Thursday 30 June 2011

Hiến pháp, sửa hay không, sửa thế nào, ai được sửa?

Lại rục rịch sửa đổi Hiến pháp.

Không có cứ liệu hoặc study đầy đủ để chứng minh rõ ràng, nhưng có thể Việt Nam nằm trong số ít nước trên thế giới, nếu không phải là nước đứng đầu thế giới, về sửa đổi Hiến pháp nhiều nhất.

Hiến pháp, về cơ bản, là một đạo luật gốc, là luật của các luật. Vì thế, Hiến pháp nên thật ngắn gọn, thường chỉ nêu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật một nước, mà không đi vào chi tiết (ví dụ: quyền tự do thân thể, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình v.v.) và để các luật hoặc bộ luật quy định chi tiết nhưng không bác bỏ hoặc hạn chế các quyền mà Hiến pháp đã quy định, theo cái cách mà Hiến pháp hiện nay (1992) tự đặt mình thấp hơn luật bằng ngữ đoạn thường thấy "theo quy định của pháp luật". Hiến pháp, vì thế, cần tránh các điều quá cụ thể khiến việc sửa đổi Hiến pháp không thể không làm. Với ý nghĩa đó, Hiến pháp 1946 vẫn là Hiến pháp .mẫu mực nhất và mọi sửa đổi càn theo hướng trở về với Hiến pháp 1946 là tốt nhất.

Ngoài ra, việc sửa đổi Hiến pháp nên và cần là thẩm quyền của toàn dân thông qua trưng cầu dân ý về một nội dung cụ thể nào đó, còn việc kỹ thuật (câu chữ) mới là thẩm quyền của Quốc hội. Có như vậy mới tránh được tình trạng liên tục phải sửa đổi Hiến pháp, biến Hiến pháp thành việc phản ánh chính sách của Đảng – một khi chính sách thay đổi và Hiến pháp không còn thích hợp thì đặt ra yêu cầu sửa đổi Hiến pháp.

Vài ý kiến lạm bàn như trên.

No comments:

Post a Comment