Monday 27 December 2010

TRẦN VĂN GIÀU (6.9.1911-16.12.2010)

Để tưởng nhớ một người con ưu tú của đất mẹ Việt Nam, một nhà cách mạng kiệt xuất, một học giả một đời lao động không mệt mỏi, một chiến sĩ bất khuất trước cường quyền vì độc lập tự do của dân tộc và phẩm giá con người.

Ngày xưa... thưở bắt đầu của tập Hồi ký (1940-41)

Bây giờ... nghĩa là trước đây mấy ngày

Trở lại nước Pháp

Bên người vợ tao khang

Với các học trò (các giáo sư đầu ngành của nền Sử học Việt Nam hiện đại:
"Lâm-Lê-Tấn-Vượng")

Với các cháu - tương lai của Đất nước

Bên người đồng chí đồng tuổi - Đại tướng Võ Nguyên Giáp danh tiếng lẫy lừng
(cùng đạt đại thọ 100 tuổi, cùng nằm bệnh cả năm nay)

Nếu một phần đất nào của Việt Nam bị mất thì chúng ta phải dùng máu của chúng ta mà đặt lại vấn đề Việt Nam trên tấm thảm xanh quốc tế”.
"Đồng bào ...hãy tin chắc rằng bao giờ chúng tôi cũng không quên quyền lợi tối cao của Tổ quốc là độc lập, tự do".
 (Trần Văn Giàu, xem Hồi ký)

Monday 13 December 2010

Thiên nga lên xe hoa


Thiên nga múa sẽ lên xe hoa, theo tin này.




Cogaidolong thì bị bắt, nhưng bài cô đưa trước về cặp đôi này cho thấy cogaidolong cũng thạo tin, chỉ tiếc cogaidolong lại đưa thêm những thông tin khác khiến chuyện xảy đến bất lợi cho cô.

Monday 6 December 2010

Tưởng nhớ Đặng Phong


Bài của Đoan Trang, chưa xin phép nhưng cứ đưa về đây:

Thứ bảy, ngày 04 tháng mười hai năm 2010


Tưởng nhớ Đặng Phong

Đến hôm nay, sau mấy ngày loay hoay bài vở, tôi mới có lúc ngồi trước màn hình máy tính, nhìn ảnh Giáo sư Đặng Phong (ông không phải Giáo sư, nhưng tôi cứ muốn gọi ông vậy), và lau nước mắt. Trông ông vẫn như thế, vẫn là hình ảnh một ông già thản nhiên, phớt đời, vừa hút xì gà vừa trả lời phỏng vấn. Ông nói có những điểm cực đoan, có những chỗ tôi không nhất trí, nhưng điều tôi thấy ngay lập tức, ngay từ lần đầu tiên gặp ông, đó là Đặng Phong là một người rất thông minh, thể hiện trước hết bằng tư duy cực kỳ mạch lạc, rõ ràng. Chỉ cần phóng viên đưa ra một câu hỏi (tất nhiên là không có đáp án sẵn hay dựa trên công thức có sẵn như thi ứng xử của hoa hậu), ông sẽ ngay lập tức trả lời thành một hệ thống: ý 1, ý 2, ý 3, ý 4… Ý 1 gồm các phần, a là…, b là… Ví dụ minh họa… Người ta bảo các đạo diễn tài năng có thể hình dung trong đầu từng cảnh quay của phim từ trước khi bấm máy. Với Đặng Phong, dường như ông đã sắp xếp, hệ thống hóa trong đầu tất cả kiến thức thuộc chủ đề liên quan từ rất lâu trước khi gặp ai hỏi.

Thông thường ai cũng muốn nói hay về một người vừa nằm xuống, nhưng gạt cái thói thường này sang một bên thì quả thật là tôi rất quý ông (dù vẫn có thể phản đối một số ý kiến chuyên môn nào đó của ông). Tôi nhớ một buổi chiều cuối thu, trời âm u, xầm xì, tôi tới nhà ông, vài ngày sau khi vừa ra khỏi chỗ tạm giam – nói thẳng ra là nhà tù, chẳng phải tạm giam tạm giếc gì cả. Ông mang kẹo bánh ra cho tôi ăn. Không nói gì nhiều. Có vẻ như ông hoàn toàn tin rằng tôi vô tội, tin tới mức không cần phải nói câu gì tỏ sự an ủi tôi hay là trách móc “chúng nó” cả. Đừng nghĩ rằng ông sợ. Ông có thể nói những điều kinh thiên động địa và in hẳn ra sách, trong khi chưa ai từng dám làm thế kia mà. Gió heo may lành lạnh. Căn nhà tối dần. Nhà thấp, trông ra vườn, một khoảnh đất ngập cây cối… nên ngồi một lát thì tôi bị muỗi cắn chí chết. Nhưng tôi vẫn cứ muốn ngồi với ông, ngồi nữa, thật lâu. Tôi muốn nói với ông nhiều, và cũng muốn nghe ông nói thật nhiều. Cho đến lúc ông mời ở lại ăn tối một cách hết sức nhiệt tình, thì tôi ngượng vì tự thấy mình đã ở đây lâu quá, chén nhiều bánh quá, nên nhất định xin phép về.

Bây giờ, tôi mới thấy hối tiếc là đã không ở lại hôm ấy.

Bây giờ, cháu mới thấy nhớ bác. Cháu nhớ lời đề tặng của bác trong cuốn sách tặng cho cháu: “Tặng cháu Đoan Trang một cuốn sách không đoan trang”. Và bác thường xuyên chúc cháu “đừng có viết lách đoan trang”, dặn cháu “không bao giờ được sợ”. Cháu nhớ những câu đùa của bác nữa, mà thật ra thì không phải đùa, đó là những nhận xét – gọi là cay độc cũng được - làm bẹp dí cả một hệ thống, hay nói cách khác là đánh tan nát chút uy tín (nếu còn) của cả một tầng lớp: “Lạ. Không hiểu chúng nó làm ăn thế nào mà cứ người nào dốt nhất cái gì thì chúng nó cho vào lãnh đạo trong lĩnh vực ấy. Dốt nhất về kinh tế thì cho quản lý kinh tế. Dốt nhất về ngoại giao thì cho làm bộ trưởng ngoại giao. Ầyyyy… Lạ thế chứ lị”. Bác rít một hơi xì gà. Kèm theo là một cái nhún vai, vẻ mặt hết sức ngán ngẩm, nhưng hài hước.

Cháu không bao giờ quên được bác. Trong những ngày mùa đông buồn thảm của năm 2009, vẫn là bác đã là một trong ba người làm cháu giữ được ý nghĩ: phải sống. Cháu không thể gục ngã vì sự thối nát của “chúng nó”. Cháu không thể. Ngày 9/12, cháu đi dự hội thảo của bác, đó là hội thảo cuối cùng có mặt bác mà cháu còn được tham dự. Rất may là cháu đã kịp mua một bó hoa để tặng bác, và chỉ thế thôi, cháu không có gì khác để thể hiện tình cảm nữa.

Những ngày tháng sau đó, bao nhiêu là sóng gió.

Khi cháu đến thăm bác lần nữa, bác đã yếu lắm. Nhưng bác vẫn lạc quan, vẫn vui vẻ… chính sự lạc quan vui vẻ ấy đã làm cháu tưởng bác sẽ qua khỏi. Cho tới ngày nhận tin nhắn “bác Phong mất đêm qua”. Đến lúc ấy, cháu mới chợt nhớ ra là cháu chưa bao giờ chụp ảnh bác, và không có một bức ảnh nào chụp chung với bác.

Từ hôm ấy đến giờ, cháu đã đi thăm – liên tiếp – mấy người bạn ốm. Họ còn rất trẻ, có thể bệnh cũng sẽ qua? Nhưng cháu đã thấy là không bao giờ nên hoãn việc đi thăm một người ốm lại nữa, vì biết đâu đó có thể là lần cuối cùng ta được gặp họ.

Cháu nhớ bác. Khi cháu nói bác để lại “một khoảng trống không thể lấp đầy” trong lĩnh vực sử kinh tế, thật ra, lúc ấy cháu nghĩ về cháu nhiều hơn. Sẽ có một khoảng trống không thể lấp đầy mà cháu phải đối mặt. Rất nhiều câu hỏi về quá khứ, cháu sẽ không biết tìm đến ai. Một nguồn tư liệu khổng lồ đã mất đi.

Nhưng cháu nhớ bác nhất là vì cháu sẽ không bao giờ có lại cơ hội ngồi trong căn nhà bên vườn ấy, cũng như cháu sẽ không bao giờ quên hình ảnh bác – một ông già lạc quan với cây tẩu hút xì gà và nụ cười hóm hỉnh.


Đêm 24-8-2010

Được đăng bởi Trang the Ridiculous vào lúc 20:53

Saturday 4 December 2010

FRUSTRATIONS

There are so many frustrations these days that one can't help swearing: finding oneself jammed in the traffic disgestion twice each day from home to work and work back home without knowing which direction to get out, having to go to a hospital either for one's own examinations (and tests) or for one's beloved's, or to visit some dear ones or friends under treatment seeing all the people hustling like in a city within another city, turning on the TV set to find there's nothing of interest being shown day to day etc., well, too many to numerate.

Wednesday 17 November 2010

Ngoài cuộc đời này...

Cảm nghĩ bất chợt đến trong ngày, ngoài cuộc đời này còn có cuộc đời khác, suy rộng ra ngoài thế giới này còn có thế giới khác, ngoài mặt trời này còn có mặt trời khác. Nhưng trong cùng một không gian sống có thể có nhiều thế giới hoàn toàn khác biệt, thậm chí tương phản nhau, thế giới này có thể tự cho và xử sự như là không hề liên quan đến thế giới kia nhưng vẫn có những mối ràng buộc vô hình nào đó giữa các thế giới tương phản nhau này để đến lúc cần thiết thì những ràng buộc đó lại hiện hữu trong những khoảng thời gian và hoàn cảnh nhất định (18-11-2010)

Monday 15 November 2010

Trùng tu di tích?

Xem cái này thì không biết là trùng tu hay phá hoại di tích.



đây nữa.




Xem ra tiền tỷ chi ra, dự án hoàn thành, nhưng di tích thực sự thì đã biến mất.

Canonization?

The arrest of this 'lawyer' is a canonization that he doesnot seem to deserve.

Chuyện chữa bệnh cho lãnh đạo cao cấp VN

Bài trên Vietnamnet.vn: http://vietnamnet.vn/xahoi/201011/Chuyen-chua-benh-cho-lanh-dao-cao-cap-Viet-Nam-947208/ & http://vietnamnet.vn/xahoi/201011/Bat-mi-hau-truong-kham-benh-cho-lanh-dao-cao-cap-947281/

Bài 1:


Chuyện chữa bệnh cho lãnh đạo cao cấp VN

Cập nhật lúc 20:55, Thứ Bảy, 13/11/2010 (GMT+7)

, – Trong ngành Y tế Việt Nam có một đội ngũ các y, bác sỹ, dược sỹ rất đặc biệt vì họ đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ, chăm sóc, theo dõi sức khỏe, điều trị bệnh cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.


Đây đều là các chuyên gia y học đầu ngành trong cả nước. Công việc quan trọng, đặc biệt này đã để lại trong họ nhiều kỷ niệm, nhiều câu chuyện đáng nhớ mà ngay cả người trong ngành cũng ít khi được biết.


Áp lực “nói chung là lớn”


Là GS đầu ngành tim mạch trong cả nước, chính thức nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phía Bắc Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương (Ban BVVCSSKCBTƯ) và nhận nhiệm vụ phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn toàn quốc Ban BVCSSKCBTƯ từ năm 2003, GS, Anh hùng lao động Phạm Gia Khải đã khám bệnh, điều trị, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho rất nhiều người là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Khám chữa bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho những nhân vật đặc biệt nhưng GS Khải cho biết những bệnh nhân mà ông được tham gia theo dõi, hoặc hội chẩn, nói chung rất hợp tác về chuyên môn.

“Cũng có một số trường hợp, chúng tôi phải giải thích cặn kẽ lý do phải áp dụng một số biện pháp chữa bệnh mà sự hợp tác, phản hồi về kết quả là rất cần thiết, vì sự hiểu biết về bệnh tật không phải là giống nhau, có người biết nhiều, nhưng cũng có người biết ít”, GS Khải nói.



Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong ảnh là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Đại tướng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (Ảnh minh họa: TTXVN)


Khi được hỏi liệu có gặp “áp lực” gì khi thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt như thế này không, GS Khải cũng thú thực: “Tinh thần trách nhiệm bắt người thầy thuốc phải làm tốt nhiệm vụ của mình với tất cả mọi trường hợp bệnh nhân mà mình phụ trách. Đó là danh dự, là lương tâm và cũng là vị thế của mình nữa.

Nhưng cũng phải nói thật là khi khám chữa bệnh cho những người như thế thì áp lực tinh thần, áp lực về thời gian đối với chúng tôi nói chung là lớn. Còn những “áp lực” khác, tôi chưa thấy, hay ít nhất là đối với cá nhân tôi, cho tới thời điểm này”.

GS Khải cho biết, theo quy định của Ban BVVCSSKCBTƯ, các cán bộ lãnh đạo cao cấp có bác sĩ đặc trách theo dõi sức khỏe đều đặn. Quy trình làm việc của Ban cũng khá ngắn gọn.

Hàng tuần Ban đều có giao ban về tình hình sức khỏe của các vị lãnh đạo. Khi có vấn đề gì cần đặc biệt chú ý về sức khỏe các vị lãnh đạo này thì những biện pháp điều trị sẽ được đưa ra ngay lập tức.

Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất thì bất cứ lúc nào, tình hình đó phải được xử lý ngay, phải được hội chẩn nếu cần thiết, với sự tham gia của các chuyên gia (trong nước là chủ yếu).


Khám cho dân thường và lãnh đạo “có khác nhau”


Theo GS Khải, giữa việc khám chữa bệnh cho người dân bình thường và khám chữa bệnh cho cán bộ lãnh đạo cao cấp có khác nhau.

Đối với cán bộ cao cấp, việc khám và ghi chỉ định chữa bệnh phải có quy trình hết sức chặt chẽ do một số thày thuốc chuyên khoa chịu trách nhiệm, với kết quả được ghi chép kỹ lưỡng, xét nghiệm phải đầy đủ (trong phạm vi khả năng các labô của chúng ta cho phép, và theo tôi tới nay các labô này đã khá đầy đủ).

Dân thường, đối với bệnh nhân của GS Khải, GS cho rằng họ cũng không thiệt thòi gì lắm về mặt này (về chuyên môn) nhưng họ phải tự đi mua thuốc, và nếu có được vào bệnh viện để theo dõi, trong những trường hợp không thể để chữa ngoại trú, thì họ phải chấp nhận nằm đôi, điều kiện sinh hoạt không thể nào sánh với các bệnh viện đặc biệt, các khu vực đặc biệt được.

“Có người dân vào bệnh viện tư nhân, bệnh viện nước ngoài như Việt - Pháp, nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì chi phí quá lớn so với điều kiện kinh tế của họ. Tôi thấy chúng ta quá thiếu bệnh viện để người bệnh được nằm điều trị theo một cách mà họ đáng được như vậy”, GS Khải băn khoăn.

Trên thực tế có nhiều người dân sau khi khám chữa bệnh đã không qua khỏi và có thể sau đó bệnh viện, bác sỹ sẽ gặp chuyện kiện tụng vì nhiều lý do khác nhau (về chuyên môn, thái độ chăm sóc, …) song GS Khải cho biết với công việc của mình thì không có chuyện đó vì nếu vị lãnh đạo đó không qua khỏi thì có nhiều nguyên nhân như tuổi cao sức yếu, tất cả mọi người (kể cả người thân) đều biết toàn bộ các bác sỹ giỏi nhất đã được huy động và làm hết sức mình vì những người bệnh “đặc biệt” này.


Chỉ có 1 chân lý


Trong ngành y tế phổ biến chuyện cùng một bệnh trên cùng một con người nhưng cách điều trị của mỗi bác sỹ khác nhau là không giống nhau. Và cũng đã xuất hiện rất nhiều trường hợp các bác sỹ tranh luận rất gay gắt để bảo vệ phương án điều trị của mình.

Theo GS Khải, việc khác nhau về quan điểm điều trị là đương nhiên (vì mỗi người có kinh nghiệm, sự hiểu biết khác nhau về bệnh, đó là chưa kể đến những yếu tố xã hội học tác động vào). Nhưng với hội đồng chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cao cấp, GS Khải “tiết lộ” các thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau.

Theo GS Khải, đối với mọi bác sỹ, chỉ có 1 chân lý là làm sao phải chữa khỏi bệnh cho người dân theo cách tốt nhất có thể (Ảnh minh họa: VietNamNet)

“Chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình. Quy định về theo dõi bệnh lý, về hội chẩn phải nói là chặt chẽ và đảm bảo bí mật nghề nghiệp. Đó là một nguyên tắc không bao giờ được vi phạm”, GS Khải nói.

Sở dĩ các thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau trong điều trị, theo GS Khải, là vì người phụ trách chung về chuyên môn trong hội chẩn đã làm tốt vai trò của mình.

“Đối với việc khám và chữa bệnh nói chung, chỉ có một sự thật, và chỉ có một chân lý, đó là làm cách nào tốt nhất để người bệnh khỏi bệnh. Những người ba hoa, khoác lác, sớm muộn không có chỗ đứng. Tôi nói như vậy có nghĩa là có thể có nơi, có lúc, hiện tượng này có xẩy ra, nhưng không kéo dài, và được chấn chỉnh một cách nghiêm túc, có tình có lý.

Ngày nay, khi đã có giao lưu rộng rãi quốc tế và trong nước, các quy định về chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị, phòng bệnh, đều rõ ràng, cho nên, vai trò của người phụ trách chung về chuyên môn trong hội chẩn là quan trọng, nói có sách, mách có chứng, không có chỗ cho những người nói theo cảm tính, nói lấy được, làm khổ bệnh nhân và làm thất vọng những người cả tin”, GS Khải nói.


•Cẩm Quyên

Bài 2:


Hậu trường khám bệnh cho lãnh đạo cao cấp

Cập nhật lúc 07:11, Chủ Nhật, 14/11/2010 (GMT+7)

, – “Hậu trường” khám bệnh cho các nhân vật là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị, cảm động lẫn những tình huống căng thẳng đến thót tim.

>> Chuyện chữa bệnh cho lãnh đạo cao cấp VN


Vị lãnh đạo “thà chết chứ không chịu mổ lại”


Mặc dù luôn luôn mong muốn không phải thường xuyên đối đầu với những trường hợp “khó xử”, song thực tế, GS Phạm Gia Khải đã không ít lần rơi vào những tình huống căng thẳng đến thót tim khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho những vị lãnh đạo cao cấp.

GS Khải chia sẻ một câu chuyện xảy ra cách đây đã vài năm: Một cán bộ là lãnh đạo cao nhất của một ngành bị thay van hai lá và làm cầu nối chủ-vành. Sau vài năm, do điều trị chống đông khi cán bộ này đi công tác xa không tốt, van nhân tạo bị huyết khối làm tắc lại, bệnh nhân bị suy tim nhanh chóng, tụt huyết áp, và rất khó thở.

Ngay lúc đó, các thành viên hội đồng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ TƯ đều là các bác sỹ giỏi đã đề nghị cho mổ lại ngay để giải phóng van tim đang bị huyết khối làm kẹt, nhưng vị lãnh đạo này nhất quyết từ chối và nói với các thầy thuốc khi hội chẩn là “sẵn sàng chết chứ không chịu mổ lại”.

“Tình hình lúc đó khá căng thẳng, chúng tôi đã phải gọi điện ra nước ngoài nhờ các bạn đồng nghiệp giúp đỡ, nhưng họ đều nói là không thể làm gì hơn được và không có phương án nào tốt hơn phương án chúng tôi đưa ra. Cuối cùng, bằng nhiều cách khác nhau, tôi đã thuyết phục được bệnh nhân này, và hứa trước mọi người là mình chịu trách nhiệm về quyết định mổ lại”, GS Khải thuật lại.

Cuộc mổ đó đã thành công, và cho tới nay, vị lãnh đạo này vẫn khỏe mạnh. “Kinh nghiệm là: Phải theo dõi sát bệnh nhân, phải chuẩn bị tất cả những gì mà chuyên môn, kỹ thuật yêu cầu, và khi cần thiết, phải làm những gì cần làm, và phải chấp nhận mọi rủi ro nếu chẳng may xảy ra, và chịu trách nhiệm, với lương tâm nghề nghiệp của mình”, GS tâm niệm.

Chưa hết, đã có trường hợp, GS Khải cũng các thành viên của hội đồng bị một số thành viên của gia đình bệnh nhân "làm khó" (bệnh nhân là một quan chức lớn) bằng cách tự động làm những việc trái với chuyên môn, mặc dù đã có cảnh báo.

Ví dụ cho người bệnh bị bệnh "gút" ăn tôm hùm, một phản chỉ định với người có acid uric cao trong máu. Hoặc có trường hợp tự động mời người khác tới chữa bệnh mà không thông qua ai, như vậy sẽ không được đảm bảo về khả năng điều trị, làm bệnh nặng hơn lên.

Cũng có những trường hợp, tuy việc đó không xảy ra với GS Khải nhưng xảy ra với một đồng nghiệp khác, đó là thái độ của người bệnh, của gia đình người bệnh tỏ ra thiếu tôn trọng thầy thuốc.

“Tất nhiên, trong dân thường, những trường hợp tương tự như trên cũng không thiếu lắm đâu. Tôi nghĩ đây là vấn đề giáo dục nhiều hơn là vấn đề vị thế trong xã hội”, GS Khải bày tỏ.


Những cuộc chia ly – gặp gỡ cảm động


Trong suốt thời gian làm bác sỹ khám bệnh cho các quan chức, GS Khải đã có nhiều câu chuyện thú vị, những kỷ niệm khó quên với những nhân vật quan trọng này. Thậm chí, khi ông ốm phải nằm viện, đích thân những vị quan chức này đã đến tận bệnh viện để hỏi thăm, khiến hình ảnh những quan chức trở nên giản dị, gần gũi trong mắt tất cả những người có mặt.

Tháng 5/2010, GS Khải bị viêm quanh amiđan khá nặng phải vào Bệnh viện Bạch mai theo dõi điều trị. GS bảo, không muốn làm phiền nhiều người nên việc này chỉ khu trú trong một số ít người thân và thày thuốc có liên quan được biết thôi.

Nhưng một buổi chiều, bỗng nhiên có người đến báo có một lãnh đạo cao cấp tới thăm, khi ông chưa biết đó là ai thì đồng chí lãnh đạo đó đã vào đến cửa phòng.

“Câu đầu tiên là đồng chí hỏi tôi là: "Thế nào, lực sĩ cũng phải nằm à? Thôi, anh chịu khó chữa bệnh, mau khỏi để còn chăm sóc mấy bác già chứ"! Trong lúc ngồi bên giường hàn huyên với tôi, vị này không cho tôi nói nhiều vì sợ tôi mệt... Trước khi đi, cán bộ cao cấp này còn không quên tặng tôi mấy hộp sữa bột để ăn cho lại sức và nhắc tôi phải lạc quan. Một thầy thuốc lại được một người ngoài ngành, một người lãnh đạo mà tôi biết có rất nhiều công việc quan trọng phải làm, bố trí thời gian đến thăm hỏi, động viên, thực đã làm mình cảm động!”, GS Khải nói.

Sự chia ly bao giờ cũng mang lại những cảm xúc buồn, những người bệnh mà GS Khải chăm sóc, vì tuổi cao, bệnh nặng, nan y cũng không tránh khỏi điều đó.

“Tuy đã biết như vậy, tôi vẫn cảm thấy áy náy, và mỗi khi nhớ lại những ngày cuối cùng được gặp họ, tôi cảm thấy kỷ niệm như mới xẩy ra từ gần đây thôi”, ông ngậm ngùi.

Ông không quên được những câu nói cuối cùng của một đồng chí cũng là lãnh đạo cao cấp của Nhà nước dành cho mình trước lúc lâm chung: "Tôi không còn tiếc gì về những gì anh Khải đã dành cho tôi, cho chúng tôi, sự chăm sóc của các thầy thuốc Việt Nam, của quân y, rất tốt; cảm ơn các anh rất nhiều"!

Theo GS Khải, vị cán bộ cao cấp này tuy không có nhiều thời gian gặp gỡ, nói chuyện, nhưng đã tỏ ra rất hiểu và tạo nhiều điều kiện phát triển công tác.

Gần đây nhất, trong tháng 10/2010, một đồng chí cán bộ cao cấp đã cao tuổi được cơ sở trong và ngoài nước chẩn đoán là suy mạch vành, phình động mạch chủ bụng, tăng đường huyết, tăng huyết áp, tị ứng với thuốc cản quang... Vị đó bị đau ngực, và có chỉ định can thiệp động mạch vành.

Qua nghiên cứu tình trạng bệnh và thống nhất với bệnh nhân, các bác sỹ của Hội đồng chăm sóc sức khỏe cán bộ TƯ quyết định chụp động mạch vành và can thiệp nong, đặt giá đỡ ngay tại cơ sở Hà Nội.

Các tình huống xấu nhất đã được dự tính trước, và các biện pháp khắc phục được trù liệu chu đáo ở mức tối ưu, các biện pháp xử trí Nội Ngoại khoa đã sẵn sàng... Đúng ngày giờ đã định, thủ thuật chụp mạch vành, nong động mạch, kiểm tra kết quả nong và đặt giá đỡ bằng siêu âm trong lòng mạch, được thực hiện theo đúng kế hoạch. Bệnh nhân khỏe mạnh, thoải mái, không có biến chứng gì mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ.

“Bệnh nhân và người thân, và cả chúng tôi - những người thầy thuốc, cảm thấy mình vừa chiến thắng trong một trận đánh khá bài bản với sự phối hợp tuyệt vời giữa các nhóm công tác. Tôi rất cảm động với tinh thần trách nhiệm, khả năng chuyên môn của cộng đồng các đồng nghiệp mà tôi có vinh dự điều phối, và không thể quên được sự tin tưởng của đồng chí cán bộ cao tuổi đó với chúng tôi, tôi thực sự cảm thấy vinh dự”, ông Khải không giấu được niềm vui.


•Cẩm Quyên

Monday 25 October 2010

Tư liệu

Bài hay, lý giải đầy đủ về một mối tình của thi sĩ họ Hàn

09:23-22/10/2010


Sự thật về mối tình Hàn Mạc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc và bài thơ "Ở đây thôn Vỹ Dạ"

Theo Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

Phanxipăng*


Nhà giáo, cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc

(1913-1989). Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một tình yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc - suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện trò điều này với người trong nhà... - càng khiến dư luận nghĩ vậy.

Với Kim Cúc, Hàn từng gửii thư và hai áng thơ mà thiên hạ lưu truyền với nhan đề Đây thôn Vỹ Dạ và Đừng cho lòng bay xa.

Nhưng bằng hệ thống tư liệu phong phú và xác thực, tác giả Phanxipăng chứng minh rằng Hàn yêu đơn phương Kim Cúc, đồng thời khẳng định nhan đề chính xác hai áng thơ kia là Ở đây thôn Vỹ Dạ và Sao, vàng sao.

Giai đoạn 1928-1930, Nguyễn Trọng Trí - sau trở thành nhà thơ Hàn Mạc Tử(1) - về Huế nội trú tại trường Pellerin(2) để dùi mài đèn sách hai niên khóa cuối bậc tiểu học (3). Sau khi đỗ kỳ thi tiểu học yếu lược vào tháng 6/1930, Nguyễn Trọng Trí được cấp bằng Certificat d’études primaires franco-idigènes/Pháp Việt sơ học văn bằng ngày 26/12/1930. Kế đó, Nguyễn Trọng Trí vào phố biển Quy Nhơn, sống cùng gia đình. Năm 1932, chàng xin làm tập sự tại Phòng Địa chính Quy Nhơn trực thuộc Sở Địa chính tỉnh Bình Định - cơ quan được dân gian thuở bấy giờ quen gọi là Sở Đạc điền. Nguyễn Trọng Trí được phân công làm thư ký công nhật ở bộ phận bảo tồn điền trạch.

Soạn Đôi nét về Hàn Mạc Tử(4), Quách Tấn ghi nhận: “Khi Tử làm Sở Đạc điền Quy Nhơn, Tử có yêu một thiếu nữ ở cùng một con đường - đường Khải Định(5) - biệt hiệu là Hoàng Cúc.”

Hàn Mạc Tử - Hoàng Hoa: tình đơn phương

Nàng mang họ tên đầy đủ là Hoàng Thị Kim Cúc, ái nữ của Tham tá Hoàng Phùng - thuở nọ đảm trách chức vụ Giám đốc Sở Đạc điền Quy Nhơn. Với nguồn tư liệu hiện thời, tôi chưa hề thấy Hoàng Thị Kim Cúc mang biệt hiệu Hoàng Cúc bao giờ cả. Biệt hiệu của nàng là Hoàng Hoa. Có lẽ bắt nguồn từ những câu thơ Hàn viết thuở tương tư nàng. Như bài tứ tuyệt Hoa cúc:

Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa,

Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha.

Vẻ mặt khác chi người quốc sắc,

Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.


Hoặc rõ rệt hơn là trong bài Sao, vàng sao - bấy nay lưu hành dưới nhan đề không đúng bản gốc là Đừng cho lòng bay xa - mà Hàn từng gởi “tiểu thư khuê các”:


Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía,

Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây,

Hương ân tình cho kết lại thành dây,

Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu


Sinh thời, Hoàng Thị Kim Cúc thỉnh thoảng cũng sáng tác thơ và ký bút danh Hoàng Hoa, hoặc Hoàng Hoa thôn nữ, hoặc H.H.

Hoàng Thị Kim Cúc chào đời ngày 5/12/1913 nhằm mùng 8/11 năm Quý Sửu. Hàn Mạc Tử chào đời ngày 22/9/1912 nhằm ngày 12/8 năm Nhâm Tý 1912. Khoảng cách tuổi tác như thế, theo quan niệm dân gian quả rất xứng đôi vừa lứa: “Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Lứa thì vừa đấy, song chàng với nàng chẳng hề “đôi lứa xứng đôi” - dẫu chỉ xứng đôi trên tình trường như nhiều người bấy lâu ngộ nhận. Sự nhầm tưởng kia, trớ trêu thay, lại xuất phát từ những hồi ký do thân bằng quyến thuộc của Hàn viết và công bố sau khi Hàn mất!

Để bạn đọc tiện khám phá sự thật vấn đề, tôi xin sao lục mấy lá thư của chính người trong cuộc là Hoàng Thị Kim Cúc.

Thư đề ngày 13/3/1971 gởi Quách Tấn: “Hồi đó Tử thường đến chơi với Hoàng Tùng Ngâm là em chú bác với tôi. Bạn Ngâm đông lắm. Trong gia đình tôi, không ai để ý đến bạn của Ngâm. Câu chuyện tâm tình của Tử, trừ Ngâm ra, cũng không ai biết. Tôi được biết trước khi thầy tôi sắp về hưu, do một người bạn khác nói lại, chứ không phải Ngâm.”

Thư đề ngày 15/4/1971 gởi Quách Tấn: “Hồi ấy tuy nhà Tử ở gần tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi, Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng rồi vẫn cũng chưa toại nguyện (…). Năm 1936, khi Tử ở Sài Gòn về Quy Nhơn, tôi vẫn còn ở Quy Nhơn đến mấy tháng sau mới về Huế.”

Thư đề ngày 15/10/1971 gởi Quách Tấn: “Về tuồng cải lương(6) thì tôi được biết do đoàn Dạ Lý Hương đóng vào đầu năm 1970 (hồi đó tôi vào Sài Gòn được nghe nhiều người kể lại, trong đó có bác sĩ Lê Khắc Quyến kể nữa) và lần lượt đã trình diễn trên tivi khoảng mấy tháng sau tại các tỉnh miền Trung. Họ đã diễn tả đúng đoạn văn của ông trong tập Văn số 73 trang 93. Nghĩa là họ diễn đoạn Tử nhờ người đến cầu hôn bị ông bà thân nhà gái từ chối, hất hủi, vì lẽ Tử không xứng mặt đồng sàng! Cô Cúc không có trong vở tuồng, không xuất hiện trên sân khấu, chỉ có ông bà thân của cô và Tử thôi. Ông bà đã lột hết tài nghệ phơi bày rõ rệt tâm địa của con người chỉ biết tiền, ham danh vọng, khinh miệt người, hống hách… Như vậy, ông đã thấy rõ, vì động chạm sai lạc đến thầy mẹ tôi và Tử nên tôi mới lên tiếng, chứ không phải vì tôi!”

Thủ bút Hoàng Thị Kim Cúc trong thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín.

Thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín - em ruột Hàn: “Vào đầu năm 1936, sau khi ông trợ Cát là cậu tôi ghé nhà chơi, lúc ra về bỏ quên thư của Tử gởi cho cậu tôi mà nội dung chỉ nói về chuyện tâm tình của Tử. Tử có tới gặp tôi 2 lần. Lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào về. Lần thứ hai, Tử mạnh dạn trong dáng điệu rụt rè, lắp bắp mấy lời tỏ tình, rồi đưa tặng tôi tập thơ Bâng khuâng với mảnh giấy nhỏ có mấy hàng chữ. Tôi bàng hoàng rồi cũng rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thư (…). Gần cuối năm 1936, khi Tử về dự hội chợ Huế, mang theo một xấp Gái quê vừa in xong, có gặp tôi cùng đi với anh em tôi trong hội chợ. Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập, có đề chữ tặng, không tặng tôi mà chỉ yên lặng nhìn! Mấy hôm sau, Ngâm cho biết: Tử có về nhà tôi ở Vỹ Dạ mà lại đứng ngoài ngõ nhìn vô, rồi từ đó chúng tôi không gặp nhau, lại không thư từ, thăm viếng, hứa hẹn, mỗi người một ngả, cách xa nhau như hai ngọn núi (…). Nếu không có bức thư ông trợ Cát để quên ở nhà tôi thì có lẽ tôi vẫn dửng dưng vô sự. Và Ngâm cũng không nói gì với tôi về mối tình của Tử. Ngâm thấy không thể giấu được nên mới kể đại khái rằng: ‘Trí nó cảm chị lâu rồi, từ hôm chị bán gian hàng ở hội chợ của Tòa sứ Quy Nhơn tổ chức (…). Trí đã nhờ Ngâm đưa thư cho chị, Ngâm không đưa. Trí nhờ nói với chị về nỗi lòng, Ngâm từ chối. Trí làm thơ tặng chị đăng trong báo Phụ nữ tân văn, Ngâm cắt mấy bài thơ rồi mới đưa báo cho chị (…). Thật tội cho thằng Trí! Nó kể cho em nghe nhiều nhiều, mà Ngâm đâu có nói gì với chị, vì Ngâm không muốn làm bận rộn tâm trí chị, khi thấy chị chưa nghĩ gì về chuyện yêu đương!’. Thật thế, lúc đó tôi đã 21 tuổi rồi(7) mà sao còn quá ngơ ngác!”

Thư đề ngày 11/5/1988 gởi Hoàng Toại - anh cả của Hoàng Thị Kim Cúc: “Lâu nay em chưa có dịp kể cho anh nghe và em cũng không kể cho ai hết, tuy thế đã có nhiều người biết chuyện, biết qua sách báo sai lạc, biết qua sự phỏng đoán và tưởng tượng của họ. Câu chuyện xảy ra trên nửa thế kỷ rồi anh nợ, em cũng im lặng cho nó đi qua, vì câu chuyện thuộc về dĩ vãng. Không ngờ mấy năm sau đây mấy nhà viết sách tìm tòi moi móc, moi những chuyện không đúng sự thật như bài báo của Kiêm Đạt ở bên đó(8) mà anh đã cắt gởi về cho em coi chẳng hạn (…). Hồi em ở Quy Nhơn với ba, Hàn Mạc Tử có để ý đến em, nhờ Ngâm hỏi ý kiến em, Ngâm không hỏi. Anh ấy kiếm cách gặp em kể lể nỗi niềm, em thấy trước là câu chuyện không đi đến đâu nên từ chối. Câu chuyện chỉ có chừng nấy, em yên trí là không liên quan gì với nhau nữa, không dè thi sĩ cứ thầm yêu trộm nhớ, làm thơ rồi nhờ bạn bè tặng sách báo cho em, em vẫn cứ im lặng, không trả lời trả vốn (…). Sau khi Hàn Mạc Tử qua đời, Ngâm mới kể rành mạch nỗi lòng của Hàn Mạc Tử đối với em. Em hết sức cảm kích và vô cùng ngậm ngùi. Anh có nhớ hồi anh làm ở văn phòng nào đó, ông Trần Tái Phùng cũng làm một chỗ với anh, một hôm anh đi làm về, đưa cho em một tờ giấy nhỏ có ghi hai câu thơ của Hàn Mạc Tử do ông Trần Tái Phùng đưa cho anh đem về hỏi em. Hai câu thơ đó là:


Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá

Muốn ôm hồn Cúc ở trong sương.


Em xem xong chỉ cười mà không trả lời (…). Hôm nay em mới kể câu chuyện tâm tình đó với anh, kể ra cũng quá chậm, song chắc anh cũng hiểu tâm trạng em mà hoan hỷ cho em (…). Kha Anh, Kha Em hay Em Nhỏ thì có biết chuyện, song cũng biết lơ mơ vì em không nói chi hết; mấy em ở trong nhà cũng chỉ biết qua sách báo (…). Trong gia đình, anh là người đầu tiên mà em kể chuyện tâm tình của em”.

Qua trích đoạn năm lá thư của người trong cuộc, ắt bạn đọc đủ cơ sở để kết luận, mối tình đầu Hàn Mạc Tử dành cho Hoàng Hoa chỉ là tình đơn phương. Trao đổi với tôi về chuyện này, một bạn thân của Hàn Mạc Tử là nhà văn Trần Thanh Địch(9) thuở sinh tiền nhận định:

- Năm 1941, ngay sau khi Hàn qua đời, anh Trần Thanh Mại soạn sách Hàn Mạc Tử(10) đã có đoạn kết tiên đoán rất đúng: “Tôi vẫn biết trước, trong một ngày không lâu, người ta sẽ dành nhau cái vinh dự xây dựng cho thi sĩ Hàn Mạc Tử những chiếc thánh giá vĩ đại, đến cả những lăng tẩm nguy nga nữa”. Tham dự một số buổi lễ kỷ niệm Hàn Mạc Tử được tổ chức đó đây trong thời gian qua, chắc anh Phanxipăng đã chứng kiến cảnh mấy phụ nữ tranh nhau tự nhận là “nàng thơ”, là “tình nhân” của thi sĩ quá cố. Thói đời mà! Thế nhưng, chị Cúc thì khác. Chị không nhận những gì mình không có. Tôi cho đó là đức tính trung thực đáng quý. Và nhiệm vụ của các cây bút ngày nay là hãy cố gắng đem “cái gì của César trả lại cho César.”

Thiết tưởng cần soi sáng thêm đôi điểm về nhân thân Hoàng Thị Kim Cúc cùng một vài nhân vật liên quan từng được đề cập trong năm bức thư trên. Biết đâu đôi điểm này lại có khả năng là một trong những “chìa khóa” giúp chúng ta “giải mã” phần nào hành trạng và tác phẩm của Hàn thi sĩ.

Nhiều người dân Huế hiện tại vẫn còn nhớ Hoàng Thị Kim Cúc ít nhất ở hai cương vị, nhà giáo và nữ cư sĩ.(11) Lật lại các tuyển tập Đồng Khánh mái trường xưa do Ban Liên lạc cựu học sinh Đồng Khánh, Huế, nay là Trường Trung học Phổ thông Hai Bà Trưng, thực hiện từ năm 1992 trở đi, chúng ta bắt gặp những dòng hồi ức của bao thế hệ học trò về “hình ảnh dịu dàng, vóc dáng nhỏ nhắn, vui vẻ ân cần nhưng cũng rất nghiêm khắc của cô Hoàng Thị Kim Cúc, cô giáo đầu đàn của bộ môn nữ công gia chánh thời ấy”(12). Hoàng Thị Kim Cúc cũng là tác giả bộ sách Món ăn nấu lối Huế(13) được nhiều người đọc và áp dụng.

Thời ấy, nếu Hoàng Thị Kim Cúc đến Trường Đồng Khánh được các nữ sinh kính cẩn thưa “cô”, thì lúc ra đường, Hoàng Thị Kim Cúc thường được nhiều thanh thiếu niên gọi thân tình bằng “chị”. Đó là cách xưng hô phổ biến của mọi đoàn sinh đối với các nữ huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam(14). Chị Cúc là huynh trưởng với chức vụ Phó ban Hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam, phụ trách ngành nữ từ năm 1947. Như vậy, cư sĩ không chỉ tu tại gia mà còn tích cực hoạt động xã hội.

Tôi gặp chị Cúc lần đầu tại đồi thông chùa Từ Hiếu (Huế) trong hội trại mang tên Hoài Nhân do Gia đình Phật tử Việt Nam tổ chức năm 1974. Sau đó, chúng tôi đôi lần ghé thăm chị ở nhà riêng tại Vỹ Dạ, mà lần cuối cùng là lúc chị nằm thoi thóp trên giường bệnh sau vụ tai nạn giao thông xảy ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 11/8/1988 rồi được chuyển về Huế ngày 23/9/1988. Ngày 3/2/1989, tức 27 tháng Chạp năm Mậu Thìn, Hoàng Thị Kim Cúc - pháp danh Tâm Chánh - lìa trần, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ di quan diễn ra ngày 15/2/1989, nhằm ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ. Lúc ấy, tôi ở xa Huế nên không dự được. Vậy xin dẫn đoạn tường thuật đám tang Hoàng Thị Kim Cúc do Mai Văn Hoan viết: “Có lẽ đó là một trong những đám tang lớn nhất ở Huế gần đây mà tôi được biết. Đoàn xe tang nối dài từ Đập Đá đến Trường Quốc Học. Quanh xe tang đính nhiều câu đối ca ngợi phẩm hạnh của bà. Tôi còn phát hiện có những bài thơ của các nhà sư họa lại bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ”(15).

Ngoài ông anh cả là Hoàng Toại định cư ở nước ngoài, Hoàng Thị Kim Cúc còn có mấy người anh ruột tập kết ra Bắc sau hiệp định Genève 1954: Hoàng Xuân Tùy (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục), Hoàng Hoan Nghinh (nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Philippines). Người em ruột Hoàng Tế Ngộ ở lại Huế, trước khi quy tiên từng là “thủ từ” trong ngôi nhà mà chị Cúc từng sinh sống.

Anh em chú bác của Hoàng Thị Kim Cúc có Hoàng Tùng Ngâm vốn là bạn thân cùng nguyên quán Thừa Thiên, cùng tuổi Nhâm Tý (1912) và cùng làm chung Sở Đạc điền Quy Nhơn với Hàn. Năm 1954, Hoàng Tùng Ngâm tập kết ra Bắc, đổi tên là Hoàng Thanh Trai và từng làm đại sứ nước ta tại Ai Cập rồi tại Sri Lanka. Tết Bính Thìn (1976) thì mất ở Hà Nội.(9) Năm 1939, chính nhờ “xúc tác” của Hoàng Tùng Ngâm, Hàn đã hứng khởi sáng tạo một số áng thơ tặng Hoàng Thị Kim Cúc - trong đó có Ở đây thôn Vỹ Dạ, một tác phẩm gây nhiều tranh luận lâu nay.

Áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ - nhan đề nguyên tác cùng một số lời bình


Năm 1992, ba cuộc hội thảo lớn được tổ chức ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhằm nhìn lại và đánh giá 60 năm phong trào Thơ mới. Ban tổ chức đã đề nghị các nhà thơ, nhà nghiên cứu - lý luận - phê bình bỏ phiếu chọn những bài Thơ mới hay nhất. Kết quả cuối cùng, Ở đây thôn Vỹ Dạ của Hàn lọt vào “top 18”.

Quanh áng thơ nổi tiếng này, lâu nay rộ lên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi - nhất là từ khi tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình lớp 11 bậc trung học phổ thông. Theo dõi các cuộc tranh luận đó, tôi nhận thấy một số chi tiết bị nhầm lẫn rất đáng buồn. Tại sao? Có nhiều lý do. Hai trong những lý do quan trọng là thiếu thực tế và thiếu tư liệu tham khảo cần thiết.

Điều nhầm lẫn phổ biến đầu tiên nằm ở… nhan đề bài thơ! Nguyên tác, Hàn viết Ở đây thôn Vỹ Giạ chứ không phải Đây thôn Vỹ Dạ như sách báo - kể cả giáo khoa và giáo trình - vẫn in. Địa danh có thể chỉnh sửa cho thống nhất chính tả: Vỹ Dạ hoặc Vĩ Dạ thay vì Vỹ Giạ(16). Còn chữ Ở hà cớ gì bị lược bỏ? Nếu muốn gọn hóa tối đa, Ở đây thôn Vỹ Dạ rất dễ biến thành Thôn Vỹ chăng?

Nhà văn Trần Thanh Địch nhận xét:

- Chữ Ở được Hàn dùng có chủ đích. Đọc kỹ bài thơ mới thấy chữ đó nhấn mạnh đến thôn Vỹ: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Tùy tiện “biên tập” cả “titre” mà không được tác giả ưng thuận là tối kỵ. Chuyện như vậy xảy ra không ít đối với tác phẩm của Hàn! Như bài Sao, vàng sao - một bài thơ khác mà Hàn gởi tặng chị Cúc - lâu nay cứ bị “chụp” cái tên Đừng cho lòng bay xa.

Cả hai áng thơ vừa nhắc đều được Hàn Mạc Tử đưa vào tập Thượng thanh khí, chứ chẳng phải tập Thơ điên (tức Đau thương). Đây là một nhầm lẫn khác mà đa số tuyển thơ cùng nhiều bài viết vẫn mắc phải.

Trong cuốn Thơ Hàn Mạc Tử và những lời bình(17), Mã Giang Lân lại cho rằng Ở đây thôn Vỹ Dạ vốn in lần đầu trên giai phẩm Nắng Xuân năm 1937. Hỡi ôi! Bài thơ được hoàn tất năm 1939, liệu có thể công bố trước hai năm chăng?

Thậm chí có người, như Vũ Quần Phương qua lời tựa tập Hàn Mặc Tử - thơ với tuổi thơ(18), nghĩ rằng áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ mang vẻ đẹp “trong trẻo” và thể hiện bằng giọng điệu “bình tĩnh” nên tin chắc đây là một sáng tác thuộc giai đoạn đầu của Hàn, giai đoạn thân chưa phát bệnh và thơ chưa phát “điên”. Thật ra, Hàn lúc này đang đau khổ lánh mình với nguồn thơ úa mãi hai hàng lệ(19) rồi lâm chung sau đấy đúng một năm tròn!

Hiểu rõ xuất xứ cùng hoàn cảnh sáng tạo tác phẩm, ắt sẽ góp phần giúp bạn đọc tiếp nhận bài thơ theo cách đúng đắn hơn, chuẩn xác hơn. Do đó, tôi sao lục thêm ba đoạn thư liên quan do chính người trong cuộc là Hoàng Thị Kim Cúc giãi bày.

Thư đề ngày 15/4/1971 gởi Quách Tấn: “Về cô gái trong câu Lá trúc che ngang mặt chữ điền mà ông hỏi có phải là tôi đó không. Thưa ông, bức ảnh đó chỉ là bức ảnh phong cảnh, không có cô gái nào khác ngoài cô gái chèo đò. Cô gái mà ông hỏi đó là do sức tưởng tượng của thi nhân mà hiện ra thôi. Số là mùa hè năm 1939, Ngâm viết thư về Huế cho biết Tử bị mắc bệnh nan y. Ngâm khuyên tôi nên viết thư thăm Tử, hãy an ủi một tâm hồn đau khổ. Thay vì viết thư thăm, tôi gởi một bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte-visite(20). Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức khỏe Tử, mà không ký tên, rồi gởi nhờ Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ và một bài thơ khác nữa(21) cũng do Ngâm gởi về (bài này các sách báo đều đăng cả rồi). Không ngờ sức tưởng tượng của thi nhân quá khác thường đến biến bức ảnh phong cảnh đó thành bức ảnh bến Vỹ Dạ lúc hừng đông hay một đêm trăng, trong đó có cô gái Lá trúc che ngang mặt chữ điền nữa! Khiến có người đã nghĩ rằng cô gái đó mặc áo trắng dài tha thướt vì câu Áo em trắng quá nhìn không ra…”.

Thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín: “Năm 1938, Ngâm cho biết Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y. (…) Xiết bao ngậm ngùi thương cảm. Thương cho người tài hoa lâm đại nạn! Cảm tấm lòng yêu thương thắm thiết chân thành của Tử đã dành riêng cho tôi! Một thời gian sau, Ngâm đề nghị: lúc này, chị nên an ủi Trí. (…) Xa xôi quá, không biết làm gì khác hơn là viết mấy hàng chữ hỏi thăm sức khỏe Tử, viết mà không chữ ký, không đề ngày, sau tấm ảnh phong cảnh Huế, gởi nhờ Ngâm trao lại. Rồi mấy tháng sau, Ngâm gởi về cho tôi bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ với mấy hàng chữ sau lưng bài thơ vào tháng 8/1939. Giữa Hàn Mặc Tử và tôi chỉ có chừng nấy.”

Thư đề ngày 11/5/1988 gởi anh cả Hoàng Toại: “Đến khi nghe anh ta(22) mắc bệnh nan y, em rất xót thương cho người tài hoa bạc phận và để an ủi một tâm hồn tha thiết yêu thương đang vô cùng đau khổ, em gởi cho anh ta hai dòng chữ hỏi thăm sức khỏe viết trên một tấm cát 6x9(23) phong cảnh thành phố Huế, ảnh mua ở nhà chụp bóng Tăng Vinh. Sau khi nhận được bức phong cảnh đó thì anh ta gởi bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ tặng em. Thư đi thư về đều qua tay Ngâm chuyển, chứ em không trực tiếp gởi. Và sau mấy hàng chữ thăm sức khỏe và sau khi nhận được bài thơ Hàn Mạc Tử tặng, em cũng nín luôn, không thư từ gì cho thi sĩ nữa, qua năm sau (1940) thì được tin Hàn Mạc Tử mất tại Quy Hòa”.

Áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ cùng bức thư của Hàn đã được Hoàng Thị Kim Cúc trân trọng giữ gìn tại nhà riêng. Đó là tờ giấy pelure mỏng, một mặt chép bài thơ, mặt kia ghi mấy dòng thư. Rất may mắn được chị Cúc lúc sinh tiền cho xem tận mắt, tôi chú ý mấy điểm: bài thơ gồm 3 khổ thì khổ cuối trong thủ bản nằm cách biệt với hai khổ đầu, cuối bài thơ, tác giả ký Hàn Mạc Tử rồi đề 11-1939 (chứ không phải 8-1939). Còn bức thư thì nguyên văn như sau:

Túc hạ,

Có nhận được bức ảnh bến Vỹ Giạ lúc hừng đông (hay là một đêm trăng?) với mấy hàng chữ túc hạ gởi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ còn nhớ đến người năm xưa, thế là phúc hậu lắm rồi. Mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy. Và mong rằng một mùa xuân nào đây sẽ gặp lại túc hạ phỉ dạ. Thăm túc hạ bình an vui vẻ.

Hàn Mạc Tử


Hoàng Thị Kim Cúc với bút danh Hoàng Hoa đã âm thầm sáng tác một số bài thơ, trong đó có những bài “đề tặng hương hồn anh HMT” như bài dưới đây viết vào đầu xuân Tân Tỵ 1941 - nghĩa là sau khi Hàn mất chưa đầy năm.


Bao năm hoa sống nơi thôn Vỹ

Thầm giữ trong lòng một ý thơ

Cũng biết cách xa ngoài vạn dặm

Tình anh lưu luyến cảnh quê mơ



Một mình một cõi với trời mây

Với cả đau thương với hận này

Anh khéo lột hết tài nghệ sĩ

Tiếng vang muôn thuở vẫn còn đây



Hồn anh lẩn khuất ở đâu xa

Hoa biết cùng ai thổ lộ ra

Tuy sống giữa cảnh đời náo nhiệt

Tình ai ai vẫn cứ đậm đà!



Nếu chỉ đọc qua bài thơ của Hoàng Hoa thôn nữ, lại thấy nàng suốt đời độc thân và bảo lưu kỹ lưỡng thủ bút Hàn thi sĩ, mà chưa đọc thư từ Hoàng Hoa viết hoặc chưa nghe Hoàng Hoa bộc bạch niềm riêng, hẳn không ít người sẽ dễ tin chuyện tình Hàn Mạc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc từng diễn ra “ly kỳ mùi mẫn” y như sách báo và tuồng tích đã dày công… thêu dệt. Mức độ ngộ nhận càng tăng vì ngay cả người nhà cũng chẳng thấy Hoàng Thị Kim Cúc phản ứng gì trước bao đồn thổi, thị phi.

Chính xác, như chúng ta đã biết, Hoàng Thị Kim Cúc có phản ứng chừng mực, đúng người, đúng lúc, song chẳng đạt kết quả như nguyện. Trong một bài viết đăng trên tuần báo Văn nghệ số ra ngày 14/10/1995, Võ Đình Cường lý giải kỹ càng: “Những người có liên hệ mật thiết với Hàn Mạc Tử mà chị(24) đã cho biết sự thật, và yêu cầu họ đính chính, thì họ đã không làm, hay làm ngược lại, gây thêm hỏa mù trong bối cảnh đã có nhiều sương khói làm mờ nhân ảnh. Chẳng hạn như ông Nguyễn Bá Tín, tác giả cuốn hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi(25) xuất bản vào tháng 2/1991, sau bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc gởi cho ông vào tháng 10/1987, nghĩa là sau gần 4 năm, nói rõ về tấm ảnh gởi Hàn Mạc Tử, là một tấm ảnh phong cảnh, thế mà ông Nguyễn Bá Tín lại viết: ‘Cho tới khi anh(22) đau nặng rồi (1939), chị Cúc còn cho anh một phiến ảnh cỡ 6x9(23): chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ…’. Quan trọng hơn nữa, cái đoạn chị Kim Cúc kể chuyện chị đã không nhận thư và sách của Hàn Mạc Tử đem tặng, tác giả Hàn Mạc Tử anh tôi đã bỏ qua, không nhắc đến. Nhưng tác giả lại viết: ‘Nếu anh(22) biết chị(24) đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hỏa tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt của anh mà cũng là mối tình đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không còn ngăn cách giáo lương, không còn tham sân si trần tục. Ôi! Tình Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!’ (…) Chị Kim Cúc có buồn không, khi bị người ta vô tình hay cố ý lái cái mục đích cao quý trong sự tu hành của chị về phía tôn thờ một người khác tôn giáo mà chị chỉ có thể có cảm tình, chứ không yêu?”.

Phân tích nội dung và nghệ thuật áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ, đã thấy xuất hiện khối trường hợp “bàn rồi tính” nối tiếp “bình rồi… tán” đến mức ì xèo! Ngang qua nhà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vỹ Dạ, thấy hàng cau trồng nép bờ rào, có người chắc mẩm dòng Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên phải “mọc” từ đây! Hồi trước, vào vườn nhà chị Cúc, chúng tôi chưa thấy cây cau nào. Ông Nguyễn Bá Tín cũng ghi trong Hàn Mạc Tử trong riêng tư(26) rằng: “Năm 1985, tôi về Huế ghé thăm chị Cúc (…), chị Cúc chợt hỏi: Cậu có tìm được một cây cau nào trong vườn tôi không? Sao anh Trí lại nói đến hàng cau?”.

Công bố bài Một cách hiểu khác về “mặt chữ điền”(27), Thang Ngọc Pho lại tự bộc lộ chưa một lần về thôn Vỹ hoặc ghé Vỹ thôn nhưng thiếu quan sát đủ đầy mà vẫn bạo dạn khẳng quyết: “Mặt trước phía trên cổng nhà ở của quý tộc phong kiến ở đây(28) thường trang trí chữ điền đắp nổi. Điền, chữ Hán, có nghĩa là ruộng. Đó là biểu tượng của các gia đình quý tộc phong kiến, được nhà vua phong cấp ruộng đất theo cấp bậc và công trạng. Từ mặt trong câu thơ là mặt chữ chứ không phải là mặt người. Tác giả sử dụng phép ẩn dụ với nghĩa phái sinh như mặt bàn, mặt nước, mặt đường… Vậy câu thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền được hiểu là những chữ điền trên cổng các nhà quý tộc thấp thoáng dưới lá trúc. Cách hiểu này làm tăng giá trị của bài thơ.”

Thú thật, bản thân tôi từng sống ở Vỹ Dạ suốt thời gian dài mà không thấy cổng nhà quý tộc nào đắp nổi chữ 田 điền. Thêm một thực tế nữa cần nêu, Hoàng Thị Kim Cúc là phụ nữ có khuôn mặt chữ điền.

Quá quắt hơn là trường hợp suy diễn chủ quan cực kỳ kệch cỡm: cô gái thôn Vỹ trở thành… kỹ nữ, khách đường xa biến ra khách làng chơi, thuyền ai đậu bến sông trăng trở nên buồng chứa nổi. Bằng lối gán ghép thô vụng như thế, Lê Đình Mai đã “phán” xanh rờn trong bài Đây thôn Vỹ Dạ - một tiếng thở dài đáng quý(29): “Ở chốn dâm ô này, những gì đẹp đẽ nhất, cao quý nhất của con người đều bị sương khói truy hoan lu mờ hết, hoen ố hết.” Nhiều tác giả đã lên tiếng phản bác cách lập luận khiên cưỡng đó. Chẳng ai phủ nhận trên dòng sông Hương xưa nay xuất hiện những điểm kinh doanh trò “ngủ đò tục”, quá khứ có lúc gần như công khai(30), song đoạn sông qua khu vực thôn Vỹ thì hoàn toàn khác.

Trên tập san Văn hóa và đời sống(31), đề cập đến sự hạn chế trong một số bài viết về áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ xuất hiện bấy lâu nay, Văn Tâm sơ bộ chỉ ra bốn nguyên nhân: thứ nhất là thói quen xã hội học dung tục; thứ hai là người nghiên cứu không am tường phong cách nghệ thuật của đối tượng mà mình tìm hiểu; thứ ba là mỹ cảm kém nhạy bén; thứ tư là thái độ tùy tiện, thiếu nghiêm túc trong khâu xác định và khảo chứng tư liệu.


CHÚ THÍCH

* Nhà báo, Tuần san Thế giới mới

(1) Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) ký nhiều bút danh, trong đó có Hàn Mạc Tử và Hàn Mặc Tử. Khảo sát kỹ lưỡng, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy bút danh chính thức của Nguyễn Trọng Trí những năm cuối đời là Hàn Mạc Tử. Điều ấy đã được Phanxipăng trình bày rõ qua bài “Chính danh định luận: Mạc hay Mặc?” đăng trên tạp chí Thế giới mới số 416 (11/12/2000).

(2) Pellerin hay còn gọi là Trường Bình Linh, thuộc dòng La San, được sáng lập tại Huế năm 1904, giảng dạy từ bậc tiểu học đến trung học (tương đương lớp 1 đến lớp 12 hiện nay). Từ năm 2008, đó là Học viện Âm nhạc Huế, địa chỉ số 1 Lê Lợi, thành phố Huế.

(3) Hai niên khóa 1928-1929 và 1929-1930, tại Trường Pellerin ở Huế, Nguyễn Trọng Trí học lớp nhì năm thứ 2 / cour moyen 2è année (tương đương lớp 4 hiện nay) và lớp nhất / cour supérieur (tương đương lớp 5 hiện nay) là hai lớp thuộc bậc tiểu học - theo sự phân cấp giáo dục trên toàn quốc từ năm 1906 đến năm 1945 - chứ hoàn toàn không phải “có hai năm học trung học tại trường Pe-lơ-ranh (Pellerin) ở Huế? như sách giáo khoa hiện hành Ngữ văn 11 (Tập hai - Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, 2008 và 2009 - Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010) đã in đi in lại.

(4) Bài Đôi nét về Hàn Mạc Tử được Quách Tấn (1910-1992) viết tại Nha Trang năm 1959, đăng tạp chí Lành mạnh số 38 (Huế, 1/11/1959), rồi lần lượt đăng lại trên tập san Văn và bán nguyệt san Phổ thông, đoạn in vào một số sách như Thơ Hàn Mạc Tử (Sở Văn hóa-Thông tin Nghĩa Bình, 1987), Hàn Mạc Tử thơ và đời (Nxb Văn học, Hà Nội, 1995), Hàn Mạc Tử hôm qua và hôm nay (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995), v.v... Lưu ý rằng nội dung văn bản Đôi nét về Hàn Mạc Tử có những thay đổi qua thời gian công bố.

(5) Hiện nay là đường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn.

(6) Vở tuồng cải lương Hàn Mạc Tử do Viễn Châu và Thể Hà Vân hợp soạn năm 1957.

(7) 21 tuổi ta, 20 tuổi tây, tức là vào năm 1933.

(8) Bên đó: Hoa Kỳ.

(9) Tham khảo thêm bài “Bạn thân đồng tuế đồng hương của Hàn Mạc Tử" do Phanxipăng viết đăng tạp chí Thế giới mới số 891 (5/7/2010).

(10) Sách Hàn Mạc Tử của Trần Thanh Mại, in lần đầu năm 1942, sau được tái bản nhiều lần.

(11) Cư sĩ: người tu trì tại gia.

(12) Trích bài viết “Nhớ cô Hoàng Kim Cúc” của Võ Thị Tiểu Kiều in trong tuyển tập Đồng Khánh mái trường xưa năm 1992.

(13) Do nhà sách Khai Trí ở Sài Gòn ấn hành lần đầu năm 1970, sau được nhiều nhà xuất bản tái bản.

(14) Gia đnh Phật tử có tiền thân là Đoàn Thanh niên Đức dục và Gia đnh Phật hóa phổ được thành lập tại Huế vào thập niên 1930.

(15) Trích bài “Tiếng thở dài - chia sẻ với Hàn Mạc Tử” đăng tạp chí Sông Hương số 2 năm 1990, sau in vào sách Cảm nhận thơ Hàn Mạc Tử (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1999).

(16) Địa danh Vỹ Dạ do biến âm từ gốc Vĩ (Vi) Dã 葦野°. Vĩ (Vi) 葦: cây lau. Dã 野°: cánh đồng.

(17) Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000, trang 283.

(18) Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2000, trang 5.

(19) Trích một dòng từ bài thơ “Buồn ở đây” trong tập Thượng thanh khí của Hàn Mạc Tử.

(20) Carte-visite: carte de visite: danh thiếp.

(21) Bài thơ Sao, vàng sao.

(22) Tức Hàn Mạc Tử.

(23) 6x9cm.

(24) Chỉ Hoàng Thị Kim Cúc.

(25) Nxb Tin, Paris, 1990 - Nxb TP HCM, 1991.

(26) Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994, trang 118.

(27) Tạp chí Tài hoa trẻ, số 69 ra ngày 25/2/1999.

(28) Vỹ Dạ.

(29) Báo Giáo viên nhân dân, số đặc biệt tháng 1/1990.

(30) Có thể đọc phần Những con đò đưa khách trong bài “Sinh hoạt những vạn đò trên sông Hương trước 1975” của Phan Hoàng Quý đăng trên Nghiên cứu Huế, tập 1,1999 và phóng sự “Ngủ đò sông Hương” in trong sách Huế chừ của Phanxipăng (Nxb Thanh niên, 2000).

(31) Nxb TP HCM, 1990.

Chúc mừng

Tình cảm dạo này phức tạp quá, cứ chúc mừng rồi chia buồn mừng vui trồi sụt, nhưng tình cảm chỉ là phản ánh cái hiện thực cuộc sống xong.

Chúc mừng đồng chí đứng đầu tỉnh. Đây là tiểu sử tóm tắt (chính thức) của đồng chí. Xem mặt mũi cũng sáng sủa ra phết. May mà năm nọ bị "phốt" nhưng rồi đồng chí vẫn vững bước tiến lên.

Chia buồn

Vừa mới chúc mừng đồng chí con hôm trước thì nay nghe tin mẹ đồng chí đã qua đời. Xin tỏ lòng chia buồn.

Sunday 10 October 2010

Chị ơi

Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo....

Thế là tôi mất chị thật rồi, đau buồn sao kể xiết.

Chị một đời vất vả lao lung lo cho chồng cho con cho cháu chưa được hưởng phút yên bình nghỉ ngơi.

Chị có nhiều thiệt thòi nhất trong số các anh chị em trong nhà. Chị học giỏi, nhưng do hoàn cảnh gia đình trong lúc khó khăn, chiến tranh ác liệt, bố mẹ đã lo cho chị D. học y (những 6 năm) rồi thì nếu chị vào học đại học (ít ra cũng 4 năm) thì kinh tế gia đình không kham nổi. Vì thế chị đã phải "quay ngang" (thôi học để đi làm) và chỉ sau một thời gian đào tạo ngắn ngủi chị đi làm. Về kinh tế gia đình chị cũng thuộc loại khó khăn nhất so với các anh chị em khác trong nhà, vì thế trong thâm tâm nhiều lúc nghĩ thương cho chị lắm.

Thế rồi chẳng ốm đau bệnh tật gì (tất nhiên bệnh khớp của chị 20 năm qua vẫn đó nhưng không phải là nguyên nhân gây ra nguy hiểm tính mạng), chị sau hơn 10 ngày nằm mệt và chưa đầy một tuần nhập viện chị đã ra đi.

Nếu có niềm an ủi, đó là việc tang của chị đã được cả nhà, họ hàng, bà con dân phố, quê nhà lo lắng chu đáo, hoàn tất và đầy sự trang trọng trong niềm tiếc thương chân thành.

Ngoài ra, không phải là chị cả nhưng chị đã thôi học và đi làm sớm nhất, chị cũng lập gia đình và có con đầu tiên rồi các con chị cũng đã có công ăn việc làm và lập gia đình, có con cái. Xét theo luật đời, có lẽ chị đã trả xong nợ.

Vĩnh biệt chị.

Thursday 7 October 2010

vô đề

chẳng biết viết gì, nhân xem báo thủ đô thấy bài này, thấy thật đáng khen ngợi H.T.V. (không biết là tên thật hay tên giả nữa, kệ), H.T.V. xứng đáng được tuyên dương là một công dân HN tiêu biểu, và cần được kết nạp ngay vào hàng ngũ lãnh đạo của TP và của TƯ.

Thursday 30 September 2010

CHOÁNG!!!

Thấy Đài PT&TH Hà Nội (HTV) chạy dòng chữ này mà choáng:

HÀ NỘI - KINH ĐÔ BẬC NHẤT CỦA ĐẾ VƯƠNG MUÔN ĐỜI.

- Nhất thế giới chăng?
- Hay là nhất Việt Nam?
- Nếu nhất VN, không triều đại nào tồn tại được muôn đời, chế độ quân chủ tại Việt Nam chấm dứt năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
- Nếu coi chữ muôn đời là đúng, thì phải chăng .........................

Đây chỉ là lỗi của mấy người làm truyền hình hay là có sự đồng ý của lãnh đạo.

Hết nói!!! Hết biết!!!

Thursday 16 September 2010

1YK

Over a decade has passed since the world entered the 21st century with some anxiety about the Y2K, this country, strangely enough, is sliding back 1,000 years to celebrate the 1YK leaving concern in some people wishing for the final count down to end and for all the celebrations to be finished so that life could be returned to normal again.

Wednesday 15 September 2010

Deutsch Herbst

Thật ngạc nhiên khi thấy (theo VTV, Nhân Dân, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và các nguồn khác) đưa tin Egon Krenz là khách của nhà nước Việt Nam và được nguyên thủ quốc gia (Nguyễn Minh Triết) cũng như các lãnh đạo (Nguyễn Thiện Nhân) và cựu lãnh đạo (Vũ Mão) - những người đã từng du học ở defunct PDG (DDR) hoặc nước CHLB Đức trước hay sau khi nước Đức thống nhất, tiếp.

Monday 13 September 2010

Đại sứ Nhật tâm sự hay những câu hỏi thường gặp của nhà báo VN

Phát biểu của Đại sứ Nhật trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại VN vừa cho thấy tâm sự của Đại sứ nhưng cũng phần nào, dù nhẹ nhàng, chế giễu các nhà báo VN thông qua các câu hỏi mà hầu như mỗi người nước ngoài nào khi đến VN hoặc sắp rời VN sẽ phải trả lời nếu gặp các "nhà báo" này.
1. “Điều gì khiến Ngài nhớ nhất trong thời gian công tác tại Việt Nam?”
2. “Đối với Ngài, ở Việt Nam đâu là nơi đẹp nhất?”
3. “Món ăn Việt Nam Ngài ưa thích nhất là gì?”
4. “Ngài suy nghĩ thế nào về đất nước hoặc con người Việt Nam?”

Tuesday 31 August 2010

Ông Vũ Mão

Theo mỗ được biết, ông đã về hưu, không rõ ông còn giữ chức vụ gì nữa không, nếu có chắc cũng của hội hè chứ khó có thể là một cương vị chính thức. (À mà báo chí giới thiệu ông là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Căm-pu-chia). Vì thế, thấy khó hiểu khi ông tham gia vào đoàn chính thức của CTN Triết đi thăm Lào (đi Cambodia thì còn được) mấy ngày gần đây.

Sunday 22 August 2010

Chúc mừng

Đây là lời chúc mừng chân thành đến Hoà thượng Thích Học Toán (HT THT) Ngô Bảo Châu, người đã mang lại vinh dự lớn lao chung cho các nhà khoa học, ngành Toán học, và toàn thể đất nước & con người Việt Nam qua giải thưởng Fields 2010.



VTV ngày 19.8 đưa tin thì Monsieur Nhân (Nguyễn Thiện) nói chắc như đinh đóng cột rằng HT THT sẽ nhận chức lãnh đạo một Viện Toán mới dự định được thành lập. Chẳng biết thực hư như thế nào, chỉ có HT THT mới trả lời được chính xác.

Tuesday 17 August 2010

Vylkerie

Trong nước Đức phát xít thời ấy không chỉ có những tên inglorious basterds.

Inglorious Basterds

Một phim hay của Quentin Tarantino, với những chi tiết khá đặc thù.

Iron-Jawed Angels

Khâm phục những phụ nữ Mỹ đấu tranh cho nữ quyền. Xem ra việc đấu tranh cho các quyền cơ bản không phải là dễ dàng.

Sỹ-Tốt (?)

CAND VN thật giỏi, chuyện từ năm nảo năm nào mà điều tra rõ ràng đâu ra đấy hết. Phen này đồng chí Sỹ chắc ăn án tù nặng rồi.

Why the Soviet Union collapsed (2)

Tuần Việt Nam tiếp tục đăng lại bài của Nhân dân điện tử về những biến thái của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết (thường gọi tắt là Liên Xô, tiếng Nga CCCP, Ttiếng Anh USSR hoặc Soviet Union). Đáng chú ý, sStalin có bị hê phán thay vì quan điểm "chính thống" trước nay thiên về ca ngợi, đề cao.

Những vi phạm về nguyên tắc xây dựng Đảng (kỳ 1)


Tác giả: Theo Nhân dân điện tử - Thời nay

Bài đã được xuất bản.: 17/08/2010 06:00 GMT+7

Stalin nói: Báo cáo các đồng chí thảo luận đã bị bỏ, báo cáo mới sửa các đồng chí còn chưa xem. Sau một lát lúng túng, Beria, con người rất giỏi nịnh bợ, nói: Bản thân bản báo cáo này đã quá hay, tin rằng sau khi được đồng chí Stalin sửa chữa báo cáo sẽ còn tuyệt vời hơn nữa (!) Hồi ấy, trong Đảng CS Liên Xô, mọi người hầu như không nói thật.


Why the Soviet Union collapsed

Tuần Việt Nam đăng lại của Nhân Dân online, (xem các đường dẫn dưới đây), toàn văn xem ở đây.

Có lẽ đây là lần đầu tiên, cơ quan ngôn luận (speech organ) chính thức của đảng nhìn nhận sự sụp đổ của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa xô viết (CCCP theo tiếng Nga, USSR hoặc Soviet Union theo tiếng Anh) có nguyên nhân tự thân sâu xa, ít nhất là từ thời Brezhnev (1964-1982) và sau đó, chứ không phải đơn giản là "sự phản bội" (hiểu là CNCS) của Boris Yeltsin hoặc Mikhail Gorbachev như quan điểm được coi là "chính thống" bấy lâu nay.

Đoạn sau đây khá đáng chú ý:

Trước khi Đảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: “Đảng CS Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng CS Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.

Tuy nhiên, bài này cũng có sai sót: Khruchev đã bị truất khỏi vị trí quyền lực năm 1964 chứ không phải qua đời khi còn ại viị như trong bài.

Toàn văn:

Tầng lớp đặc quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô


Tác giả: Theo Nhân dân điện tử - Thời nay

Bài đã được xuất bản.: 16/08/2010 12:00 GMT+7

Tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô trước hết là xuất phát từ chức tước. Có người cho rằng, chức tước càng cao thì đặc quyền càng nhiều, nếu muốn làm quan hoặc thăng chức thì phải lấy lòng, hối lộ các lãnh đạo liên quan. Chức tước vì thế mà có giá.


LTS: Những bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô luôn thu hút sự quan tâm của công luận. Tờ Nhân Dân điện tử vừa đăng hồ sơ có tựa đề: Tầng lớp đặc quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải lại để cùng suy ngẫm.


Vào một ngày mùa thu năm 1988, đột nhiên có hàng trăm, hàng nghìn người tụ tập bên ngoài của một cửa hàng ở Thủ đô Moscow. Nguyên nhân gì đã khiến cho cửa hàng không phải là lớn này trở thành tâm điểm của báo chí và dư luận đến vậy?

Đây là một cửa hàng đặc biệt, chuyên phục vụ một số khách hàng đặc biệt, và hôm đó là ngày cuối cùng trước khi cửa hàng tuyên bố bị đóng cửa. Người dân Liên Xô gọi các khách hàng đặc biệt của cửa hàng đặc biệt này là những người thuộc tầng lớp đặc quyền. Tầng lớp đặc quyền này từng bước hình thành dưới thời Brezhnev và tiếp tục phát triển dưới thời Gorbachev; và đó là một chất xúc tác gây nên sự tan rã từ bên trong Đảng CS Liên Xô, là cũng một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy biến cố Liên Xô.

Sau Cách mạng Tháng Mười, chiến tranh và nạn đói đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Xô Viết còn non trẻ. "Rồi sẽ có bánh mì và sẽ có tất cả", câu nói đầy ấn tượng của Vasili trong bộ phim Lenin trong Tháng Mười đã trở thành câu nói thịnh hành một thời ở Liên Xô. Ngày nay, người ta khó có thể tin rằng những người làm việc gần gũi với Lenin từng nhường nhịn, chia sẻ cho nhau chỉ một mẩu bánh mì, nhưng đây là sự thật của lịch sử.

Nhà làm phim đã dựa vào một câu chuyện có thật hồi ấy để dựng nên tình tiết này trong phim. Năm 1918, chính quyền Xô Viết gặp phải một cuộc khủng hoảng lương thực. Tại một cuộc họp của UBND, Churuva lúc đó đang là Ủy viên nhân dân phụ trách vấn đề lương thực, bất ngờ bị ngất xỉu. Người ta phải khẩn cấp điều bác sĩ đến khám. Khám xong, bác sĩ kết luận, Churuva bị ngất xỉu do đói!

Là quan chức cao nhất phụ trách vấn đề lương thực của chính quyền Xô viết, Churuva nắm trong tay quyền điều động hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tấn lương thực, nhưng lại không giữ cho riêng mình số thực phẩm đủ để no bụng. Ngay sau đó, Lenin kiến nghị xây dựng nhà ăn điều dưỡng để bảo đảm cho những đồng chí đang ngày đêm lo lắng cho nhân dân được no. Điều này hoàn toàn đúng và không có gì phải bàn cãi.


Brezhnev trong một kỳ nghỉ tại Krym (Crưm), Liên Xô (trước đây năm 1973).

Nhà ăn điều dưỡng do Lenin khởi xướng năm ấy dần dần mở rộng thành cửa hàng cấp đặc biệt, rồi dần dần quy mô và số lượng của nó đã có sự thay đổi căn bản. Sau nửa thế kỷ, chỉ có những cán bộ đặc biệt cao cấp của Liên Xô mới có thể ra vào tòa nhà không hề có biển hiệu này. Đây là cửa hàng cung cấp đặc biệt lớn nhất Moscow.

Vào dịp cuối tuần, những chiếc xe hơi lũ lượt kéo đỗ trước của tòa nhà, chật kín cả dãy phố. Ở đây có đủ các loại hàng hóa xa xỉ của nước ngoài, như rượu Brandy của Pháp, Whisky của Scotland, thuốc lá thơm Mỹ, chocolate Thụy Sĩ, coffee của Italia, giầy da của Áo, len dạ Anh, máy thu thanh Đức, máy ghi âm Nhật Bản,... có cả các mặt hàng khan hiếm ở Liên Xô. Báo chí đã nói công khai rằng, đối với những nhân vật thuộc tầng lớp trên thì chủ nghĩa Cộng sản đã được xây xong từ lâu! Chỉ riêng Moscow đã có hơn 100 cửa hàng như vậy.

Tầng lớp đặc quyền trong điện Kremlin có quy tắc riêng của mình, chức vụ càng cao đặc quyền càng lớn thì sự chênh lệch về đãi ngộ vật chất mà họ được hưởng so với dân thường càng lớn. Đương nhiên những người được hưởng đặc quyền này chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong đội ngũ cán bộ Đảng CS Liên Xô. Thế nhưng thứ đặc quyền này phải chăng là căn nguyên đầu tiên của sự bất mãn xã hội mà tầng lớp này đã gây ra?

Thời kỳ Liên Xô vừa bắt đầu xây dựng CNXH, mọi người phấn đấu gian khổ hướng tới một cuộc sống mới. Khi đang phải phấn đấu vất vả để thực hiện lý tưởng chung, xã hội không chấp nhận những hàng vi dành chiếm độc quyền, mưu lợi cá nhân. Vào lúc nhà nước, dân tộc đứng trước nguy cơ tồn vong, nếu nói cán bộ lãnh đạo Đảng CS Liên Xô có đặc quyền gì đó thì đó chính là xung phong ra trận, xả thân chiến đấu, tắm máu sa trường, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược trong tiếng réo hờn căm của Kachiusa.

Thời Stalin, yêu cầu của Đảng với cán bộ nhìn chung rất nghiêm khắc. Khi đó Liên Xô cũng đang phải đương đầu với môi trường chiến tranh tàn khốc và cả sóng to gió lớn của cuộc đấu tranh chính trị. Từng đoàn cán bộ, đảng viên đi ra tiền tuyến. Sự thay đổi cán bộ lãnh đạo diễn ra thường xuyên, tầng lớp đặc quyền không có cơ hội hình thành.


Nikita Khrushchev - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, giai đoạn 1953 - 1964

Sau khi lên nắm quyền, Khrushchev đã thực hiện chính sách "cán bộ đặc biệt" theo quy định tại Điều 25 - Điều lệ Đảng CS được Đại hội 22 của Đảng CS Liên Xô thông qua. Cán bộ đảng viên cần thay đổi thường xuyên. Tại các buổi bầu cử diễn ra tại tổ chức đảng cơ sở hàng năm đều có hàng loạt bí thư bị thay thế sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Tỷ lệ thay đổi cán bộ lãnh đạo lên tới 60%. Bởi vậy, trong thời kỳ này Liên Xô vẫn chưa hình thành tầng lớp người thật sự được hưởng đặc quyền trong Đảng. Tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô chỉ từng bước hình thành sau khi Brezhnev nắm quyền, nhất là vào giai đoạn cuối thời Brezhnev.

Tháng 4-1966, Đảng CS Liên Xô tổ chức Đại hội 23. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên diễn ra sau khi Brezhnev nắm quyền điều hành công tác của BCH TƯ. Đại hội đã sửa đổi Điều 25 trong Điều lệ Đảng. Brezhnev đặc biệt tâm đắc câu nói của Khrushchev, người một thời gian dài phụ trách công tác ý thức hệ trong Đảng rằng: "Sự ổn định của đội ngũ cán bộ là sự bảo đảm cho thành công".

Brezhnev theo đuổi sự ổn định của đội ngũ cán bộ một cách phiến diện sau đó phát triển thành chế độ chức vụ. Thực chất là chế độ chức vụ suốt đời, áp dụng với cán bộ lãnh đạo. Các cán bộ cao cấp của Liên Xô như Brezhnev, Khrushchev đều qua đời khi còn đương chức. Chính sách cán bộ của Brezhnev đã khiến cho các thành viên trong tầng lớp lãnh đạo của Đảng CS Liên Xô gần như không có biến động trong suốt một thời gian dài. Tại Đại hội 23 của Đảng CS Liên Xô, số ủy viên tái đắc cử và liên nhiệm đạt tỷ lệ 79,4%.

Tại Đại hội 25, không tính số ủy viên T.Ư đã qua đời thì tỷ lệ Ủy viên T.Ư liên nhiệm cao tới 90%.

Trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng cấp tỉnh từ năm 1978 đến năm 1981, chỉ có năm trong số 156 vị trí bí thư tỉnh ủy có sự thay đổi về nhân sự. Đến mùa xuân năm 1978, độ tuổi bình quân của 58 vị phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và bộ trưởng là 70. Thực tế này đã tạo ra một đội ngũ lãnh đạo già nua, đương chức suốt đời. Hậu quả của chế độ cán bộ này là vừa khiến cho tầng lớp lãnh đạo thiếu đi sức sống vừa dễ hình thành một lực lượng hạt nhân trong tầng lớp đặc quyền.

Xét về khách quan, chế độ cán bộ lãnh đạo suốt đời làm cho đội ngũ, tầng lớp đặc quyền không ngừng mở rộng, kéo theo sự không ngừng tăng lên cơ quan hành chính được lập ra để bố trí ngày càng nhiều cán bộ lãnh đạo. Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, số cơ quan cấp ban, bộ trực thuộc T.Ư Đảng CS Liên Xô lên tới 20. Trong đó, đại bộ phận trùng lặp với các cơ quan của chính phủ. Thậm chí tên gọi của những ban, bộ này cũng giống hệt nhau. Như Ban Nông nghiệp, Ban Công nghiệp quốc phòng, Ban Công nghiệp nặng và năng lượng, Ban Chế tạo cơ khí, Ban Văn hóa...

Dưới thời Brezhnev, Đảng CS Liên Xô đã tạo đất cho tầng lớp đặc quyền sinh sôi, nảy nở. Nhiều cán bộ cấp cao không khỏi sửng sốt trước chế độ đãi ngộ đặc biệt mà họ được hưởng ngay sau khi được đề bạt.

Ligachev kể lại trong hồi kí rằng: Năm 1983, khi được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức T.Ư Đảng CS Liên Xô, ngay ngày hôm sau ông đã được cấp một chiếc xe ô-tô cao cấp. Khi ông yêu cầu thay cho mình một chiếc xe đẳng cấp thấp hơn một chút, không ngờ ông bị Chánh văn phòng T.Ư Đảng phê bình lại rằng: đồng chí làm như thế là một sự đòi hỏi đặc biệt, làm mất phong độ của cơ quan. Nếu không ở trong cuộc, người ta không thể tưởng tượng được những hưởng thụ do đặc quyền mang lại.

Dưới thời Brezhnev, con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Thậm chí, đặc quyền còn có thể trở thành "lá bùa hộ mệnh" để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở. Rubanov, con rể của Brezhnev, đã dựa vào quyền thế của bố vợ, quan lộ phất như "diều gặp gió".

Chỉ trong vòng 10 năm, ông ta đã từ một sĩ quan cấp thấp trở thành thượng tướng, sau đó được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ. Trong thời gian này, ông ta đã tham ô, nhận hối lộ 650 nghìn rúp, gây ra vụ án "phò mã" chấn động cả nước. Còn Yuri, con trai Brezhnev thì được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương Liên Xô khi còn rất trẻ.

Tháng 1-1982, tại sân bay Moscow, một công dân Liên Xô chuẩn bị lên máy bay ra nước ngoài du lịch, nhân viên hải quan đã tìm thấy một lượng lớn kim cương cất giấu trong chiếc túi bí mật trên người. Kết quả điều tra cho thấy, đây là sưu tập cá nhân của nữ huấn luyện viên dạy sư tử ở Rạp xiếc Trung ương. Sau đó không lâu, chuyên gia mỹ thuật và giám đốc của rạp xiếc bị bắt giữ. Người ta còn tìm thấy số kim cương trị giá khoảng 1 triệu USD và nhiều đồ vật quý giá khác tại nhà riêng của chuyên gia mỹ thuật và khoảng 500 nghìn bảng Anh cùng nhiều đồ trang sức, tác phẩm hội họa đắt tiền tại nhà riêng của giám đốc.

Đáng nói là, những thứ này đều thuộc sở hữu của Galina - con gái Brezhnev. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vụ buôn lậu đồ trang sức, kim cương còn liên quan Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương Yuri. Vụ việc này lẽ ra thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ xử lý, nhưng sau đó lại được chuyển sang cho Ủy ban An ninh quốc gia (KGB). Trong khi Phó Chủ tịch thứ nhất của KGB là Svigun, người trực tiếp chỉ đạo vụ án này lại là anh em cọc chèo với Brezhnev. Kết quả là, câu chuyện kết thúc ở đó. Con trai Brezhnev là Yuri và con gái của ông ta là Galina vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Trong 17 năm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Selokhov đã lợi dụng chức quyền, biến của công thành của tư. Ông ta không chỉ chiếm khu biệt thự cấp nhà nước lớn nhất của Bộ Nội vụ và nhà khách Bộ Nội vụ làm của riêng mà còn chiếm một tòa chung cư rất lớn ở số 24, phố Hensen. Một lượng lớn tài sản cá nhân của Selokhov và người nhà ông ta được cất giữ trong khu biệt thự cấp nhà nước và tòa chung cư này. Tại một khu biệt thự, chỉ tính thảm trải nhà đã xếp tới bảy tầng, dưới gầm giường nhét đầy những bức tranh sơn dầu của các danh họa Nga.



Từ trái qua phải: Yury Churbanov, Galina Brezhnev and Nikolai Shchelokov

Dưới thời Brezhnev, tình trạng tham nhũng tại Moscow và các nước cộng hòa thuộc Liên bang ngày càng nghiêm trọng. Năm 1980, nhân viên điều tra tình cờ mua một lô cá trích đóng hộp, sau khi mở nắp mới phát hiện bên trong đựng toàn trứng cá Cavian cực đắt. Cá trích sao lại biến thành trứng cá Cavian được?

Sau một thời gian vất vả điều tra, vụ việc đã được làm sáng tỏ. Thì ra một số quan chức Bộ Ngư nghiệp Liên Xô đã bí mật giao dịch với một công ty để họ đóng trứng cá Cavian sản xuất tại Sochi và Astrakhan vào trong những hộp dán nhãn cá trích rồi vận chuyển ra nước ngoài. Công ty phương Tây mua với giá cá trích, sau đó bán chuyển tay. Những người tham gia từ phía Liên Xô sẽ được hưởng lợi nhuận hậu hĩnh từ khoản doanh lợi kếch xù được gửi vào tài khoản ngân hàng Thuỵ Sĩ. Hành vi buôn lậu này diễn ra trong suốt 10 năm. Kết quả điều tra cho thấy, vụ án này làm Liên Xô tổn thất hàng triệu USD, hơn 300 người dính líu vụ án.

Trong đó, có những quan chức cấp cao như Thứ trưởng Ngư nghiệp, Phó Cục trưởng Sản xuất, Tiêu thụ, Quản lý ngư nghiệp cùng các cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại thương, Bộ Công nghiệp thực phẩm, Hạm đội Thái Bình Dương, rồi nhân viên cửa hàng tại Moscow và các thành phố khác. Người chịu trách nhiệm phân phối loại sản phẩm đóng hộp này là thị trưởng thành phố Sochi - Volokov, Bí thư thứ nhất Khu ủy Krasnodar trực tiếp quản hạt Sochi là Maidunov. Ông ta là người thân tín của Brezhnev. Khi được lệnh tham gia điều tra vụ án, ông ta đã ra sức bao che cho Volokov. Sau khi báo Văn học đăng tin Volokov bị bắt, Maidunov rất lo lắng, nhiều lần đã lên Moscow cầu cứu Brezhnev.

Do mức độ nghiêm trọng của vụ án, Chủ tịch KGB là Andropov đích thân báo cáo vụ việc này với Brezhnev. Trước một loạt chứng cớ rõ ràng, Brezhnev hỏi: "Theo đồng chí nên giải quyết thế nào?". Andropov đáp: Vụ này phải đưa Maidunov ra tòa. Brezhnev bảo: Làm thế không được. Bây giờ chúng ta không có người đáng tin cậy ở Krasondur, liệu có thể tạm thời thuyên chuyển Maidunov đến nơi khác được không? Sau đó Maidunov mặc dù bị cách chức nhưng lại được điều lên Moscow làm Thứ trưởng Bộ Lương thực Thực phẩm, được sống trong một căn hộ sang trọng tại Moscow. Câu chuyện đã kết thúc một cách "êm đẹp" như thế...

Tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô trước hết là xuất phát từ chức tước. Có người cho rằng, chức tước càng cao thì đặc quyền càng nhiều, nếu muốn làm quan hoặc thăng chức thì phải lấy lòng, hối lộ các lãnh đạo liên quan. Chức tước vì thế mà có giá. Tại một số nơi, ngay cả chức bí thư đảng ủy cũng có giá. Năm 1969, chức bí thư thứ nhất của một khu ủy Azerbaijan có giá 200 nghìn rúp, bí thư thứ hai có giá 100 nghìn rúp. Hiện tượng mua quan, bán tước cũng tồn tại ở các nước cộng hoà khác trong Liên bang với các hình thức, mức độ khác nhau.

Hội nghị toàn thể tháng 2 năm 1973, TƯ Đảng Gruzia từng chỉ rõ: Trước đây, công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Chủ nghĩa Lenin. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không phải căn cứ vào năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của họ, mà dựa vào thao túng đằng sau, dựa vào quan hệ quen thân gia đình, dựa trên nguyên tắc có trung thành với cá nhân cấp trên hay không.

Để bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Đảng, toàn xã hội. Brezhnev lạnh lùng với từ "cải tổ" rằng: Cải cái gì, cứ làm tốt công việc là được rồi.

Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và trợ lý của ông soạn thảo một báo cáo về cải tổ kinh tế gây nên sự bất mãn và tẩy chay của một bộ phận các tầng lớp đặc quyền quan liêu. Kết quả, trợ lý của ông bị cách chức.

Tầng lớp đặc quyền đã làm tổn hại nghiêm trọng thanh danh của CNXH, tạo ra hố ngăn cách lớn trong xã hội, làm hư hỏng xã hội. Khoảng cách giữa người dân bình thường và tầng lớp đặc quyền ngày càng lớn. Trong xã hội Liên Xô, người dân bình thường tự gọi mình là "chúng ta", còn gọi những người đặc quyền là "bọn họ". Thế nhưng, khi nói đến tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô, chúng ta phải nhấn mạnh mấy điểm sau đây:

- Thứ nhất: Tầng lớp đặc quyền chỉ là khái niệm đặc chỉ đối với một bộ phận cực nhỏ các phần tử thoái hoá, biến chất lạm dụng chức vụ mưu lợi riêng trong đội ngũ cán bộ Đảng CS Liên Xô khi đó. Việc phương Tây gọi 600 - 700 nghìn cán bộ, đảng viên Đảng CS Liên Xô khi đó là tầng lớp đặc quyền hoàn toàn là sự tuyên truyền rắp tâm nhằm phá hoại Đảng CS Liên Xô. Nhìn chung, đại đa số cán bộ, đảng viên của Đảng CS Liên Xô khi đó đều là những người liêm khiết, chí công, hăng hái cống hiến. Họ kiên định đi theo con đường XHCN.

- Thứ hai: Phải phân biệt sự chênh lệch hợp lý với đặc quyền trong lĩnh vực phân phối. Khi đó, mặc dù trong nội bộ Đảng CS Liên Xô và trong xã hội Liên Xô tồn tại tầng lớp đặc quyền và hiện tượng đặc quyền nghiêm trọng, nhưng đồng thời với nó là chủ nghĩa bình quân theo kiểu "ăn chung nồi" tồn tại nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối của Liên Xô.

- Thứ ba: Không chỉ chú ý đến hiện tượng độc quyền tồn tại trong lĩnh vực phân phối mà phải chú ý đến hơn biểu hiện của hiện tượng này trong lĩnh vực khác như: xây dựng chính sách, bổ nhiệm cán bộ, uốn cong luật pháp để mưu lợi riêng cho bản thân và tập đoàn nhỏ đồng thời né tránh sự giám sát của kỷ luật Đảng và quy định pháp luật. Điều này còn nghiêm trọng hơn vì nó phá hoại mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, dẫn đến sự thay đổi tính chất của Đảng. Căn bệnh này càng bộc lộ rõ hơn dưới thời Gorbachev.

Tham quan một biệt thự, là nơi ở cũ của của Gorbachev trước khi ông ta lên nắm quyền, chúng ta thấy như sau: Qua cửa chính là một sảnh rộng. Tầng một có ban công bọc kính và phòng chiếu phim, chiếc bàn ăn dài 10m, phòng bếp giống như một xưởng chế biến thức ăn lớn, còn có một tủ lạnh ngầm dưới đất. Trên tầng hai, đi qua sảnh lớn là tới thẳng phòng tắm nắng, văn phòng, phòng ngủ. Mọi thứ bày biện và trang trí trong tòa biệt thự đều hết sức xa xỉ. Xét về một ý nghĩa nào đó thì cuộc sống cá nhân xa hoa tột đỉnh này còn xa mới bộc lộ được bản chất cuộc sống của tầng lớp đặc quyền. Cái gọi là "cải tổ" của Gorbachev sau khi lên nắm quyền đã trở thành chất xúc tác để tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới. Sự cải tổ rùm beng là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.

Dưới thời Gorbachev, tầng lớp đặc quyền đã không còn thỏa mãn với việc theo đuổi hưởng thụ cá nhân, mà còn mong muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền hiện có. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Đồng thời, tầng lớp đặc quyền còn phát hiện ra rằng CNXH, lòng tin vào CNCS thường trực nơi cửa miệng và ánh hào quang đảng viên Đảng CS mà họ mang trên mình đã không còn giá trị sử dụng. Họ thấy rằng, những đặc quyền mà họ vốn có phải được thay đổi hình hài và CNTB là chế độ thích hợp nhất để hợp pháp hóa những lợi ích hiện có của họ. Đặc biệt, trong lúc Đảng CS Liên Xô và đất nước đang đứng trước nguy cơ tồn vong. Giữ vững lợi ích đặc biệt của mình và hợp pháp hoá chúng, tầng lớp đặc quyền đã không ngần ngại lột bỏ mặt nạ, công khai thúc đẩy vứt bỏ CNXH đi theo con đường của CNTB, tư hữu hoá toàn diện.

Trong thời gian này, tầng lớp đặc quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Họ lợi dụng sự hỗn loạn về thương mại hoá, thị trường hoá, kinh tế tự do hoá do Gorbachev tiến hành để làm một cuộc lật bài kinh tế, trực tiếp chiếm đoạt tài sản nhà nước thành tài sản riêng. Có kẻ thực hiện các cuộc giao dịch giữa quyền - tiền để có những ưu đãi và quota xuất khẩu nguyên liệu và vũ khí, bòn rút tài sản xã hội. Có kẻ thu siêu lợi trong các cuộc giao dịch chứng khoán, hàng hóa trả chậm rồi thành lập ngân hàng và các cơ quan tài chính khác. Một bộ phận thiểu số đó, sau này, trở thành những ông trùm tài chính mới.

Năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền. Kết quả điều tra tiến hàng trong tháng 6 năm đó cho thấy, trong tầng lớp cán bộ cao cấp Liên Xô có tới 76,7 % số người cho rằng nên đi theo con đường tư bản. Chính những kẻ gọi là đảng viên Đảng CS này đã làm cách mạng bằng cách "cách đi cái mạng của Đảng CS Liên Xô". Bọn họ không chỉ vơ vét cho đầy túi tham mà còn tiếp tục nắm giữ những cương vị cao, kiểm soát quyền lực của nhà nước.

Nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, ngoại trừ một số ít nhân vật ngự trên đỉnh ngọn kim tự tháp quyền lực, còn lại một phần cán bộ biến thành những "quý nhân" của nước Nga. Họ chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% trong số lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4 % trong số những quan chức của chính phủ mới.

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ David Code có một câu nói có thể gọi là "đúng tim đen": Đảng CS Liên Xô là chính đảng duy nhất làm giàu trong tang lễ của chính mình. Trước khi Đảng CS Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: "Đảng CS Liên Xô đại diện cho ai?". Kết quả là, số người cho rằng Đảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng CS Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.

Sự hình thành và phát triển của tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Trong giai đoạn này, những kẻ tham nhũng lộ liễu hay lén lút đều tham lam chiếm đoạt tài sản nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân. Trong khi đó, đối với tầng lớp đặc quyền, Đảng CS Liên Xô đã đi từ chỗ ít ngăn chặn đến không tấn công, rồi bao che, thậm chí dung túng, khiến cho khối u ác tính này phát triển và lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể của mình.

Khi Đảng CS Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ.

http://tuanvietnam.net/2010-08-16-tang-lop-dac-quyen-cua-dang-cs-lien-xo-
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45&sub=84&article=181002

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45&sub=84&article=181321

Monday 9 August 2010

Tư liệu (2)

Tiếp tục những ghi chép các cuộc trò chuyện của Vương Trí Nhàn với Nguyễn Đình Nghi.

Nguyễn Đình Nghi (3)


TIẾP TỤC CÂU CHUYỆN VĂN NGHỆ KHÁNG CHIẾN

Năm 1947, tình hình gay go lắm. Pháp nhảy dù Việt Bắc, quây một mẻ, tí nữa bắt được Trung ương của mình. Và cụ Nguyễn Văn Tố bị bắt. Thời ấy, Nguyễn Huy Tưởng hoang mang cực độ. Tôi còn nhớ những phát biểu của ông ấy cơ mà.

Thế rồi về sau ta lại gượng dậy được, lại đánh cho đến Điện Biên.

Vậy thì cái gì đã xảy ra?

Tôi đọc lại những gì bố tôi đã ghi trong kháng chiến, và nhận thấy cuộc kháng chiến chống Pháp là ghê gớm thật. Từ đó, từ những ai đã đi với kháng chiến rồi, sẽ ra một loại người khác, không bao giờ thay đổi nữa.

Kháng chiến là một sự nghiệp lớn lao, và hầu như mọi người văn nghệ sĩ đều chân thành đi theo kháng chiến.

Không ai khác, chính ông Tuân là một người rất ghét những anh sợ gian khổ bỏ kháng chiến.

Đỗ Đức Thu vốn là bạn thân với Nguyễn Tuân, ở trong thành, chỉ làm cái việc của ông Nguyễn Xiển là khí tượng thuỷ văn thôi, mà ông Nguyễn Tuân ông ấy cũng xỏ xiên:

- Đo gió cho nó, để máy bay lên Việt Bắc nó ném bom cho được thuận tiện.

Còn nhớ cái hôm ấy, tôi đang đọc tờ báo ở trong thành tường thuật chuyện Đoàn Phú Tứ dinh tê -- Đoàn Phú Tứ nói rằng một chế độ mà đã coi rẻ nền văn hoá dân tộc như thế, thì phải từ bỏ để trở về với chính nghĩa quốc gia thì Nguyễn Tuân cũng ngồi đấy, Nguyễn Tuân gật gù:

- Tức là lúc ấy đã hút thuốc phiện thật đẫy rồi, nên mới nói như thế này đây mà.

Ông Tô Hoài, ông Tưởng, ông Thi, hồi ấy là những cốt cán, ông Tô Hoài hóm hỉnh và ranh mãnh như thế, nhưng nói về chính sách không ai là không thấy hay. Ông Thi thì rất nồng nhiệt.

Ông Tưởng biết tất cả, nhưng với tư cách là người phụ trách, lại phải làm nhiều việc trái ý muốn. Tôi nhớ, lần ấy tổ chức Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua. Cả ba ông ấy đều được đi dự, mỗi ông trở về nói một ấn tượng.

Ông Tô Hoài chưa thôi khó chịu về những lời phát biểu của Nguyễn Mạnh Tường.

- Có cái tiếng hão là đại trí thức nên người ta mới mời phát biểu. Thế mà lão ấy mở đầu bằng một câu bông lơn nhảm nhí, không ai nghe nổi "Thưa các ngài, bao nhiêu điều hay ho tôi định nói, thì người phát biểu trước tôi đã phỗng tay trên mất rồi"

Ông Thi khoe:

-- Được nghe những lời tâm huyết của đại biểu, mình thấy cái dự trữ phấn khởi cách mạng của mình - ông dùng tiếng Pháp - được tích luỹ thêm rất nhiều.

Ông Tưởng thì mộc mạc hơn, ông Tưởng kể ví dụ như Nguyễn Quang Vinh, còn anh hùng cá nhân ra sao, lúc nào cũng vỗ ngực ta lập công, ta lập công ra sao. Có một câu Quang Vinh quang vinh đi đâu nói chuyện gì cũng nhắc đi nhắc lại.

Tôi thắc mắc với ông Tưởng, thế thì ngược hẳn với những điều anh viết về anh ta trong xê-ri chuyện các chiến sĩ. Thậm chí tôi còn nói cái truyện ông Tưởng mới viết xong là giả, không có chiến sĩ nào nghĩ thế.

Ông Tưởng bảo: Nhưng viết như cậu hình dung, thì không thể in được.

Đấy, các ông ấy tự buộc mình giả, giả một cách tự nhiên như thế đấy. Giả là bản chất thứ hai của con người.

Nhân đây tôi cũng hiểu thế nào là văn học cách mạng.

Một người như Hoài Thanh lúc ấy cực đoan lắm. Có lần, nhân nghe mọi người nói về vở Đề Thám, tôi mới nói lại gì đó (nói vui ở nhà thôi, chứ mặt tôi đâu được dự hội nghị) thế là ông Hoài Thanh nói ngay:

- Cái cách Nghi vừa nói, có cái chất khinh bạc và chế giễu, nó là thuộc về một giai cấp đang suy tàn chứ không phải của một người thanh niên mới lớn.

Và thế là, sau đó, các ông ấy chuyển tôi khỏi Ban văn của Hội văn nghệ - tôi làm thư ký ban ấy - để về một nơi khác. Vì các ông ấy cho là sở dĩ tôi cũ, tôi hỏng như thế, vì tôi ở gần ông Phan Khôi, ông Ngô Tất Tố.

Do chưa bao giờ ở gần nhau như thế, nên mấy ông văn nghệ sĩ này lại nhận ra cái chỗ vớ vẩn, chỗ buồn cười của nhau nhanh lắm.

Xuân Diệu có bài thơ Một sớm mai hồng… gì đó, ông Tứ mang ra giễu mãi. Đến lượt vở Trở về của ông Tứ, thì Xuân Diệu, dưới bút danh Trảo Nha, còn viết cả một bài trên báo Độc lập của Đảng Dân chủ, chê là đến cái chính trị tối thiểu như thế, mà Đoàn Phú Tứ cũng không hiểu, và Trở về là một vở nhạt.

Phan Khôi chê Ngô Tất Tố, Ngô Tất Tố chê Phan Khôi, cái đó dễ hiểu rồi. Nhưng cả hai cụ nhìn những người khác, thì lại cùng nhận ra những lố bịch của họ.

Chẳng hạn, có lần Ngô Tất Tố sang chỗ Anh Thơ chơi, trở về mới kể là mình vừa liếc mắt nhìn cái thời gian biểu của bà ấy. Trong số công việc một ngày của Anh Thơ, việc cuối cùng được nêu là tắm trăng.

Và thế là cả Ngô Tất Tố lẫn Phan Khôi cùng lăn ra cười.

Về việc Ngô Tất Tố vào Đảng. Một lần Ngô Tất Tố đang ở nhà thì có người gọi đi họp, buổi họp chuẩn bị để hôm sau kết nạp ông vào Đảng. Thì ra một con trai của ông là du kích ở quê nhà, có tin là vừa hy sinh.

Chính Ngô Tất Tố hay kể với mọi người như vậy.

Suốt nửa đầu thế kỷ, cả dân tộc này chỉ lo chuyện đánh tây, nên lúc ông Cộng sản ông ấy đánh được Tây thì cũng tức là uy quyền ghê lắm.

Bao nhiêu văn nghệ sĩ mình, cả loại cứng đầu như Nguyễn Tuân, cả loại rã rượu như Lưu Trọng Lư đều bị ông ấy thu phục cả.

Sau những cuộc chỉnh huấn hồi ở Việt Bắc, có lần tôi buột miệng:

- Tôi cảm thấy bao nhiêu sách vở đều vứt đi hết.

Có người nói ngay:

- Không vứt đi hết đâu, nếu anh biết dùng nó trên một lập trường giai cấp.

Thế mới sợ chứ.

Nghĩa là giống như đạo Thiên chúa: tìm tòi khoa học tha hồ, miễn là chứng minh rằng có Chúa.

Người nói với tôi câu trên là anh Trọng Hứa.

Hồi ở Việt Bắc, có một danh hiệu mà anh em hay chỉ Trọng Hứa: Bần. Nó bắt nguồn từ truyện Thằng Bần mà Trọng Hứa viết hồi ở Tiên Phong. Nhưng nó còn có cái ngụ ý, ông ấy già lắm, cũ lắm, loại bần mà lại.

Có cái truyện ngắn Gợi khổ được Tố Hữu khen, đi đâu cũng khoe.

Nhưng sự thật là một người nhạt nhẽo mà lại đồng bóng.


TẠI SAO NGHỆ SĨ ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG?

Con người ta trước Cách mạng là một cái gì cũng lạ lắm. Nghĩa là cũng đầy mâu thuẫn. Bây giờ đã thân với nhau rồi, tôi có thể kể hết với anh thế này.

Ông bố tôi - mà tôi yêu kính - là người như thế nào? Ông ấy rất nghiêm khắc trong ăn mặc, trong cư xử, tóm lại là một người rất hiểu đạo thánh hiền chứ gì. Nhưng ông ấy nghiện hút, và trong khi mải làm kịch, ông ấy bỏ lửng bà mẹ tôi, để sống với bà Song Kim.

Anh không thể tưởng tượng là thời ấy, chúng tôi - một thiếu niên như tôi --khổ về những lề thói cũ đến mức nào. Tôi sống với bà nội, một bà già ngoan đạo, và tôi đã thấy bà tôi hành hạ mẹ tôi hành hạ về mặt tinh thần, nó kinh khủng, nó làm cho tôi không bao giờ thấy cuộc đời là tự nhiên, là bình thường nữa (ấy những lúc tôi phẫn uất quá, thì bố tôi lại tâm sự với tôi, giảng giải cho tôi là phải nhẫn nại, phải cam chịu)

Trong hoàn cảnh ấy, văn minh phương Tây hiện ra như một hứa hẹn giải phóng.

Nhưng, dù yêu văn minh Pháp đến vậy, người ta, tức là bọn tôi lúc ấy, vẫn không thể chịu được sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam. Ở trường, một học sinh láo, dám chửi mấy Tây, giám thị Tây là một học sinh được cả trường suy tôn như một anh hùng.

Ông bố tôi, là người cũng được ân sủng của văn hoá Pháp chứ gì? Văn hoá thì ông ấy nhận, chứ người Pháp ông ấy không chịu. Một lần nào đó, tôi buột miệng ông Tây bà đầm, ông ấy chữa ngay thằng Tây con đầm. Lại như cái lần tôi học được bài Le mac-xây-e hát cho ông ấy nghe, ông ấy nói ngay: - Nghe xong bài này rất muốn diệt hết Pháp.

Có thể nói rằng rất khó cắt nghĩa thái độ của những người như ông bố tôi với cách mạng.

Một mặt thì ông biết hết, biết rằng mình đang sống trong một hoàn cảnh như thế nào. Có lần ông bảo:

- Cái chủ nghĩa tập thể như hiện nay, làm cho con người ích kỷ hơn bao giờ hết. Tức là nó chỉ càng đẩy người ta tới chủ nghĩa cá nhân.

Lại một lần khác.

- Bố hiểu rằng bố đang “được” cách mạng lợi dụng.

Nhưng ông cũng nói ngay:

- Có điều, trong hoàn cảnh này, bố chấp nhận sự lợi dụng đó.

Nhân có việc, tạp chí Hợp Lưu ở ngoài đăng lại bài Thế Lữ viết về Phan Khôi, lần đầu in ở báo Nhân Dân, 4-58, Nguyễn Đình Nghi bảo:

- Hồi ấy, mà không viết lôi thôi to ấy chứ.

Về mối quan hệ của Thế Lữ với Xuân Diệu.

Khoảng 1982-83 gì đấy, khi Thế Lữ tuyển tập được in ra, nhân một cuộc họp ở Hội Nhà văn, ông Tuân mới bảo tôi:

- Này ông Nghi ạ, thì ra bây giờ ông Diệu ông ấy đã phải công nhận công lao của bố ông rồi đấy.

Chả là trong Thế Lữ tuyển tập có bài Xuân Diệu ghi hộ ít đoạn học ký của Thế Lữ, để đền đáp sự tận tình của Thế Lữ lúc Xuân Diệu mới bước vào văn đàn.

Nhưng mà hồi kháng chiến thì đâu có vậy.

Nét đặc biệt trong tính cách của Xuân Diệu là khi cần, rất tha thiết sau lại phủi tay ngay. Ngay từ trước 1945, ông ấy đã phủi tay với đám Tự Lực rồi cơ mà.

Thơ thơ lần đầu, do Đời Nay in 1938, còn đề rõ Xuân Diệu trong Tự lực văn đoàn.

Đến 1943, tái bản, đã bỏ rồi (bản NXB Huy Xuân)

Xuân Diệu hay nói với mọi người rằng hồi ấy, Tự lực thế to quá nên mình phải làm thế, để có thể đến với văn học (Nhàn: xem bài của Bùi Hiển trong tập sách Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học 1945-54)

Nhưng một lần tôi nghe ông bố tôi nói với một người bạn.

- Lúc vào nghề, Xuân Diệu quỵ luỵ với mình lắm.

Một lần họp ở Việt Bắc, Huy Cận phát biểu:

- Tự lực văn đoàn không hề có công trong việc đào tạo tài năng.

- Thế Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyên Hồng thì sao? - Bố tôi hỏi lại.

- À, trong câu hỏi của anh Thế Lữ đã có sẵn câu trả lời rồi -- Huy Cận ứng đối ngay.

Tôi mới viết một bài về sân khấu dân tộc, đại ý là:

- Sân khấu dân tộc phải cảm ơn cách mạng lắm. Vì nhờ có cách mạng, sân khấu dân tộc mới được hồi sinh.

- Nhưng lạ một cái, sân khấu dân tộc là con nuôi thì còn, mà sân khấu cách mạng là con đẻ thì mất. Anh có nhận thấy, mấy chục năm nay, các vở của ta, được hoan nghênh một thời, rồi chết luôn. Không ai nghĩ lại mang những Bắc Sơn, Chị Hoà, Đại đội trưởng của tôi dựng lại thành kịch mục thường xuyên ở các nhà hát.

Thế thì tại sao? Vì chúng ta coi sân khấu là công cụ. Mà công cụ dùng xong thì bỏ đi. Đấy là sân khấu cách mạng. Còn như sân khấu dân tộc ấy ư, lúc ta tiếp nhận nó, ta xem nó như gia tài của cha ông để lại. Có lần, đầu 1973, cũng được mang sân khấu dân tộc đi Paris đấy chứ. Nhưng mang gì? Lưu Bình Dương Lễ ư? Vậy là dám nói rằng ở ta phổ biến chuyện vở cả vợ hai. Quan âm thị Kính ư? Phụ nữ ta toàn lẳng lơ như cô Màu? Không được không mang đi đâu cả. Thế là sân khấu dân tộc thoát kiếp công cụ.

Anh bảo viết hồi ký, nhưng làm sao mà viết được. Bây giờ tôi ngồi tôi viết ra những đoạn tôi kể với anh thì ai người ta in? Còn nếu như viết lăng nhăng thì viết làm gì, tiền bạc được là bao?!

Nhưng nghĩ cho cùng, trở ngại chính là cái lý do tôi vừa nói, văn nghệ ở ta, mấy chục năm qua, chỉ là một thứ công cụ. Mà công cụ thì làm gì có sự tồn tại độc lập, làm gì có quá khứ, làm gì có trí nhớ, làm gì có lịch sử.

Một người như Cụ Hồ chẳng hạn, tất cả mỗi công việc cụ làm, đều là vì cái mục đích trước mắt hết.

Người ta đã nói đủ thứ chung quanh Nhật ký trong tù. Nhưng tôi nhớ một ý của Đặng Thai Mai

- Không bao giờ Cụ Hồ làm gì, mà không có mục đích cả.

Ông Cụ không định làm thơ để đời, để trở thành thi nhân. Nhật ký trong tù chỉ có một lý do khiến nó phải được viết ra: nó là bộc bạch của một người tù với những kẻ giam hãm người tù ấy, rằng ta chả có lỗi gì cả, phải cho ta ra để ta còn trở về với công việc của ta ở Việt Nam.


14-2-2001

Nguyễn Đình Nghi mất 8h15 ngày 9-2 (17 tháng giêng). Đám ma 14-2-2001.

Theo lời những người trong gia đình, ông Nghi rất tỉnh. Bàn với vợ, nếu mình chết, trong cáo phó bỏ hết những chức tước, đơn vị đi, bỏ hết các giải thưởng chỉ ghi Nghệ sĩ là đủ, mà không cũng được.

Vợ: Hay ghi Đạo diễn nhân dân Nguyễn Đình Nghi.

--Thế thì hay quá!

Ông chọn cả cái ảnh sẽ để vào quan tài, và dặn không mua thứ áo quan có mặt kính (không muốn cho ai nhìn lần cuối).

Câu cuối cùng ông kêu lên: Trời ơi, sao mình yếu thế nhỉ! Và đi.

Tôi nói với Nguyễn Văn Thành: Anh Nghi những ngày cuối cùng này, gợi cho tôi một cảm giác đã cỗi, như đã thiu ra, đã khô lại.

Chúng ta thường xem truyền hình, thấy bọn Iraq nó thiếu ăn thiếu thuốc men, kinh khủng ra sao. Mà Việt Nam suốt thời chiến tranh lại chẳng bị tách rời khỏi thế giới như nó hay sao? Hơn nữa ta tự giam hãm mình vào đấy, chứ không phải bị ai cấm đoán.

Ông Nghi thì ở trong căn phòng không có ánh sáng, như cái cây bị ốm, không tiếp nhận được cái gì mới nữa.

Thành kể tiếp về ông Nghi:

- Hai lần từ chối cục trưởng, Nghi không làm quan và muốn chứng tỏ con đường sống riêng của mình. Nhưng lương và nhà thì ông đấu tranh bằng được.

- Vẫn có cái nhỏ mọn và sợ sệt chứ. Mấy năm trước, Pháp nó định tặng cho ông cái danh dự bội tinh (hay là cái huân chương nào đấy), nhân danh một người trí thức tự do, nhưng ông không dám nhận, vì nó cho chung với Dương Thu Hương một đợt. Ông bảo cho riêng thì nhận.

- Cũng có cái ức, dẫn đoàn khi Việt Nam đi Mỹ đấy. Ông ấy là người thiết kế chương trình quan hệ sân khấu với Mỹ nhưng chỉ được đi khảo sát một lần, lần sau ở nhà, ông ức lắm.

- Trong cuộc đời riêng, lẽ ra vì bệnh tật Nguyễn Đình Nghi chết từ kháng chiến chống Pháp rồi --- vậy mà ông còn sống được. Ở ông có chất một người theo đạo nhẫn nại, người trí thức nghèo ham hố nhưng cũng tự hạn chế, luôn dằn vặt mình, liêm khiết, tự trọng, nhưng cũng đau đớn thiệt thòi vì sự tự trọng đó đem lại.

Tôi rất muốn viết như mọi người rằng Nguyễn Đình Nghi ra đi trong thanh thản. Nhưng sự thật là ông ra đi trong sự dở dang tiếc nuối, vừa muốn làm khác vừa biết rằng mình không thể khác.

Đã trích in trên tạp chí Sân khấu các số 8-9/2009

Chỉnh lý lần cuối 31-7-2010
 
VƯƠNG TRÍ NHÀN