợi cho cô.

Monday 6 December 2010

Tưởng nhớ Đặng Phong


Bài của Đoan Trang, chưa xin phép nhưng cứ đưa về đây:

Thứ bảy, ngày 04 tháng mười hai năm 2010


Tưởng nhớ Đặng Phong

Đến hôm nay, sau mấy ngày loay hoay bài vở, tôi mới có lúc ngồi trước màn hình máy tính, nhìn ảnh Giáo sư Đặng Phong (ông không phải Giáo sư, nhưng tôi cứ muốn gọi ông vậy), và lau nước mắt. Trông ông vẫn như thế, vẫn là hình ảnh một ông già thản nhiên, phớt đời, vừa hút xì gà vừa trả lời phỏng vấn. Ông nói có những điểm cực đoan, có những chỗ tôi không nhất trí, nhưng điều tôi thấy ngay lập tức, ngay từ lần đầu tiên gặp ông, đó là Đặng Phong là một người rất thông minh, thể hiện trước hết bằng tư duy cực kỳ mạch lạc, rõ ràng. Chỉ cần phóng viên đưa ra một câu hỏi (tất nhiên là không có đáp án sẵn hay dựa trên công thức có sẵn như thi ứng xử của hoa hậu), ông sẽ ngay lập tức trả lời thành một hệ thống: ý 1, ý 2, ý 3, ý 4… Ý 1 gồm các phần, a là…, b là… Ví dụ minh họa… Người ta bảo các đạo diễn tài năng có thể hình dung trong đầu từng cảnh quay của phim từ trước khi bấm máy. Với Đặng Phong, dường như ông đã sắp xếp, hệ thống hóa trong đầu tất cả kiến thức thuộc chủ đề liên quan từ rất lâu trước khi gặp ai hỏi.

Thông thường ai cũng muốn nói hay về một người vừa nằm xuống, nhưng gạt cái thói thường này sang một bên thì quả thật là tôi rất quý ông (dù vẫn có thể phản đối một số ý kiến chuyên môn nào đó của ông). Tôi nhớ một buổi chiều cuối thu, trời âm u, xầm xì, tôi tới nhà ông, vài ngày sau khi vừa ra khỏi chỗ tạm giam – nói thẳng ra là nhà tù, chẳng phải tạm giam tạm giếc gì cả. Ông mang kẹo bánh ra cho tôi ăn. Không nói gì nhiều. Có vẻ như ông hoàn toàn tin rằng tôi vô tội, tin tới mức không cần phải nói câu gì tỏ sự an ủi tôi hay là trách móc “chúng nó” cả. Đừng nghĩ rằng ông sợ. Ông có thể nói những điều kinh thiên động địa và in hẳn ra sách, trong khi chưa ai từng dám làm thế kia mà. Gió heo may lành lạnh. Căn nhà tối dần. Nhà thấp, trông ra vườn, một khoảnh đất ngập cây cối… nên ngồi một lát thì tôi bị muỗi cắn chí chết. Nhưng tôi vẫn cứ muốn ngồi với ông, ngồi nữa, thật lâu. Tôi muốn nói với ông nhiều, và cũng muốn nghe ông nói thật nhiều. Cho đến lúc ông mời ở lại ăn tối một cách hết sức nhiệt tình, thì tôi ngượng vì tự thấy mình đã ở đây lâu quá, chén nhiều bánh quá, nên nhất định xin phép về.

Bây giờ, tôi mới thấy hối tiếc là đã không ở lại hôm ấy.

Bây giờ, cháu mới thấy nhớ bác. Cháu nhớ lời đề tặng của bác trong cuốn sách tặng cho cháu: “Tặng cháu Đoan Trang một cuốn sách không đoan trang”. Và bác thường xuyên chúc cháu “đừng có viết lách đoan trang”, dặn cháu “không bao giờ được sợ”. Cháu nhớ những câu đùa của bác nữa, mà thật ra thì không phải đùa, đó là những nhận xét – gọi là cay độc cũng được - làm bẹp dí cả một hệ thống, hay nói cách khác là đánh tan nát chút uy tín (nếu còn) của cả một tầng lớp: “Lạ. Không hiểu chúng nó làm ăn thế nào mà cứ người nào dốt nhất cái gì thì chúng nó cho vào lãnh đạo trong lĩnh vực ấy. Dốt nhất về kinh tế thì cho quản lý kinh tế. Dốt nhất về ngoại giao thì cho làm bộ trưởng ngoại giao. Ầyyyy… Lạ thế chứ lị”. Bác rít một hơi xì gà. Kèm theo là một cái nhún vai, vẻ mặt hết sức ngán ngẩm, nhưng hài hước.

Cháu không bao giờ quên được bác. Trong những ngày mùa đông buồn thảm của năm 2009, vẫn là bác đã là một trong ba người làm cháu giữ được ý nghĩ: phải sống. Cháu không thể gục ngã vì sự thối nát của “chúng nó”. Cháu không thể. Ngày 9/12, cháu đi dự hội thảo của bác, đó là hội thảo cuối cùng có mặt bác mà cháu còn được tham dự. Rất may là cháu đã kịp mua một bó hoa để tặng bác, và chỉ thế thôi, cháu không có gì khác để thể hiện tình cảm nữa.

Những ngày tháng sau đó, bao nhiêu là sóng gió.

Khi cháu đến thăm bác lần nữa, bác đã yếu lắm. Nhưng bác vẫn lạc quan, vẫn vui vẻ… chính sự lạc quan vui vẻ ấy đã làm cháu tưởng bác sẽ qua khỏi. Cho tới ngày nhận tin nhắn “bác Phong mất đêm qua”. Đến lúc ấy, cháu mới chợt nhớ ra là cháu chưa bao giờ chụp ảnh bác, và không có một bức ảnh nào chụp chung với bác.

Từ hôm ấy đến giờ, cháu đã đi thăm – liên tiếp – mấy người bạn ốm. Họ còn rất trẻ, có thể bệnh cũng sẽ qua? Nhưng cháu đã thấy là không bao giờ nên hoãn việc đi thăm một người ốm lại nữa, vì biết đâu đó có thể là lần cuối cùng ta được gặp họ.

Cháu nhớ bác. Khi cháu nói bác để lại “một khoảng trống không thể lấp đầy” trong lĩnh vực sử kinh tế, thật ra, lúc ấy cháu nghĩ về cháu nhiều hơn. Sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy mà cháu phải đối mặt. Rất nhiều câu hỏi về quá khứ, cháu sẽ không biết tìm đến ai. Một nguồn tư liệu khổng lồ đã mất đi.

Nhưng cháu nhớ bác nhất là vì cháu sẽ không bao giờ có lại cơ hội ngồi trong căn nhà bên vườn ấy, cũng như cháu sẽ không bao giờ quên hình ảnh bác – một ông già lạc quan với cây tẩu hút xì gà và nụ cười hóm hỉnh.


Đêm 24-8-2010

Được đăng bởi Trang the Ridiculous vào lúc 20:53

Saturday 4 December 2010

FRUSTRATIONS

There are so many frustrations these days that one can't help swearing: finding oneself jammed in the traffic disgestion twice each day from home to work and work back home without knowing which direction to get out, having to go to a hospital either for one's own examinations (and tests) or for one's beloved's, or to visit some dear ones or friends under treatment seeing all the people hustling like in a city within another city, turning on the TV set to find there's nothing of interest being shown day to day etc., well, too many to numerate.