Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh: 25-8-1911 mất: 4.10.2013 (30 tháng Tám âm lịch) |
Tuy nhiên, từ 3 năm nay đài (truyền hình) chẳng nói ra mà ai cũng biết ông đã không còn ở nhà mà đang nằm viện (Viện Quân y 108) cấp cứu. Vì thế, TV trung ương (VTV) hay Hà Nội (HTV) chỉ đọc tin và đưa hình ảnh tư liệu chứ không có hình ảnh 'sống' khi ông tiếp các vị lãnh đạo đến thăm. Cái lệ ở xứ này thường cứ bí bí mật mật, kín kín hở hở như thế (vì tuy chẳng có tin từ nguồn chính thức thì ai cũng biết cả rằng ông không còn ở nhà mà đang nằm viện dài ngày). Và đến khi ông mất vào tối 4.10.2013 này thì cộng đồng mạng đã nhanh chóng loan truyền tin nhưng về mặt chính thức Nhà nước vẫn im lặng, nên các báo in ra ngày 5.10.2013 không đề cập gì đến tin ông đã mất trong khi báo chí nước ngoài đã ồ ạt đăng tải. Cho đến chiều ngày 5.10.2013 bản tin VTV của nhà nước mới chính thức loan tin, vậy thì báo chí in trong nước chỉ có thể đưa tin này vào ngày 6.10. (Đây chỉ là một ví dụ cho thấy trong lĩnh vực thông tin, báo chí chính thức của nhà nước đã thua như thế nào). Chẳng như ở Nam Phi, cựu Tổng thống Nelson Mandela vừa phải nhập viện hồi tháng 7.2013 vừa rồi là cả thế giới biết tin, và được cập nhật về tình hình sức khỏe hàng ngày của ông.
Nelson Mandela |
Fidel Castro - xưa |
Fidel Castro - nay |
Tuy chẳng được gặp ông nhưng không phải không có gì để nói hay viết về ông.
Trước hết, chẳng phải là người thân cận hay gần gũi ông mà dám gọi ông là anh Văn, và về tuổi tác, theo truyền thống Việt Nam, phải gọi ông là cụ rồi. Nên chọn cách gọi ông là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vì hàm cấp tướng của ông là một danh hiệu suốt đời. Nhưng một số người Việt Nam lại học theo cách người nước ngoài mà gọi ông là tướng Giáp trong khi người nước ngoài gọi thế có thể vì hai lẽ: - tên đầy đủ của ông có thể gây khó nhớ, nhất là chữ Nguyên thì khó phát âm cho một số người nước ngoài; - hai là chữ General với nghĩa mà một số người Việt Nam thông thường hiểu là Tướng, trong tiếng Anh còn có nghĩa là Đại tướng, và kể cả cao hơn Đại tướng (General of the Army).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (còn có tên Võ Giáp), sinh tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (cùng quê với một nhân vật lịch sử đương đại Việt Nam khác là Ngô Đình Diệm). Phụ thân của ông là Võ Quang Nghiêm về sau bị Pháp bắt và tra tấn đến chết trong thời gian cuộc kháng chiến chống Pháp, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Kiên.
Ngôi nhà xưa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Đến năm 1940 ông gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Ông và Phạm Văn Đồng được Nguyễn Ái Quốc dự định cử đi học ở Trung Quốc, nhưng do biến chuyển của tình hình nên ông và Phạm Văn Đồng được gọi trở về. Người ta coi năm 1940 mới là năm gia nhập Đảng của ông, có ý để so sánh việc ông còn thua kém cả về tuổi Đảng, chứ không riêng về chức vụ chính quyền, nhà nước với một nhân vật nào đó trong giới lãnh đạo. So sánh kiểu ấy cũng khá nực cười giống như so sánh Leonid Brezhnev với Grigory K. Zhukov vậy.
Nguyên soái Zhukov chấp nhận sự đầu hàng của Đức phát xít |
Leonid Brezhnev |
Thời kỳ hoạt động cách mạng ở Huế trước năm 1930 ông quen biết và cùng hoạt động trong Tân Việt cách mạng đảng với nhà cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái, em gái của nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai. Sau cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, cả Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái đều bị bắt và giam giữ ở Huế, sau đó họ được trả tự do nhưng không được phép ở lại Huế. Tình yêu kết trái, hai người kết hôn và có một người con là Võ Hồng Anh, một nhà khoa học đã mất năm 2009.
Võ Hồng Anh (1939-2009) con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị Quang Thái |
Nguyễn Ái Quốc và luật sư Francis Henry Loseby |
Không được ở lại Huế, ông ra Hà Nội, làm báo, dạy học, và tiếp tục hoạt động cách mạng.
Như vậy, trước khi là nhà chỉ huy quân sự và hoạt động chính trị, ông đã từng viết báo, làm báo, và dạy học. Có thể chính trong thời gian này ông đã quan tâm đến quân sự, các học trò của ông kể lại ông đã say sưa giảng về các chiến dịch của Napoleon I, chứng tỏ ông có đào sâu nghiên cứu hơn mức quan tâm thông thường của một giáo viên hay của nhà sử học.
Tháng 12.1944 tại căn cứ địa Việt Bắc, ông thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gồm 34 đội viên, là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Vì thế, và hầu như cả cuộc đời về sau của ông gắn bó với quân đội và là tác giả, người chỉ huy của các chiến dịch mang lại thắng lợi quân sự và chính trị cho Việt Nam, là vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, ông được yêu mến gọi là người Anh cả của quân đội.
Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tháng 12-1944 |
Phùng Chí Kiên |
Trở lại Võ Nguyên Giáp, kể từ khi lãnh đạo đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân cho đến sau này là Quân đội nhân dân Việt Nam, không chỉ là vị Đại tướng đầu tiên, chính ông là người thiết kế, chỉ huy nhiều chiến dịch từ nhỏ đến lớn dẫn đến thắng lợi cuối cùng thống nhất Tổ Quốc năm 1975 và bảo vệ thành công trước hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980. Ông không chỉ là Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, mà mọi người còn gọi ông là Tổng Tư lệnh, một chức vị thường được gắn với người đứng đầu quốc gia.
Trả lời phỏng vấn nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng." Võ Nguyên Giáp trở thành Đại tướng khi mới 37 tuổi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Chu Văn Tấn 1909-1984 |
Phan Anh 1912-1990 |
Thế giới rộng lớn, tức là ngoài nước Pháp đang tiến hành chiến tranh với Việt Nam, hay các nước bạn bè của Việt Nam thời đó như Liên Xô, Trung Quốc, biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lẽ từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Tù bính Pháp sau trận Điện Biên Phủ, Việt Nam 1954 |
Bàn kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ |
Trận Điện Biên Phủ kết thúc với sự đầu hàng của hàng vạn binh lính Pháp, mở đường cho Hội nghi Genève về kết thúc chiến tranh Đông Dương. Đất nước Việt Nam bị chia đôi, đoàn quân thắng trận Điện Biên về tiếp quản các thành phố và vùng đồng bằng, vốn trước kia chưa bao giờ là căn cứ địa của họ. Vinh quang của ông lúc đó có lẽ là tột đỉnh.
Vì thế, vài năm sau hòa bình (1954), khi xảy ra sai lầm của cuộc Cải cách ruộng đất, người hùng Điện Biên Phủ với ánh hào quang vẫn còn chói lọi được cử ra để thay mặt Đảng và Chính phủ xin lỗi trước hàng vạn nhân dân tại sân Hàng Đẫy, Hà Nội. Hồ Chí Minh cũng sụt sùi lau nước mắt xin nhận lỗi. Có lẽ với tính toán rằng đưa những người có uy tín cao như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thì nhân dân sẽ phần nào nguôi ngoai trước những oan ức, mất mát mà hàng vạn con người, hàng vạn gia đình phải chịu đựng. Còn những người chịu trách nhiệm chính của cuộc CCRĐ này, từ Trường Chinh, Lê Văn Lương đến Hồ Viết Thắng thì chỉ tự phê bình, khiển trách trong nội bộ Đảng để rồi sau đó Trường Chinh, Lê Văn Lương dần dần quay trở lại các chức vụ trọng yếu.
Từ sau năm 1975, người ta dần dần loại ông khỏi các chức vụ quan trọng. Cùng với đó là các hoạt động công khai và lén lút nhằm hạ uy tín của ông, cố tình làm trắng đen lẫn lộn để những người không có thông tin đầy đủ bị rối loạn (nghe nói những người ra vào nhà riêng của ông trong thời gian này cũng bị theo dõi). Nếu xét về tuổi tác, đến năm 1975 ông ở tuổi 65, năm 1980 ông ở tuổi 70 còn năm 1985 ông ở tuổi 80, một người đã cả đời hoạt động, cống hiến cho cách mạng, cho dân, cho nước cũng đến lúc mệt mỏi, được quyền nghỉ ngơi và trao lại trách nhiệm cho các thế hệ lãnh đạo kế tiếp. Tuy nhiên, lý lẽ này chỉ có thể chấp nhận được nếu các nhà lãnh đạo khác cùng thế hệ với ông cũng nghỉ để có thể tạo ra một dòng máu mới, một luồng sinh khí mới cho lãnh đạo. Nhưng vì những người kia vẫn còn tại vị mà ông thì bị buộc phải rời khỏi chức vụ, nên những đòn 'dưới thắt lưng' được sử dụng. Ngay sau ngày 30.4.1975, quyển hồi ức Đại thắng mùa xuân của tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh Văn Tiến Dũng đề cao bản thân mà lờ đi vai trò lãnh đạo tối cao của vị Tổng Tư lệnh tói cao, sách được in hàng vạn bản phát hành rộng rãi, trong khi đó một quyển hồi ức khác, của Thượng tướng Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến 30 năm, đưa những thông tin, góc nhìn khác so với 'chính thống' (trong đó có đề cập cả những khó khăn, thất bại của 'ta', nhất là vào những thời điểm Mậu Thân 1968, Quảng Trị 1972 và sau khi ký Hiệp đinh Paris 1973 chứ không đơn giản như tuyên truyền từ trước đến nay chỉ có 'ta' thắng 'địch' thua), thì bị thu hồi và cấm phát hành. Một kẻ khác, Trần Quỳnh, thì cho công bố lén lút Những kỷ niệm về Lê Duẩn, với mục đích đề cao Lê Duẩn đồng thời tìm cách hạ thấp hết cỡ vai trò và uy tín của Đại tướng. Rồi cuốn Đường Thời đại của Đặng Đình Loan cũng một mực đề cao Lê Duẩn cốt để hạ thấp vai trò và vị trí của Đại tướng (bộ sách đồ sộ, hình như 6 tập này mới đây lại được ấn hành lại), không chỉ thế, Loan còn đi khắp các nơi nói chuyện hạ uy tín của Đại tướng. Người ta còn hạ nhục Đại tướng khi giao ông giữ nhiệm vụ đứng đầu Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và sinh đẻ có kế hoạch. Người ta không nhắc đến tên ông, vai trò của ông, và không mời ông tham dự các hoạt động chính thức kỷ niệm chiến thắng Điện Biên 1954 và chiến thắng 1975, một hành xử thường chỉ áp dụng cho những kẻ phản bội chứ không phải dành cho một công thần đã về nghỉ. Rồi vụ Năm Châu-Sáu Sứ, rồi T4 được dựng lên chỉ nhằm hạ bệ Đại tướng.
Ông vẫn vượt qua tất cả.
Như những năm 1960 ông đã vượt qua mọi âm mưu nhằm chống lại ông.
Có người hay nhắc đến chữ 'Nhẫn', và nói ông quá nhẫn nhục, quá chịu đựng. Có người nói ông đã không bảo vệ được các cộng sự gần gũi, tin cẩn của mình (những Đặng Kim Giang, Nguyễn Vịnh, Lê Liêm, Lê Minh Nghĩa, Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Thế Dũng, Đỗ Đức Kiên v.v.).
Sự thực chắc không phải là như thế. Trong khi những người này bị truy bức để khai ra mối liên hệ với Võ Nguyên Giáp, nếu ông tự mình đứng ra bảo vệ họ thì chắc là ông đã cùng chịu chung số phận với họ chứ chẳng còn đến ngày hôm nay. Đánh giá ông cho đúng, có lẽ ông là một nhà hoạt động cách mạng, một người yêu nước, nhưng không phải là một nhà chính trị với các thủ đoạn có khi hèn hạ, xấu xa. Vì thế, trước các đối thủ chính trị mưu mô, nhiều thủ đoạn, ông đã chịu thúc thủ. Ngoài ra, dưới góc độ một người cộng sản theo tinh thần Hồ Chí Minh (kể cả Hồ Chí Minh sinh thời có thể cũng đã phải chịu nhiều o ép ở Quốc tế Cộng sản và những năm cuối đời), luôn đặt lợi ích chung, trong đó bao gồm lợi ích của Đảng CS, lên trên các toan tính cá nhân. Lịch sử không có chữ nếu, nhưng nếu ông cũng âm mưu thủ đoạn, bất chấp tất cả giống như các đối thủ chính trị của ông (trong thực tế có thể họ coi ông là đối thủ chính trị tiềm tàng trong khi ông không nhìn họ qua một lăng kính tương tự) để kết bè đảng, loại bỏ đối thủ, thì không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng chắc là ông đã không được yêu mến và kính trọng như hiện nay.
Người ta nói ông 'nhát', ông không dám đánh Mỹ mà không biết rằng lúc đó ông còn tranh thủ đường lối hòa bình, nhưng một khi buộc phải chiến đấu, ông cân nhắc thật kỹ càng trước mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch để đảm bảo thắng lợi với ít xương máu của chiến sĩ nhất, ông tiếc xương máu chiến sĩ chứ chẳng như ai chỉ cần biết đánh, đánh mà không cần biết bao người phải hy sinh. Thay đổi phương châm 'đánh chắc, tiến chắc' thay cho 'đánh nhanh, thắng nhanh' tại Điện Biên Phủ chính là vì cân nhắc này, không phải chỉ là 'đánh nhanh, thắng nhanh' không thể thắng, mà còn gây ra thiệt hại xương máu vô ích cho biết bao chiến sĩ. Ông không tán thành Mậu Thân 1968 (việc cả Hồ Chí Minh và cá nhân ông không có mặt ở Việt Nam khi chiến dịch khai màn không đơn giản chỉ là nghi binh nhằm đảm bảo cho bí mật của chiến dịch, vì nếu nghi binh thì vẫn cần phải có mặt ở trong nước để trực tiếp theo dõi và chỉ huy chiến dịch, nó chứng tỏ nhiều hơn rằng ông không tán thành Mậu Thân 1968) nhưng khi chiến dịch nổ ra với những diễn biến sôi sục, thì trên cương vị của mình ông cũng trực tiếp tham gia theo dõi và chỉ huy để tránh tổn thất. Ông không tán thành đợt 2 và đợt 3 của Mậu Thân 1968 vì yếu tố bất ngờ đã hết, thắng lợi chính trị cũng đã có, nhưng thiệt hại về người, về cơ sở cách mạng sau bao nhiêu năm gây dựng thì thật lớn lao. Phải nói rằng, những quyết định quân sự có ông tham gia thì giảm bớt được tổn thất xương máu, còn những người tự xưng cho mình là không 'nhát' khi cố nắm quyền quyết định về các chiến dịch quân sự, thì đã gây ra rất nhiều tổn thất về máu xương. Theo dõi các hoạt động của các vị lãnh đạo, ta dễ thấy ai là người thương tiếc nhiều nhất đến hy sinh xương máu của đồng bào đồng chí, ai là người không quên viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm nhà liệt sĩ, thương binh, đồng bào đã từng cưu mang mình, có đóng góp với cách mạng và đất nước.
Gần đây trong nước có ấn hành cuốn sách Victory at All Costs (dịch sang tiếng Việt là "Chiến thắng bằng mọi giá"), của tác giả Cecil B. Currey. Đây chỉ nên nhìn nhận như một sách tham khảo, như biết bao sách tham khảo khác viết về Việt Nam, Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chiến thắng 30.4.1975. Bởi vì, cuốn sách này sai từ tựa đề. Là người tiếc xương máu của chiến sĩ, ông không nhằm đến Chiến thắng bằng mọi giá. Nếu hiểu Chiến thắng (Victory) là ý nghĩa sự nghiệp hoạt động cách mạng và quân sự của ông, nhằm giành Độc lập (Independence), Tự do (Freedom) và Chủ quyền (Sovereignty) cho quốc gia, dân tộc thì điều đó là đúng. Giống như Hồ Chí Minh đã từng phát biểu Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành độc lập cho nước nhà, hoặc Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do. Không chỉ ở Điện Biên Phủ, mà ở các chiến dịch khác trong cả cuộc kháng chiến chống Pháp trước đó và chống Mỹ sau này, chắc thắng chính là đảm bảo máu xương không hy sinh vô ích.
Có kẻ phê ông ngồi chỉ huy ở nhà mà không ra chiến trường. Sự thực đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc này. Ông trực tiếp tham gia chỉ huy thắng hai trận Phay Khắt, Nà Ngần của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, trực tiếp cùng Hồ Chí Minh đi Chiến dịch Biên giới 1950, chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng, chỉ cách Điện Biên Phủ khoảng 15 km theo đường chim bay. Trong kháng chiến chống Mỹ ông trực tiếp đến từng binh chủng, quân chủng, thị sát các đơn vị pháo cao xạ, tên lửa, không quân, dân quân du kích. Còn nhớ những ngày sau ngày 16.4.1972 khi Mỹ tiến hành hoạt động ném bom bắn phá trở lại đối với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một ngày kia BBC đưa tin Đại tướng đã thiệt mạng trong một lần đi thị sát tại Hải Phòng. Ai nấy đều lo lắng khi nghe tin này, nhưng một vài sau Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) đưa tin Đại tướng có một số hoạt động là một cách kín đáo cải chính 'tin vịt' trên thì mọi người mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu không phải Đại tướng đi thị sát mặt trận, tại các địa phương, đơn vị thì làm sao xuất phát được 'tin vịt' kiểu trên. Lại nữa, ngày nay ai cũng rõ Đại tướng đã thị sát đường mòn Hồ Chí Minh vào thời điểm chiến tranh vẫn còn rất ác liệt chứ không phải sau khi cuộc chiến đã chấm dứt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Đường Trường Sơn (The Ho Chi Minh Trail) |
Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Giàu |
Liên hệ như thế vì cả hai vị cách mạng tiền bối có khá nhiều sự trùng hợp (cùng sinh năm 1911), đều có những 'trắc trở' có vẻ bí ẩn đối với người ngoài, đều thọ 100 và trên 100 tuổi, và nhờ tuổi thọ đã sống lâu hơn (survive) những người (tự coi là đối thủ chính trị - political rivals mà chúng ta sẽ không chắc là hai ông có coi họ là đối thủ chính trị hay không) đã gây ra những trắc trở trong cuộc đời của hai ông. Trong cuộc trường sinh này, tôi coi Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Giàu là người chiến thắng. Nếu Trần Văn Giàu không sống để nhìn thấy ngày thống nhất và trở về sinh sống tại Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), các thế hệ hậu sinh sẽ không biết đến ông như một nhà hoạt động cách mạng có vai trò nổi bật trong Cách mạng Tháng 8.1945 tại Sài Gòn-Gia Định mà chỉ có thể hình dung ông như một học giả, một nhà sử học. Sài Gòn đã dang rộng vòng tay đón ông về và ta thấy ông dần dần xuất hiện và qua đó mới hé lộ dần các sự kiện mà ông đã góp phần tích cực để tạo dựng nên và thúc đẩy chúng.
Nếu Đại tướng chẳng may 'mệnh hệ nào' trước các 'đối thủ chủ chốt' và một vài người kế tục sự nghiệp chọn làm đối thủ chính trị của ông, hẳn ông sẽ phải hàm oan giống như Nguyễn Trãi năm xưa phải chịu hàm oan để đến triều vua Lê Thánh Tông mới giải oan cho Người.
Nguyễn Trãi |
Nghe tin Đại tướng mất thật đau buồn, cả nước tiếc thương Đại tướng. Quy mô trong gần 10 ngày qua cho thấy người dân kính trọng, yêu quý, biết ơn và tiếc thương Đại tướng như thế nào. Ngay trong đêm 4.10.2013 khi truyền thông chính thức của nhà nước chưa đưa tin nhưng tin buồn đã lan nhanh trên mạng, và đã có nhiều người ghé thăm bên ngoài nhà riêng Đại tướng ngay trong đêm, rồi việc mọi người mang hoa, thắp nên bên ngoài khuôn viên nhà riêng Đại tướng đã đưa đến một việc chưa có tiền lệ là mở cửa để đón người dân vào viếng (nếu như các đám tang của các lãnh đạo khác thì chỉ có lễ viếng và truy điệu chính thức tại nhà tang lễ). Ước tính có đến cả triệu người viếng tại nhà riêng Đại tướng chỉ trong vòng 4.5 ngày từ chiều 6.10.2013 đến đêm 10.10.2013, nếu còn mở cửa thêm thì con số sẽ còn không biết lên đến bao nhiêu. Đó là ở riêng Hà Nội. Tại các điểm chính thức tổ chức viếng theo thông cáo, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Bình cũng rất đông người đến viếng. Rồi ở các tỉnh, từ Cao Bằng, Thái Nguyên, đến Kon Tum, Đắc Lắc v.v. hay các cơ quan, các đơn vị quân đội đều có lập bàn thờ để mọi người viếng Đại tướng. Rõ ràng, việc tưởng nhớ Người được thực hiện trên quy mô cả nước, đúng theo nghĩa một quốc tang.
Những ngày qua người dân bày tỏ lòng mình với Đại tướng thể hiện sự biết ơn, lòng kính trọng, yêu quý và tiếc thương đối với sự ra đi của Đại tướng. Họ còn bày tỏ lòng mình vì một sự cảm thông sâu xa trước những gian nan, lận đận mà Đại tướng đã trải qua. Xét cho cùng, Đại tướng khi sinh thời không chỉ thương yêu Dân, mà còn như đồng cảm, 'cùng hội, cùng thuyền' với Dân. Dân thấy Đại tướng đúng là người của mình, có phần nào cũng phải chịu oan ức, đắng cay như mình, và Dân càng thêm thương yêu Đại tướng. Lại nói đến chữ nếu, nếu Lịch sử trớ trêu để Đại tướng nắm giữ những chức vụ cao hơn trong thang bậc chính quyền và nhà nước, mà một mình Đại tướng không thể ảnh hưởng được các chính sách có lợi cho Dân cho Nước, chưa nói là tham gia vào những quyết định có thể gây tổn hại, oan ức cho Dân, thì Đại tướng chắc không được yêu quý đến thế. Trong lịch sử cận, hiện đại Việt Nam, ở nửa đầu thế kỷ 20, người dân đã tiếc thương và tổ chức lễ tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh như một phong trào yêu nước rộng rãi không chỉ vì họ yêu quý Phan Chu Trinh mà còn vì họ gửi gắm tâm nguyện về một nền tự do, độc lập cho nước nhà.
Đám tang Phan Chu Trinh |
Khen cho TV những ngày này đã gọi Đại tướng là Anh hùng dân tộc, Anh cùng của nhân dân (khác hẳn với danh hiệu Anh hùng quân đội hoặc Anh hùng lao động do nhà nước phong) ngang hàng với các vị Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Phải rồi, với độ lùi của thời gian, ngày nay chúng ta chỉ biết đến Lý Thường Kiệt mà không biết ông vua Lý đương thời có niên hiệu gì, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng vậy, anh linh của Người đã vượt qua thời gian và át cả các vị vua Trần đương thời. Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ngày nay cũng có thể đứng vào hàng các Anh hùng dân tộc cùng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Nguyễn Huệ. Cũng khen TV mấy ngày nay cũng gọi Đại tướng là Người, chứ không mặc định chữ Người vào Hồ Chí Minh như từ trước đến nay.
Người đã thắng kẻ thù trên chiến trường và đã gặp lại các cựu thù sau chiến tranh (Robert McNamara.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và McNamara |
Một điều cuối cùng, về nơi an nghỉ của Đại tướng. Thay vì theo thông lệ Đại tướng có tiêu chuẩn an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch, gia đình đã thực hiện được ý nguyện của Đại tướng muốn được yên nghỉ tại quê nhà. Trong thể chế hiện nay, nhiều khi điều này là bất khả. Còn nhớ, lãnh tụ Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và an táng trên một quả đồi v.v. nhưng bây giờ Người phải nằm trong Lăng.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Võ Văn Kiệt (1922-2008) |
Vô cùng kính trọng, yêu quý, biết ơn và thương tiếc Đại tướng. Cầu cho anh linh Người được mãi mai an nghỉ, và phù hộ cho toàn thể con dân và đất nước Việt.
Xin chia buồn sâu sắc đến toàn thể gia đình Đại tướng.
Khởi viết ngày 25.8.2013, sinh nhật lần thứ 102 của Đại tướng
Viết tiếp ngày 5.10.2013, một ngày sau khi Đại tướng mất
Kết thúc ngày 13.10.2013, sau khi hoàn tất lễ truy điệu và an táng
Links:
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/119988/dai-tuong-vo-nguyen-giap-noi-gi-ve-dien-bien-phu-.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/thoi-tre-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-2890504.html
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/6/66/66/266156/Default.aspx
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103652/-moi-tinh-dau--cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap.html
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/nguoi-lam-thay-doi-lich-su-20131006090831766.htm
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/dai-tuong-vo-nguyen-giap-va-nhung-moc-lich-su-2890342.html
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chup-hang-ngan-buc-chan-dung-dai-tuong-20131006013510213.htm
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110822/dai-tuong-vo-nguyen-giap-qua-anh.aspx
http://laodong.com.vn/Xa-hoi/Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-qua-tam-su-cua-nguoi-thu-ky-gia/141532.bld
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dai-tuong-vo-nguyen-giap-trong-mat-cac-hoc-gia-quoc-te-2890638.html
http://motthegioi.vn/xa-hoi/vo-nguyen-giap-mot-nha-cach-mang-mot-nha-su-hoc-thuc-thu/
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nguoi-nhu-Dai-tuong-duoc-long-dan-dan-ton-lam-thanh/319947.gd
http://www.viet-studies.info/kinhte/VNGiap_QuaSuHoc_RFI.htm
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/143417/tuong-giap-trong-con-mat-nhung-nguoi-giup-viec.html
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/tuong-giap-nguoi-dan-ong-tinh-cam-trong-gia-dinh-2890631.html
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/128781/chuyen-it-biet-ve-gia-dinh-dai-tuong-vo-nguyen-giap.html
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/136953/tuong-giap--khong-co-chien-tranh--chac-toi-van-lam-nghe-giao-.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/36647/doi-thoai-truc-dien-giua-tuong-giap-va-nha-bao-phap.html
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/136469/tuong-giap-trong-hoi-uc-dao-dien-nhat-noi-tieng.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/143371/khoanh-khac-vo-gia-ve-vi-tuong-huyen-thoai.html
http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200919/20090506233941.aspx
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/doi-thuong-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-qua-anh-2890352.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/ba-toi-da-ra-di-mot-cach-nhe-nhang-2890639.html
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/649276/1559-ngay-san-soc-dac-biet-Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-tpol.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/dau-don-biet-tin-dai-tuong-mat-sau-mot-ngay-vao-tham-2890584.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/143400/phut-mac-niem-cua-tuong-linh-dien-bien.html
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/hang-ngan-nguoi-roi-le-vieng-dai-tuong-tai-nha-20131006034750918.htm
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/143514/hang-chuc-nghin-nguoi-ve-tuong-niem-dai-tuong.html
http://bolapquechoa.blogspot.com/2013/10/ngay-cuoi-vieng-ai-tuong-o-nha-rieng.html?
utm_source=BP_recent
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/144047/toi-nay--nha-dai-tuong-ngung-don-nguoi-vao-vieng.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/143813/hoa-phu-ngap-vuon-nha-dai-tuong.html
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/143584/duong-hoang-dieu-qua-chat-so-voi-dong-nguoi.html
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/muong-phang-khoc-khi-nghe-tin-dai-tuong-qua-doi-20131006033030239.htm
http://khampha.vn/toi/bac-lai-ve-voi-song-nui-que-minh-c8a127454.html
http://vietnamnet.vn/vn/video/thoi-su-vtv/143439/ban-tin-thoi-su-vtv-19h-ngay-5-10.html
http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thong-cao-dac-biet-ve-viec-Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-tu-tran/182259.vgp
http://www.diendan.org/viet-nam/tin-dai-tuong-vo-nguyen-giap-tu-tran-qua-bao-chi-viet-nam-va-quoc-te
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/blogs/2013/10/131005_dai_tuong_van_song_theo_bao_dang.shtml
http://www.viet-studies.info/kinhte/VNGIap_Internet_RFI.htm
http://www.capitalfm.co.ke/news/2013/10/facebook-trumps-state-media-as-vietnam-mourns-general-giap/
On Time Magazine:
No comments:
Post a Comment