Các nhà khoa học ở xứ Thiên đường nên có bài phân tích ăn lá bổ hơn ăn thịt, cá để tiếp nối truyền thống làm báo + khoa học phân tích ngô, khoai sắn bổ hơn gạo.
CƠM ĂN VỚI LÁ...
Mùa A Tếnh với cặp lồng cơm lá, trong lớp học |
Nhà Tếnh cách điểm Trường 1 ngọn núi, đi bộ chừng gần 1 tiếng đồng hồ, buổi trưa không về được nhà ăn cơm trưa nên cứ mỗi sáng sớm trước khi đến lớp, bố mẹ lại xới cho 1 chút cơm, kèm theo nhếu nháo thức ăn, nén trong chiếc cặp lồng cũ, cho Tếnh lếch thếch xách đến lớp, ăn trưa ở lớp cùng các bạn.
Mở phần cơm của Tếnh, chỉ duy nhất mấy lá rau rừng, vị chua chua thay cho thức ăn...
Một học sinh Mầm non Háng Gàng cũng với món cơm lá. |
Háng Gàng là bản đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm xã Pá Hu 19km đường rừng (ngày nắng, chỉ người dũng cảm mới dám đi xe máy vào, với quãng thời gian 3 tiếng đồng hồ; ngày mưa, phải đi bộ trong vòng 6-7 tiếng) và 90% dân số của thôn thuộc diện hộ nghèo.
Mùa này, cái đói bắt đầu lấp ló ở những ngôi nhà người Mông chơ vơ giữa rừng xanh núi đỏ, nên có khi chả mấy lâu nữa, sẽ có không ít đứa trẻ phải ăn cơm với lá rừng, hòng lay lắt sống, học cái chữ viết hòng cải thiện tương lai...
Vẫn biết có rất nhiều chế độ chính sách, sự ưu ái dành cho con trẻ vùng cao biên giới, thế nhưng để chính sách thực sự là miếng cơm, hạt muối, giọt dầu, thì có lẽ những người làm chính sách nên đi đến tận những nơi xa tít mù tắp như Háng Gàng này, để xem thực sự vì sao những đồng tiền - cân gạo trợ cấp, cứu giúp đồng bào lại đến muộn đến vậy và có cách nào thực sự hữu hiệu, cho con trẻ lít nhít khỏi xoe mắt buồn rầu, khi trệu trạo nuốt miếng cơm khô trong túi ni lông, với duy nhất mấy miếng lá rừng đăng đắng, chua chua?..
Và liệu, người ta có thống kê nổi ở các địa bàn miền núi - vùng cao biên giới, có bao nhiêu học sinh phải ăn cơm với lá chua, với muối trắng, với măng đắng, với ớt cay?..
No comments:
Post a Comment