Trước nay cứ thắc mắc về nhân vật này, làm sao từ một chính trị gia lẫy lừng lại kết thúc sự nghiệp làm nhà sử học, cũng như trường hợp Trần Văn Giàu. Trần Văn Giàu sẽ phải biết ơn cuộc chiến thắng 30.4.1975 nhờ đó những người biết đến ông ở miền Nam đã đưa ông trở lại công chúng, chứ ở miền Bắc XHCN trước ngày 30.4 chẳng ai biết đến Trần Văn Giàu, trừ giới dạy và học Sử, tên tuổi những Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp đến Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị át hết tất cả. Chỉ sau năm 1975, những người trẻ tuổi ở miền Bắc mới biết đến một Trần Văn Giàu có vai trò quan trọng ở miền Nam những ngày tháng 8.1945. Như vậy, ông đã sống để được thấy ngày có người nhớ đến mình, mà không chỉ thế, còn sống thọ đến 100 tuổi vượt qua hầu hết các đối thủ chính trị khác để tiếng nói của ông trong Hồi ký được là tiếng nói sau cùng.
Về Trần Huy Liệu, tôi cũng có quá ít tư liệu, chỉ đoán một vài lý do: là đảng viên Quốc dân đảng trước khi là đảng viên cộng sản, có vấn đề trong vụ tước ấn kiếm, chấp nhận sự thoái vị của Bảo Đại, ngoài ra không có tư liệu gì thêm, vì thế thông tin mới đây tìm thấy trên mạng đã bổ khuyết rất nhiều cho thắc mắc đó.
http://www.viet-studies.info/TranHuyLieu_TranChien.htm
No comments:
Post a Comment