Sunday 3 November 2013

Hiện thực không tươi đẹp (12)

Lũ vùi người Rục

Ôi, chỉ nghe cái tên tộc người này mà thấy đủ đáng tương rồi.

Còn nhìn những hình ảnh dưới đây thì không cầm được nước mắt.

Lúc này mới thấy thấm thía lời của ông Trọng, rằng cứ nhìn thực tế này thì không biết đến cuối thế kỷ (21) liệu có chủ nghĩa xã hội (ổng nói là 'hoàn thiện' nhưng mỗ xin rút gọn cho giản tiện) ở Việt Nam hay không.

Lũ vùi người Rục

Quốc Nam
Khi những địa phương khác dồn lực khắc phục hậu quả thiên tai thì đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) lại đối mặt với lũ dữ cô lập, vùi lấp đường sá đi lại với thế giới bên ngoài. Họ vốn lạc hậu, con đường độc đạo để có được thông tin văn minh từ những người Kinh, người Nguồn ở cao nguyên Quy Đạt nhằm mở mang, bồi bổ thêm túi khôn đã bị lũ nhấn chìm sâu trong 5m nước.

Cảnh nhà vốn khó khăn nay xơ xác tiêu điều. Núi cao mưa rừng nặng hạt, phía ba bản của Rục gồm Ón, Yên Hợp, Mò o ồ ồ người người bó gối trong thiếu thốn tứ bề.
Nhung hinh anh 1Nhung hinh anh 2Nhung hinh anh 3Nhung hinh anh 4Nhung hinh anh 5Nhung hinh anh 6Nhung hinh anh 7Nhung hinh anh 8Nhung hinh anh 9Nhung hinh anh 10Nhung hinh anh 11Nhung hinh anh 12Nhung hinh anh 13Nhung hinh anh 14Nhung hinh anh 15Nhung hinh anh 17Nhung hinh anh 18Nhung hinh anh 19Nhung hinh anh 20Lu vui 5
Gian nan
Bộ đội biên phòng đồn Cà Xèng, phụ trách các xã biên giới trong khu vực gồm cả ba bản đồng bào Rục cho biết gạo 30a huyện nghèo đã phát cho đồng bào mỗi khẩu 15kg, trong các trận lũ trước và cả trận lũ đang vây địa phương, các chiến sĩ biên phòng đã xung kích có mặt đầu tiên và duy nhất giúp đỡ đồng bào di dời các hộ dân bị lũ quét, dâng ngập, dọn dẹp nhà cửa.
Nhưng cảnh đời người Rục vô biên khó khăn, trong lũ càng khốn đốn. Con đường độc đạo duy nhất ngập sâu hơn 5m, kéo dài hơn 2 cây số trong Hung Trâu như biển nước mênh mông, chỉ có một ca nô phục vụ những công tác cần kíp cho cán bộ, biên phòng, hoặc một số ít nhà báo ra vào, với người dân thì thi thoảng mới có chuyến để họ đi lại.
Đi hết Hung Trâu, phải vượt qua đèo dốc chừng 7 cây số vắt vẻo trên núi cao ngất mới đến được bản Ón. Trần Xuân Tư, chỉ là trưởng bản Ón, nhưng nắm rất chắc các bản còn lại và báo cáo rằng, bà con ở đây đang rất cần gạo, nước mắm, mì tôm, bột ngọt, bột canh, cá khô. Các thứ đó theo Tư:
“Vì khổ cực nên bà con ước có cái gì hay cái đó, ở đây họ đi rừng kiếm cái ăn nhưng trong lũ không đi được vì sợ nước cuốn, đặc tính bà con dân bản ở đây là sợ lũ lắm”. Với người Rục, sống ở vùng lũ vùi, nước dập cả 60 ngày qua là cực hình không đi được đâu, nền kinh tế của họ tự cung tự cấp, chủ yếu còn dựa vào săn bắn hái lượm nên nước dâng họ đành bó gối, chất đạm kiếm được từ con chuột hay con thú trong rừng nay câm bặt do nước, cái bụng sôi lên, sức khỏe giảm xuống, họ cứ bần thần trong nghiệt ngã giữa núi rừng xanh thẳm của rét sương, của mưa gió quăng quật.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Gạo: Nhà còn nhà hết
Chúng tôi đến cả ba bản, vào bất cứ nhà nào cũng hỏi còn gạo không, đa số câu trả lời là đã ăn hết gạo cấp phát, một số hộ gia đình thì nói còn một ít, chừng hai ngày sẽ hết, có hộ thật thà bê cả một góc bao lác gạo ra để chứng minh lời ấy không dối chút nào. Nhà ông Cao Xuân Tình đông người ngoài 4 đứa con còn một đàn cháu, ông Tình nói trong căn bếp thông thống:
“Mình có nhiều khẩu, mỗi khẩu được trợ cấp 15kg gạo, nhưng bữa ăn chỉ có cơm với muối nên con cái mau đói lắm, mau đói thì mau nấu cho chúng ăn, phải nấu nhiều gạo cho chúng, nhưng không đủ, cố chia phần từng bữa rồi mà gạo trong bao còn được ít lắm, chưa đến hai ngày là hết thôi mà lũ còn to ri thì đói”. Để minh họa, Cao Thị Duận, vợ ông Tình đã đưa cho tôi xem chỗ gạo còn lại, quả đúng là ít với nhà hơn 6 miệng ăn.
Vào nhà Cao Thị Thương, nồi sắn luộc dở đang sôi trên bếp lửa, Thương nói: “Gạo hết 4 ngày rồi, phải ăn sắn cầm hơi”. Hỏi vì sao có nhà còn có gạo, nhà mình đã ăn hết, Thương nói mà ứa nước mắt:
“Cũng vì nghèo quá, đông người trong nhà, chỉ có gạo là nấu cơm ấm bụng, nên cứ nấu ăn thì mau hết thôi”. Nếu lũ còn vây đường, hết sắn thì ăn gì? Thương trả lời gọn gàng: “Hết sắn thì vô rừng mót sắn, không có đường đi thì mót được củ mài, củ dút sẽ làm pồi ăn tạm mà cầm cự chớ”. Trên bếp bà Thương, ngoài nồi sắn luộc, bà còn nấu nồi canh cáu khói, cạo bột sắn ra vắt khô làm pồi để ăn cho đỡ đắng đót miệng mồm. Khung cảnh ấy, thật xót lòng.
Thương nhất có lẽ gia đình Cao Thị Liêm ở bản Yên Hợp, nhà Liêm trống tuềnh, mới cưới chồng được ba năm, ra riêng, bố mẹ Liêm nhà nghèo như những hộ đồng bào Rục khác, chỉ biết đi bứt lá về dựng liếp nhà tranh, cây cột mục nát. Tài sản duy nhất của căn nhà là cái giường, ngồi lên đó sẽ thấy mây bay trên trời, chiếc chăn cáu bẩn là nơi giữ hơi ấm cho 2 đứa con và vợ chồng Liêm. Bữa chúng tôi đến, con gái Liêm mặt mũi bết đất, trời rét run của miền núi đá vôi đặc thù nhưng hai con của Liêm không có quần mang, chỉ độc mỗi cái áo nhỏ, chỉ vào chỗ sắn trước mặt, Liêm nói đó là nơi cái ăn còn lại, nếu hết thì vô rừng kiếm củ sắn, củ mài.
Lu vui 4
Ám ảnh những gương mặt già-trẻ
Lửa với người Rục là nơi trú ngụ tinh thần và thể xác, đó là nơi họ gửi bầu tâm sự khó khăn của mình cho thần lửa trong thế giới quan và nhân sinh quan của họ. Mỗi căn nhà thiếu thốn trăm bề, nhưng không bao giờ thiếu bếp lửa trong góc nhà. Và trong trận lũ lịch sử này, đồng bào Rục bị lũ vây khốn đốn, họ đang rất thiếu củi để tạo ra lửa.
Trẻ em Rục những ngày này dầm mưa đến tơi tả, chúng luồn sâu vào rừng, băng qua những sông suối cháy xiết để mưu sinh, kiếm từng con cá nhỏ ven bờ về tăng thêm chất đạm. Nhưng khó khăn nhất là chúng phải đi kiếm củi. Phải vào tận rừng, đối mặt với rắn độc, mất mạng do trơn trượt trên đá tai mèo nhọn hoắt, khó mấy chúng vẫn phải đi bởi bố mẹ lo phần cái ăn, ông bà già cả chỉ nằm một chỗ vì sức yếu.
Giữa vô biên mưa rừng, gặp cháu Cao Xuân Phúc, thân ướt nhẻm, gùi trên lưng mình gùi củi nặng trịch. Cháu nói trong co ro: “Đi núi kiếm củi đói lắm, nhưng phải có củi mới về nhà để có lửa ba mạ nấu cái sắn mà ăn”.
Cháu Cao Hữu 8 tuổi, gồng mình trong chiếc áo phong phanh, đưa ngực hứng gió, thấy người lạ cứ khép nép rồi chạy nhanh về nhà để bố mẹ có củi hong khô mà sưởi ấm. Những gương mặt trẻ em ở Rục ám ảnh mãi chúng tôi, bởi quá nhiều lo toan, quá nhiều thiệt thòi, quá nhiều khó khăn giữa rừng nhiệt đới mưa lũ bủa vây. Ở nhà bà Cao Thị Niu trên bản Mò o ồ ồ chỉ vào góc nhà nói gạo hết, mặt bà Niu nhăn những nếp hằn khó khăn. Con trai của bà Niu, Đinh Xuân Tịch đang bóc ăn giữa buổi chiều khế chua trong rừng, cùng mấy quả chuối rừng mới tìm được. Nhìn con Tích ăn ngấu nghiến mà chạnh lòng.
Cũng vì khó khăn, mà bao nhiêu người Rục không còn nhớ tuổi mình. Vào nhà cụ Cao Mên, cùng vợ Cao Thị Nọt, hỏi tên, phải lục tìm trí nhớ hồi lâu hai ông bà mới nói là Mên và Nọt, nhưng khi hỏi tuổi thì ông Mên nói: “Chẳng ai cho mình biết mấy tuổi cả nên không biết”. Bà Nọt thì nói: “Chẳng biết tuổi mô, chẳng biết mấy tuổi”.
Nỗi khổ của người Rục trong lũ là tứ bề, và bà con đang rất cần những cánh tay chìa ra giúp đỡ trong hoạn nạn thiên tai này, những ai giúp được gì bà con quý cái đó, bởi một nắm khi đói bằng một gói khi no. Với người Rục, họ quý vô cùng từng hạt muối, từng hạt gạo, từng sợi mì tôm, đến từng mảnh áo che thân để vượt qua mùa mưa lũ triền miên và cái rét khốc liệt ở phía núi cao rừng thẳm.
Quốc Nam
Những hình ảnh cận cảnh đời song của người Rục giữa bốn bề lũ vây mà chúng tôi vừa ghi nhận được trong ngày hôm qua 20.10
OLYMPUS DIGITAL CAMERALu vui 2Lu vui 3 (1)Lu vui 5Lu vui 6Lu vui 8Lu vui 9Lu vui 10OLYMPUS DIGITAL CAMERA

No comments:

Post a Comment