Friday, 2 August 2013

Nhã Thuyên: Trần tình

Tôi không bao giờ hiểu được, một đất nước mà mọi người bình thường có thể yêu thơ ca, nhưng các nhà thơ lại gây sợ hãi???

Đỗ Thị Thoan

Còn đây là ý kiến chính thức của Đỗ Thị Thoan:


NHÃ THUYÊN: “CÓ NGƯỜI BẢO NÓ CAN ĐẢM, CÓ NGƯỜI BẢO NÓ CHẬP CHENG…”


Tôi không có may mắn của một người viết thấy những thứ mình viết ra là có giá trị hay đòi hỏi mọi người phải đọc chúng cách này cách khác. Tôi có niềm vui của kẻ làm, mà không (có niềm vui của ) trông đợi hay cũng không có kiên nhẫn với nỗi thất vọng.
Có lúc tưởng như nó đã là old stories mà tiếc là không phải. Những câu chuyện quanh nó vẫn đóng băng trong tình trạng không thảo luận.Tôi không bao giờ hiểu được, một đất nước mà mọi người bình thường có thể yêu thơ ca, nhưng các nhà thơ lại gây sợ hãi???
Nhã Thuyên

VỀ NHỮNG TIẾNG NÓI NGẦM

Luận văn cao học của tôi “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hoá” đã bảo vệ vào năm 2010 tại khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm Hà Nội. Với tôi, nó chẳng có gì đáng kể, cũng như mọi công việc tôi đã/đang làm. Phần nhiều linh tinh lang tang.
Có người bảo nó thú vị, có người bảo nó phi khoa học, có người bảo nó can đảm, có người bảo nó chập cheng, có người bảo nó còn không hay ho bằng cái luận văn tốt nghiệp đại học ngày xưa của tôi… Một luận văn thạc sĩ là chuyện của trường, của khoa, rất tiếc nó không được lưu trữ online hay ở thư viện quốc gia, nếu muốn truy cập, có thể dùng thẻ thư viện trường ĐHSPHN hoặc thư viện khoa văn, hoặc mượn từ những người có nó.
Sau luận văn, tôi muốn dành thời gian để kết thúc dần một mối quan tâm của mình về việc đọc thơ Vn thời điểm đó, với những bài viết mà tôi nghĩ là cần triển khai theo hướng cá nhân hơn, riêng tư hơn, và thấu đáo hơn: đó là xuất phát điểm của dự án Những tiếng nói ngầm. Tôi apply grant của ANA, một quỹ tài trợ nghệ thuật độc lập ở châu Á, (proposal của dự án còn nằm trên website của họ artsnetworkasia.) Thời điểm đó, ở Vn, hầu như chỉ có các nghệ sĩ visual art apply các tài trợ nghệ thuật, và tôi muốn thử tìm các cơ hội tài trợ cho văn chương.
Chỉ trong quá trình làm việc tôi mới hiểu rằng, tôi sẽ không bao giờ là người làm việc với chỉ những tham vọng.
Kết quả hữu hình gồm 5 tiểu luận dài, 1 video tư liệu phỏng vấn mà Damau là nơi đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này xuất bản chúng online:
Lời cảm ơn: - Damau đăng cùng video tư liệu. Cũng có thể xem ở đây.
Một phỏng vấn khác bằng văn bản với Mở Miệng được thực hiện qua email, được đăng trên Damau và sau đó là Tiền Vệ cùng một khoảng thời gian:
Damau: Trò chuyện với Lý Đợi và Bùi Chát: Khước từ thoả hiệp để lựa chọn tự do http://damau.org/archives/20163
Tiền Vệ:
Lời ngỏ: http://damau.org/archives/26260
Tiểu luận 1: Những va chạm: thơ ca, bối cảnh, cá nhân - một cách chia sẻ mối quan tâm cá nhân của tôi, và vì sao lại dẫn tới mối quan tâm này.
Tiểu luận 2: Thơ ca của sự phủ định và sự phủ định thơ - về cách nhìn của tôi với cái gọi là thơ chính trị.http://damau.org/archives/26320
Tiểu luận 3: Cuộc nổi dậy của rác thải - đây là tiểu luận về Mở Miệng, và thực ra có thể xem là sự viết lại luận văn cao học của tôi.
Tiểu luận 4: Những tiếng nói cộng hưởng - về các nhà thơ nữ.
Tiểu luận 5: Nguyễn Quốc Chánh  - một nhà thơ -bóng tối trọn vẹn như tôi nhìn thấy, cảm thấy, nếu tôi cần hình dung bằng một ẩn dụ.
****
Tôi không nhận được nhiều sự chia sẻ, trao đổi từ những vấn đề tôi quan tâm, sau khi đăng tải chúng.
Những chia sẻ như thế này là hiếm hoi.
Phùng Hà Thanh – Vài cảm nhận về tập tiểu luận Những tiếng nói ngầm
Đặng Thơ Thơ, một comment ở dưới bài viết:
Ngày 5-1-2012: Buổi toạ đàm dự kiến tại Trung Tâm Văn hoá Pháp Hà Nội lespace bị tạm ngưng. Tôi nhận được thông tin huỷ chương trình vào chiều ngày 4/1/2012. Sau đó có những nỗ lực từ phía Lespace để tổ chức lại, nhưng không thành không. Chỉ một số ít báo chí đưa tin về toạ đàm này như Lao Động, Tia Sáng, Sài Gòn Tiếp Thị và khi bị ngưng, hình như chỉ có Tia sáng điện tử đưa tin và lại phải gỡ xuống.
Thông tin về chương trình tạm hoãn như sau:
Ngày 23-6-2012: tạp chí Tia Sáng và Không gian Sáng tạo Trung Nguyên đã cho tôi cơ hội công bố một phần kết quả nghiên cứu của mình trong buổi thuyết trình thay thế “Một góc thơ Việt Nam đương đại”. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên là người đồng hành cùng tôi trong buổi thuyết trình này.
Tôi không có may mắn của một người viết thấy những thứ mình viết ra là có giá trị hay đòi hỏi mọi người phải đọc chúng cách này cách khác. Tôi có niềm vui của kẻ làm, mà không (có niềm vui của ) trông đợi hay cũng không có kiên nhẫn với nỗi thất vọng.
Có lúc tưởng như nó đã là old stories mà tiếc là không phải. Những câu chuyện quanh nó vẫn đóng băng trong tình trạng không thảo luận.
Tôi không bao giờ hiểu được, một đất nước mà mọi người bình thường có thể yêu thơ ca, nhưng các nhà thơ lại gây sợ hãi???


No comments:

Post a Comment