Tuesday 4 March 2014

Thiên tài: Ai cho mi xuất hiện

Bài này chắc được đăng trên Tuần Việt Nam, xin đăng lại dưới đây.

Thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam?


Hoàng Hường 


TVN - Tại sao Đỗ Nhật Nam không

 thể trở thành những Ngô Bảo Châu

 tiếp theo. Hay chúng ta phải cay

 đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không

 xuất hiện ở Việt Nam. Ai cho họ

 xuất hiện?


Cách đây vài năm, nguyên CEO của

FPT, Trương Đình Anh từng gây xôn

xao dư luận bằng phát ngôn "Ước mơ

của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi

và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi".

Trong vô vàn giấc mơ của vô vàn

người, ước mơ của Trương Đình Anh

trở nên khác biệt, và anh bị "soi" chỉ

vì... không chịu mơ giống họ.

Trong khi người khác bận "trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo" hay "làm giáo viên để 

chăm lo sự nghiệp trồng người"... giống như những câu trả lời hay được gà cho các thí sinh hoa

hậu, thì một người lại "dám" mơ làm tỷ phú và Thủ tướng. Không được! Mơ cũng phải theo... lề 

thói, khác đi là phải... ném đá.

Khi Trương Đình Anh dẫn dắt công ty tốt, thành công, "dư luận" khen anh quyết đoán, dám nghĩ

dám làm. Khi Trương Đình Anh thất bại, phải rời vị trí CEO, "dư luận" lại kể tội: ai bảo không 

khiêm tốn, khác người, không biết đối nhân xử thế...


Thế nào là không có tuổi thơ?


Không chịu "rút kinh nghiệm" từ trường hợp Trương Đình Anh, cậu bé Đỗ Nhật Nam đang hứng chịu
cơn mưa đá từ dư luận. Tội lớn nhất của cậu là đã không chịu suy nghĩ, nói năng giống những đứa
trẻ bằng tuổi, can tội tự hào về những thành tích đạt được quá sớm, can tội mê sách "chính trị, xã

hội, khoa học"..., lại còn dám mơ trở thành giáo sư tin học đầu tiên, chuyên gia mật mã của Việt 

Nam và Mỹ.

Trong đám đông đang "ném đá" Đỗ Nhật Nam, phần nhiều là các ông bố bà mẹ. Có chút gì đó vì
Nam "can tội" giỏi hơn con họ. Phần lớn còn lại ứng xử theo quán tính vốn đã hằn thành rãnh được
tôi luyện từ trong trứng nước.

Những sản phẩm giáo dục "lò gạch", 100 viên như một, không chấp nhận sự khác thường - lúc nào

cũng bắt những đứa trẻ phải nem nép sợ sệt, nói theo khuôn sáo - mới cố tình phớt lờ một đứa trẻ

có quan điểm, góc nhìn riêng và dám thể hiện quan điểm đó để chú trọng chỉ trích những tiểu tiết 

"không nhìn vào người đối diện" khi xem Nam trả lời phỏng vấn.

Lại còn những quan tâm đầy cao cả Đỗ Nhật Nam bị mất tuổi thơ. Không hiểu "tuổi thơ" ở đây phải 

được hiểu theo tiêu chí nào. Nếu là tuổi thơ theo nghĩa hạnh phúc của con người thì phải được 

biện giải theo cách: con người (trong đó có trẻ em như Nam) được tự do tìm hạnh phúc trong đam 

mê của mình, và Nam mê sách. Không lẽ Nam phải có "tuổi thơ" bằng cách dán mắt vào màn hình 

game online, tivi, đồ chơi đắt tiền... hay học ngày học đêm như những đứa trẻ khác?

Chỉ có thể nói một đứa trẻ nào đó (bị) mất tuổi thơ khi chúng rơi vào tình huống bắt buộc phải làm

việc gì hay sống một cuộc sống chúng không mong muốn. Ví dụ: lao động kiếm sống vì nghèo đói

không có người giám hộ; bắt buộc cầm súng vì chiến tranh, v.v... Ở đây Nam được phiên lưu bay 

bổng trong thế giới sách của cậu, và chắc chắn cậu thích thú ở đó. Lý do gì nói Nam "không có tuổi

thơ"?

Nói cách khác, chính những người ném đá Nam "không có tuổi thơ" vì họ được thừa hưởng những

quy tắc và giáo lý ứng xử còn nhiều định kiến và nặng nề trong xã hội; không cho phép con người 

được mạnh dạn có những suy nghĩ riêng và dám thể hiện suy nghĩ ấy, không dám đứng ngoài quán 

tính đám đông.

Thế mới có chuyện những học sinh bị trừng phạt không thương tiếc vì dám "cãi" thầy cô giáo. Thầy 

cô giáo cũng là người, chẳng lẽ không bao giờ sai. Những nhà giáo dục cũng là người, chương 

trình của họ cứ soạn ra là hoàn hảo, và trẻ em không bao giờ được phép có phát hiện hay có quan 

điểm riêng?


Không thể trở thành Ngô Bảo Châu tiếp theo?


Định kiến: trẻ con phải nghe người lớn, người trẻ phải "noi gương" già đã làm các mầm thiên tài 

chẳng nảy ra được, vì vừa nhô đầu lên đã bị đánh bẹp. Xã hội sẽ đi mãi một đường ray cũ rỉ, mà 

chẳng biết đường đó đúng hay sai. Ai (được phép) lái tầu đi đường khác.

Hơn nữa, chú trọng vào những tiểu tiết "không khiêm tốn" "không nhìn thẳng vào người đối diện"

theo hướng quy kết Nam không lễ phép theo chuẩn mực quy định cho một đứa trẻ, người ta bỏ

qua hoặc cố tình phớt lờ việc Nam rất tinh tế và tôn trọng nguyên tắc: tôn trọng giá trị này, nhưng 

không làm tổn thương giá trị khác. Em so sánh Tiếng Anh có lợi thế này, Tiếng Việt có cái hay thế 

kia; giáo dục của Việt Nam có thể chưa tiên tiến bằng Mỹ, Nhật; nhưng có lợi thế sân nhà, ngôn 

ngữ và văn hóa..vv..

Nam luôn nhìn ra và định lượng công bằng về các giá trị. Một thái độ điềm đạm và tỉnh táo, đáng 

trân trọng. Theo tôi đó là sự thành công nhất của bố mẹ Nam, ngoài sự thông minh thiên bẩm 

không có gì phải bàn cãi của em.

Tại sao Nam phải "khiêm tốn" khi những phẩm chất của em là có thực, đã được chứng minh qua

những thành tích cụ thể. Trân trọng giá trị và thành quả của mình là không chỉ là công bằng với 

chính mình, là còn thể hiện sự chính trực, đường hoàng, khẳng khái.

Thái độ của Nam cũng giống thái độ của Gs. Ngô Bảo Châu khi anh nói: "cá nhân tôi thấy xứng 

đáng", khi có lời này khác về việc anh được Nhà Nước tặng nhà. Bản thân mình không công bằng 

với chính mình, tỏ ra khiêm tốn nghĩa là giả tạo. Tại sao "người lớn" ép buộc Nam phải tỏ ra e dè, 

máy móc khi thể hiện mình.

"Người lớn" hùng hồn kết luận rằng Nam già dặn, phán quyết em mắc bệnh ngôi sao và "sẽ ngã 

đau". Nhưng "người lớn" không thấy rằng chính ước mơ chuyên gia mật mã, giáo sư đầu tiên, Hà 

Nội tuyệt vời... chính là phần trẻ con của em, hồn nhiên trong sáng, bay bổng.

Không lẽ cha mẹ em phải nói cho em biết: con học ở Hà Nội, bố mẹ phải "chạy trường", Việt Nam 

không/chưa có Viện Mật mã, xây dựng được nó phải vượt qua muôn nghìn lực cản, trong đó cả 

những định kiến sẵn có đang nhắm vào em. Hay muốn trở thành giáo sư ở Việt Nam em phải 

"được lòng" vô số người... Chẳng có bố mẹ nào muốn làm vẩn đục con theo cách đó, bố mẹ Nam 

đương nhiên càng không.

Một đứa trẻ có tư duy sắc bén, định hướng rõ ràng như vậy - chưa ai dám nói em sẽ làm được 

những gì - nhưng có thể khẳng định ngay em sẽ không đi chệch hướng, không trở thành một con 

người bạc nhược, méo mó giống như nhiều tâm hồn chông chênh không định hướng ngoài xã hội 

kia.

Một bộ phận "người lớn" đi quá xa khi thành lập các trang web bôi nhọ, vùi dập em không thương 

tiếc. Đặt ngoài việc vi phạm quyền trẻ em, quyền tự do ngôn luận, những "người lớn" đáng tuổi ông 

bà cha chú của Đỗ Nhật Nam có hả hê khi dày vò hành hạ một đứa trẻ 11 tuổi như vậy không.

Cả dãy số 0 vẫn chỉ là 0, cho đến khi số 1 đứng vào đầu hàng. Những Đỗ Nhật Nam chính là số 1.

Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay 

đắng thừa nhận: Thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam.

Ai cho họ xuất hiện?

No comments:

Post a Comment