Sunday 27 February 2011

Báo LAO ĐỘNG

Xem ra nghề báo ngày nay thật dễ, chỉ việc tìm kiếm các nguồn tin khác nhau, kể cả của "nước lạ', rồi đưa lại thành bài của mình và lĩnh nhuận bút.

http://www.vietnamplus.vn/Home/De-nghi-xu-ly-nghiem-sai-lam-cua-Bao-Lao-dong/20112/79456.vnplus

Đặt TCCS cạnh LĐ thì không phải lắm vì LĐ bị lỗi phải phạt còn TCCS "trong sạch", nhưng cùng một "cung cách làm báo" ngày nay:

http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=6&news_ID=25240873

Who's Who


http://dantri.com.vn/c25/s25-460421/tao-co-che-du-manh-de-phat-trien-giao-duc-mam-non.htm

NĐQ in the news

Nguyễn Đan Quế lại bị bắt.

http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Bat-Nguyen-Dan-Que-vi-hanh-vi-chong-pha-Nha-nuoc/34187

Công an mình giỏi quá!

Phải, hoan hô lực lượng CAND.

http://www.cand.com.vn/vi-VN/trongmatdan/2011/2/144989.cand

Thursday 24 February 2011

What next?

Xăng hôm nay tăng giá.

Thủ tướng cũng đã phê duyệt "phương án tăng giá điện" áp dụng từ 1.3.

Giá vàng và đôla Mỹ không ngừng tăng.

Liệu còn những gì sẽ tăng tiếp theo đây.

Chính phủ phủ nhận phát hành tiền mệh giá 1,000,000 VND.

Người dân sẽ sống làm sao trước "cơn bão giá" này.

Monday 21 February 2011

Tàu du lịch chìm tại Hạ Long

BBC ngay trong ngày đưa tin về vụ này, sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tiếng tăm của an toàn du lịch tại Việt Nam nói chung và Hạ Long nói riêng. Dễ nhất - đối với cơ quan công quyền của Việt Nam - là khởi tố công ty và thủy thủ đoàn để xảy ra tai nạn.

Internet tại Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (Nguyễn Phương Nga) trả lời câu hỏi bình luận về phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ về tự do internet tại Việt Nam, nguyên văn như sau:

Câu hỏi:

Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hi-la-ri Clin-tơn ngày 15/02/2011 về tự do Internet, trong đó có đề cập đến Việt Nam?

Trả lời:

“Ở Việt Nam các quyền tự do, dân chủ của mọi người dân, trong đó có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật và được đảm bảo thực hiện trên thực tế.


Internet được tạo điều kiện thuận lợi và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tính đến tháng 12/ 2010, có gần 26,8 triệu người tại Việt Nam sử dụng Internet, chiếm 31,11% dân số, trong đó có hơn 1,5 triệu blog cá nhân. Tuy nhiên, cũng như ở các quốc gia khác, mọi thông tin trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia.


Ở Việt Nam, mọi công dân đều được pháp luật bảo vệ, đồng thời phải tôn trọng pháp luật. Người vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật .


Chúng tôi cho rằng trong quan hệ giữa các quốc gia, mọi khác biệt cần được trao đổi trên tinh thần xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.”

Nguyên văn phát biểu của Hilary Clinton, phần liên quan đến Việt Nam, ở đây: In the last year, we’ve seen a spike in threats to the free flow of information. China, Tunisia, and Uzbekistan have stepped up their censorship of the internet. In Vietnam, access to popular social networking sites has suddenly disappeared. And last Friday in Egypt, 30 bloggers and activists were detained. One member of this group, Bassem Samir, who is thankfully no longer in prison, is with us today. So while it is clear that the spread of these technologies is transforming our world, it is still unclear how that transformation will affect the human rights and the human welfare of the world’s population.

MODERATOR: Thank you. And right here in the mezzanine, right next to the microphone.

QUESTION: Dr. Nguyen Dinh Thang with BPSOS. We serve Vietnamese Americans and work with Vietnamese in Vietnam. While your initiative will take some time to take effect, just recently, in recent months, the Vietnamese Government sentenced several bloggers to five years all the way to 16 years in prison. So what does your office plan to do, and how the U.S. Government can confront such an emergency situation in Vietnam?

SECRETARY CLINTON: Well, we have publicly spoken out against the detention, conviction, and imprisonment of not only the bloggers in Vietnam, but some of the Buddhist monks and nuns and others who have been subjected to harassment.

Vietnam has made so much progress, and it’s just moving with great alacrity into the future, raising the standard of living of their people. And we don’t believe they should be afraid of commentary that is internal. In fact, I would like to see more governments, if you disagree with what a blogger or a website is saying, get in and argue with them. Explain what it is you’re doing. Put out contrary information. Point out what the pitfalls are of the position that a blogger might be taking.

So I hope that Vietnam will move more in that direction, because I think it goes hand in hand with the progress that we’ve seen in the last few years there.

Kèm theo, truyền thông Việt Nam cũng đưa tin Trung Quốc phản đối phát biểu của H. Clinton.

Wait and See

Ngân hàng nhà nước (NHNN) phủ nhận "tin đồn" phát hành tiền mệnh giá 1,000,000 VND, và đề nghị xử lý người tung tin "thất thiệt". Chúng ta sẽ chờ xem "tin đồn" này đúng sai đến đâu.

Tuesday 15 February 2011

22 đại sứ mới bổ nhiệm 14-2-2011

Xem bài này, và đây là danh sách:

Bổ nhiệm 22 đại sứ Việt Nam ở nước ngoài


SGTT.VN - Ngày 14.2, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với bộ Ngoại giao tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm 22 Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao quyết định cho từng Đại sứ.



Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và các cán bộ Ngoại giao Việt Nam được cử làm Đại sứ, tổng Lãnh sự và đại diện tại một số nước. Ảnh: Chinhphu.vn

Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp 33 người mới được bổ nhiệm làm Đại sứ và tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài.

Giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, tổng Lãnh sự mới được bổ nhiệm, Chủ tịch nước nhấn mạnh, yêu cầu trọng tâm, trước nhất đối với các Đại sứ, tổng Lãnh sự là tập trung nâng cao vị thế đất nước.

“Với tư cách là đại diện cho đất nước, nhiệm vụ chung nhất của các Đại sứ, tổng Lãnh sự là tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới. Các Đại sứ cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm hay của nước bạn để đóng góp xây dựng nước nhà”, Chủ tích nước nhấn mạnh.

Trong bối cảnh hiện nay, theo Chủ tịch nước, các Đại sứ cũng cần thúc đẩy hoạt động ngoại giao kinh tế, tích cực tìm hiểu thị trường, bạn hàng, làm cầu nối thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các nước. Đại sứ quán, Lãnh sự quán phải là mái nhà của người Việt Nam ở nước ngoài, là nơi thu hút tình cảm hữu nghị, đoàn kết của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.

Chủ tịch nước nhắn nhủ: “Các Đại sứ, tổng Lãnh sự và cán bộ, nhân viên ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài phải luôn giữ gìn đạo đức, kỷ cương, kỷ luật công tác, giữ gìn hình ảnh của đất nước trong lòng bạn bè quốc tế”.

Danh sách 22 Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài vừa được bổ nhiệm

1. Ông Nguyễn Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

2. Ông Phạm Xuân Sơn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Liên ban Nga, kiêm nghiệm Cộng hòa Latvia, Turkmenistan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Azerbaijan.

3. Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc tại New York.

4. Ông Lê Mạnh Luân, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Uzberkistan, kiêm nhiệm Cộng hòa Kyrgyzstan và Cộng hòa Tajikistan.

5. Ông Lê Quảng Ba, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc-Đông Bắc Á, Ban Đối ngoại Trung ương làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại CHDCND Triều Tiên.

6. Ông Vũ Bình, Phó Vụ trưởng Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Hy Lạp.

7. Ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, kiêm nhiệm Đại Công quốc Luxembourg và Ủy ban châu Âu.

8. Ông Nguyễn Hồng Cường, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại New Zealand, kiêm nghiệm Cộng hòa Figi (Fiji) và Nhà nước Độc lập Samoa.

9. Ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, kiêm nghiệm Cộng hòa Bồ Đào Nha, Công quốc Monaco, Công quốc Andorra, Cộng hòa Trung Phi.

10. Bà Hạ (Hà?) Thị Ngọc Hà, Phó Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Chile, kiêm nghiệm Cộng hòa Peru và Cộng hòa Ecuador.

11. Ông Trần Hải Hậu, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Singapore.

12. Ông Nguyễn Xuân Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Slovakia.

13. Ông Vũ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, kiêm nhiệm Ireland.

14. Ông Ngô Duy Ngọ, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Hungary, kiêm nhiệm Cộng hòa Croatia, Cộng hòa Albania và Cộng hòa Bosnia Herzegovina.

15. Ông Lê Hồng Phấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tây Á-châu Phi, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Nhà nước Qatar.

16. Ông Trần Ngọc Thạch, Vụ trưởng, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất.

17. Ông Tôn Sinh Thành, Vụ trưởng Vụ Biên giới phí Tây thuộc Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Xã hội Dân chủ Sri Lanka.

18. Ông Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Malaysia.

19. Ông Nguyễn Thiệp, Vụ trưởng, đặc trách về đàm phán EU và Vatican thuộc Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Áo, kiêm nhiệm Cộng hòa Slovenia.

20. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Vụ trưởng-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Thư ký ASEAN 2010, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Indonesia, kiêm nhiệm Papua New Guinea và Cộng hòa Dân chủ Đông Timor.

21. Ông Bùi Quốc Trung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Nhà nước Kuwait, kiêm nghiệm Vương quốc Oman và Nhà nước Bahrain.

22. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ châu Mỹ, Bộ Ngoại giao làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Việt Nam tại Liên bang Mexico, kiêm nhiệm Cộng hòa Honduras, Cộng hòa Guatemala, Cộng hòa El Salvador và Belize.

VA - PV