Đây là hình ảnh thực, của hai đứa trẻ, con chị Mã Thị Trâu, dân tộc Mông, ở xóm Bản Nà, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng do phóng viên Tạ Hoài Phương, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Cao Bằng chụp cách đây 2 năm. Nhờ ơn ... ... dẫn theo Mai Thanh Hải.
"NGƯỜI RỪNG", KHÔNG Ở TRONG RỪNG
Áo ấm biên cương - Là người yếu tim hoặc có tiền sử bệnh tim, bạn không nên xem tấm hình, bởi bạn sẽ rất sốc và phải đau đáu câu hỏi: "Anh chụp từ năm có nạn đói Ất Dậu - 1945 hoặc xa hơn là thời... nguyên thủy?".
Không! Đây là những con người thật, hoàn cảnh thật và cuộc sống thật, ở địa phương của đất nước ta, rất thật:
2 đứa trẻ này là con chị Mã Thị Trâư (dân tộc Mông, ở xóm Bản Nà, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng), được PV Tạ Hoài Phương - Đài PTTH Cao Bằng ghi trong ống kính cách đây 2 năm.
Chồng chị Mã Thị Trâư bỏ đi lấy người vợ khác từ năm 2010, để lại 3 mẹ con tự nuôi nhau trong hoàn cảnh cực khổ: Nương rẫy không có, đến cả trồng bắp ngô, củ sắn cũng phải nhờ đất của người em, hoặc hằng ngày đi làm việc giúp em chú, rồi đổi lấy bắp ngô để ăn cho qua bữa.
Hình chụp 2 đứa trẻ đang ăn trưa với món ăn truyền thống là... bã rượu được nấu bằng sắn (chứ không phải bằng gạo).
Dĩ nhiên, sau khi Truyền hình tỉnh phát hiện ra trường hợp khó khăn này, các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương đã góp tiền, dựng được 1 căn nhà cho 3 mẹ con ở, thay túp lều rách.
Thế nhưng không chỉ PV Tạ Hoài Phương, mà rất nhiều người ở Cao Bằng khẳng định: "Hiện tại, vẫn còn những trường hợp... rùng rợn hơn trường hợp này nhiều!".
Chẳng nói đâu xa, cách đây không lâu, ngay tại xã Mông Ân (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng), người ta đã phát hiện 3 bố con ông Sùng A Páo, sống trên hang đá tít rừng sâu. Dĩ nhiên, ngay sau đó chính quyền địa phương cùng với báo chí hớn hở tổ chức... "giải cứu", khiến 1 Giám đốc trung tâm Tình thương nhẹ dạ lên tận nơi đón về Hà Nội... dạy nghề. Dạy dỗ, kết quả ra sao chẳng biết nhưng bố con "người rừng" nằng nặc đòi về lại rừng, khiến nhà hảo tâm cũng chán, phải trả về địa phương...
Với mình, những chuyến đi vùng cao biên giới (mà chẳng cần phải lên nơi xa, ngay dưới đồng bằng - trung du - đô thị cũng gặp đầy), ngày càng gặp nhiều những hoàn cảnh đói cơm rách áo, nên cứ lẩn thẩn tự hỏi: Đất nước bao nhiêu năm đổi mới - phát triển, sao vẫn còn những "người rừng", sống nguyên bản như thời trung cổ, không ở rừng, thế này nhỉ?..
Không! Đây là những con người thật, hoàn cảnh thật và cuộc sống thật, ở địa phương của đất nước ta, rất thật:
2 đứa trẻ này là con chị Mã Thị Trâư (dân tộc Mông, ở xóm Bản Nà, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng), được PV Tạ Hoài Phương - Đài PTTH Cao Bằng ghi trong ống kính cách đây 2 năm.
Chồng chị Mã Thị Trâư bỏ đi lấy người vợ khác từ năm 2010, để lại 3 mẹ con tự nuôi nhau trong hoàn cảnh cực khổ: Nương rẫy không có, đến cả trồng bắp ngô, củ sắn cũng phải nhờ đất của người em, hoặc hằng ngày đi làm việc giúp em chú, rồi đổi lấy bắp ngô để ăn cho qua bữa.
Hình chụp 2 đứa trẻ đang ăn trưa với món ăn truyền thống là... bã rượu được nấu bằng sắn (chứ không phải bằng gạo).
Dĩ nhiên, sau khi Truyền hình tỉnh phát hiện ra trường hợp khó khăn này, các nhà hảo tâm và chính quyền địa phương đã góp tiền, dựng được 1 căn nhà cho 3 mẹ con ở, thay túp lều rách.
Thế nhưng không chỉ PV Tạ Hoài Phương, mà rất nhiều người ở Cao Bằng khẳng định: "Hiện tại, vẫn còn những trường hợp... rùng rợn hơn trường hợp này nhiều!".
Chẳng nói đâu xa, cách đây không lâu, ngay tại xã Mông Ân (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng), người ta đã phát hiện 3 bố con ông Sùng A Páo, sống trên hang đá tít rừng sâu. Dĩ nhiên, ngay sau đó chính quyền địa phương cùng với báo chí hớn hở tổ chức... "giải cứu", khiến 1 Giám đốc trung tâm Tình thương nhẹ dạ lên tận nơi đón về Hà Nội... dạy nghề. Dạy dỗ, kết quả ra sao chẳng biết nhưng bố con "người rừng" nằng nặc đòi về lại rừng, khiến nhà hảo tâm cũng chán, phải trả về địa phương...
Với mình, những chuyến đi vùng cao biên giới (mà chẳng cần phải lên nơi xa, ngay dưới đồng bằng - trung du - đô thị cũng gặp đầy), ngày càng gặp nhiều những hoàn cảnh đói cơm rách áo, nên cứ lẩn thẩn tự hỏi: Đất nước bao nhiêu năm đổi mới - phát triển, sao vẫn còn những "người rừng", sống nguyên bản như thời trung cổ, không ở rừng, thế này nhỉ?..
No comments:
Post a Comment