Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Hồ Chủ tịch đã viết như vậy trong bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường vào những ngày đầu tiên của nước nhà được độc lập. Lưu ý: ngày ấy cụ Hồ chưa là 'Bác' và cụ gọi học sinh là 'các em'. Còn từ khi cụ Hồ là 'Bác', thì về sau chúng ta còn có cả 'Bác' (Tôn Đức) Thắng v.v. và 'bác' (Trương Tấn) Sang.
Ai ở miền Bắc sinh sau thời điểm này, hoặc không phân biệt Bắc-Nam từ sau năm 1975, nếu có đi học đều biết đến bức thư này và đoạn trích trên đây, tuy nhiên đoạn trích trên cũng đã từng có những 'khảo dị' khác có vẻ như có người muốn 'biên tập' câu chữ mà Hồ Chủ tịch đã dùng.
Lịch sử nước Singapore hiện đại chỉ bắt đầu từ năm 1965. Ngày nay ai cũng thừa nhận vị thế kinh tế và vai trò là một trung tâm tài chính khu vực của Singapore, nhưng Singapore trước 1965 thì chắc không thể hơn Sài Gòn, 'hòn ngọc của Viễn Đông' từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 1960 chắc chắn là có vị thế cao hơn Singapore hay Bangkok trong khu vực (nên nhớ cho đến 1975 thì 'hub' của khu vực được ICAO, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, xác định là Sài Gòn, chỉ từ sau 1975 do trình độ quản lý của Việt Nam không đảm nhận được trách nhiệm thì cả trách nhiệm về FIR (Flight Information Region) Việt Nam cũng không tự đảm đương được mà phải do nước ngoài thực hiện mà sau đó khá lâu Việt Nam mới giành lại quyền của mình đối với FIR trên lãnh thổ và bầu trời Việt Nam, và một cách tự nhiên Bangkok dần dần trở thành 'hub' của khu vực thay cho vị trí của Sài Gòn xưa). Như vậy, vào thời điểm 1945, cả Singapore (thời đó quen gọi là Tân Gia Ba) hay Bangkok (Vọng Các)
Vậy nếu ở miền Nam từ khoảng 1945-1965, cường quốc đối với người dân miền Nam có thể là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, đại loại là những nước tư bản chủ nghĩa đã trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Còn ở miền Bắc, đối với những người dân chịu ảnh hưởng của ý thức hệ XHCN thì các nước tiên tiến chỉ gói gọn trong vài nước: Liên Xô, CHDC Đức (Đông Đức), Tiệp Khắc, và có thể thêm Hungary.
Như vậy, ở thời điểm 1945, và cho đến tận 1965 trước khi cuộc chiến leo thang lên mức độ ác liệt mới, thì các cường quốc, hoặc các nước tiên tiến hơn để người dân và quốc gia hình chữ S này phấn đấu để 'sánh vai' cùng trên thế giới chỉ có chừng trên dưới 10 nước.
Nhưng rồi đất nước chìm sâu vào cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp, rồi lại tiếp hơn 10 năm chống Mỹ (chỉ cần tính từ 1964-1975) thì cả miền Bắc và miền Nam đều không có cơ hội phát triển kinh tế, biết bao máu xương đã đổ, trong khi các nước trong khu vực tăng trưởng kinh tế ngoạn mục để trở thành những 'con rồng châu Á' NIC's, và sau khi Việt Nam thắng cả hai 'đế quốc to' là Pháp và Mỹ, rồi lại tiếp tục phải chiến đấu bảo vệ độc lập, lãnh thổ và chủ quyền trên cả hai phía Bắc và Tây Nam, thì về kinh tế, Việt Nam đã tụt dài trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Nếu ngày xưa chỉ nghe cụm từ 'chuyên gia' Liên Xô hoặc 'chuyên gia' CHDC Đức, 'chuyên gia' Tiệp Khắc', hoặc 'cố vấn' Mỹ, thì ngày nay chúng ta phải học hỏi, kể cả việc bắt voi rừng, từ chuyên gia Malaysia.
Đã đành là không biết thì phải học, và tinh thần cầu thị là đáng quý. Nhưng ai mà chẳng buồn trước cảnh 'phú quý thụt lùi' và khi cuộc chiến Việt Nam đã lùi xa, Việt Nam không còn là cái tên để gọi cuộc chiến thì thế giới ngày nay không còn biết đến Việt Nam nữa.
No comments:
Post a Comment