Wednesday, 11 September 2013

biết một mà chẳng biết hai

có bạn tìm cách phân tích văn bản để chỉ ra ông A, ông B, ông C, bà D, bà E, bà F v.v. với các chức danh, nghề nghiệp, hay cương vị xã hội khác nhau ở làng nọ, thôn kia, bản này, sóc khác, hay thị trấn này, thị tứ nọ, đất nước này, lãnh thổ kia để chứng minh rằng các ông bà đó thực ra chỉ là ông A, ông A' (theo cách nói miền Bắc thì là 'A phẩy', còn bà con miền Nam thì nói là 'A phết'), ông A'' ('A hai phẩy' hoặc 'A hai phết), "bà" A''' ('A ba phẩy' hoặc 'A ba phết'), "bà" A'''' ('A bốn phẩy' hoặc 'A bốn phết') hay "bà" A'''' ('A năm phẩy' hoặc 'A năm phết'), hay tóm gọn lại là chỉ là một mình ông A phóng bút ra các nơi.

mình đồ rằng các bạn ấy mới chỉ biết một mà không biết hai, ba, mà có khi cả bốn, năm nữa.

- các ông/bà A, B, C, D, E, F v.v. đó vẫn có thể là 5, 6 người khác nhau, chẳng qua các ông/bà B. C, D, E, F v.v. đều là học trò của ông A, hoặc tất cả, không trừ ai, từ ông A đến các ông/bà B, C, D, E, F v.v. đều là học trò của một ông XYZ nào đó. theo truyền thống thì việc học trò lặp lại lời giảng của thày không có gì là mới lạ cả, đạo văn (plagiarism) không phải là vấn đề đặt ra ở đây, chẳng qua giống như một dàn hợp xướng có nhiều nhạc công cùng chơi một bản nhạc mà thôi.

- các ông/bà A, B, C, D, E, F đó cũng có thể chỉ là một người (hoặc là A, hoặc là B, v.v. chứ không đồng thời là hai người), nhưng trong một xã hội có phân công nhiệm vụ sâu sắc thì đó là nhiệm vụ được phân công của ông/bà A (hoặc B v.v.) và việc thực hiện nhiệm vụ thế nào hoàn toàn là quyền và quyết định cá nhân của ông/bà A (hoặc B v.v.). lại nữa, khi 'thâm canh' trên nhiều phương tiện khác nhau thì không chỉ đạt hiệu ứng về tuyên truyền, mà còn mang lại lợi ích cá nhân cho ông/bà A (hoặc B v.v.) này, vì mỗi bài đăng là mỗi khoản 'nhuận bút'.

- một ví dụ dễ thấy là các bài văn của các trò nhỏ làm theo một 'khung/sườn' bài gợi ý của thầy/cô, hay học tập theo các 'bài văn mẫu' nhan nhản trong các tập sách tham khảo hiện nay. vậy 40 học trò làm bài giống nhau thì chẳng phải mạo danh, mà cũng chẳng phải 40 bạn chép của nhau vì như thế phải có trò 2 chép của trò 1, trò 3 chép của trò 2, v.v. theo tốc độ lan truyền đó thì số trò đứng cuối dãy (chẳng hạn trò 38, 39, 40) sẽ không có đủ thời gian để làm bài vì phải đợi các trò trước đó (trò 37, 38, 39) chép được của bạn đã.

- sinh thời, hình như nhà thơ X.D. khá biết cách 'thâm canh' để bù vào thu nhập ít ỏi của đồng lương và có ý chê trách một số 'hậu sinh' không biết học cách làm của ông. ông có thể 'tái bản' đi 'tái bản' lại bằng miệng (oral) cùng một bài nói chuyện cùng một nội dung như nhau cho các cơ quan, tổ chức khác nhau tại các địa điểm khác nhau. không ai có thể bắt lỗi ông về việc đó giống như việc một người có quyền kể một câu chuyện hàng trăm lần cho hàng trăm lượt thính giả khác nhau. mỗi lần nói chuyện X.D. có thể sửa đổi bài nói của mình đôi chút để đến khi bài nói được viết ra và đem gửi đi đăng sách/báo, nó sẽ xuất hiện với dạng đã được chỉnh sửa (refined and final version). và nghe nói là có quy định là báo chí trung ương có thể đăng lại bài đã đăng của báo chí địa phương, và cuối cùng sách xuất bản có quyền đăng lại bài của cả báo chí trung ương lẫn địa phương, và kể cả khi sách đã xuất bản vẫn có thể trích đăng một phần này, phần khác của tác phẩm hoàn chỉnh để đăng ở báo chí trung ương hay địa phương. như vậy là có thể 'thâm canh' toàn diện.

chẳng qua là viết nhăng viết nhảm một chút để hầu bà con đọc cho vui. không có ý gì và không định nhằm vào ai.

No comments:

Post a Comment