Wednesday 16 October 2013

Suy ngẫm về sự ra đi và lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

một vài suy ngẫm:

- chậm chễ trong việc đưa tin sự ra đi của Đại tướng. cách khắc phục: báo chí hoàn toàn có thể chủ động trong việc đưa tin ngay khi nhận được tin Đại tướng qua đời, chỉ cần chua thêm một câu những thông tin chính thức khác về ban lễ tang, ngày giờ tổ chức phúng viếng, cách thức tổ chức lễ tang, nơi an táng v.v. sẽ thông tin ngay cho bạn đọc khi nhận được thông tin từ nhà nước.

- về tiểu sử: tuy đã lược bỏ không nói đến một cương vị khá sỉ nhục, nhưng lại có ý nhấn mạnh đến ngày vào Đảng (năm 1940) của Đại tướng, để đánh lận về thời điểm gia nhập Đảng của Đại tướng cũng như gây ấn tượng sai cho người ít hiểu biết về thời gian bắt đầu tham gia hoạt động yêu nước và cách mạng của Đại tướng. cách khắc phục: cần có nghiên cứu và xác định lại thời điểm gia nhập Đảng CSVN của Đại tướng.

- về lễ quốc tang: lễ quốc tang đáp ứng yêu cầu tình cảm của nhân dân, là một quyết định đúng đắn. tuy nhiên, nội dung điếu văn hơi tầm thường, không gây được sự xúc động, vì thế không tương xứng với tình cảm của nhân dân với Đại tướng (cách khắc phục: Điếu văn đã viết và đã đọc, không thể sửa, nhưng nếu được viết lại thì không nên kể tiểu sử như điếu văn ở tổ dân phố đối với một người dân thường mà nên nhấn mạnh đến công lao, ý nghĩa của những đóng góp, và sự mất mát, thiếu hụt trước sự ra đi của một con người vĩ đại, một nhân cách lớn). khi hết quốc tang, không nên có những chỉ thị thô thiển về việc hạ cờ rủ, khách ngoại quốc có đến cũng hiêu nước ta vừa có quốc tang cũng như trong dân gian nếu đến một nhà có tang chẳng lẽ lại yêu cầu nhà đó dẹp bàn thờ, thay vào đó người khách thắp hương trên bàn thờ và chia buồn cùng tang chủ.

- liên quan đến tang lễ: trong khi người dân xưng hô rất đúng mực và gọi người là Đại tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hoặc Người, thì một số chiến sĩ, sĩ quan cảnh sát, quân đội phục vụ lễ tang (không biết có sự chỉ đạo nào không) lại gọi là 'đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp', nếu người cùng thế hệ cùng hoạt động với Đại tướng thì xưng hô như vậy cũng còn cho là được, tuy chữ 'đồng chí' hơi xa cách, nhưng mấy chiến sĩ, sĩ quan tuổi đời mới 20, 30, 40 tư cách gì mà gọi Đại tướng là 'đồng chí'. VTV cũng bị phê phán khi thay vì truyền hình trực tiếp để người dân theo dõi đầy đủ lộ trình của đoàn xe tang thì lại chỉ truyền hình một vài đoạn khiến người dân trong nước không có điều kiện đưa tiễn Đại tướng được tiễn người qua hình ảnh.

- với lãnh đạo: biến đau thương thành hành động. sức mạnh tinh thần hoàn toàn có thể chuyển biến được thành sức mạnh vật chất. ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mất đã có khẩu hiệu 'biến đau thương thành hành động cách mạng', ngày nay với tình cảm tiếc thương của toàn dân đối với sự ra đi của Đại tướng, nếu lãnh đạo có thể khôn khéo phát động thì sức mạnh tinh thần đó có thể giúp xoay chuyển tình hình khó khăn trong vận nước. việc đặt tên đường hay xây dựng khu tưởng niệm không phải là mối quan tâm cấp bách so với việc chuyển biến những tình cảm tốt đẹp vào các hành động cụ thể.

No comments:

Post a Comment