Nhân chủ BlogAnhVu đề cập đến lý thuyết của Karrl Marx, xin trích lại đây đoạn hội thoại mà tôi tâm đắc, trong tiểu thuyết MỘT NỬA ĐÀN ÔNG LÀ ĐÀN BÀ của tác giả Trung Quốc TRƯƠNG HIỀN LƯỢNG,(bạn thông cảm tôi không rành tiếng Hán nên không biết theo phiên âm quốc tế viết tên tác giả trên như thế nào, mặc dầu tra cứu một lúc cũng có thể tìm được), Nhà xuất bản Lao Động in lần đầu năm 1989, đã có in lại một số lần, không rõ chủ BlogAnhVu đã đọc tác phẩm này chưa, nhưng tôi cứ tiện thể trích ra đây đoạn trong đó nhân vật xưng TÔI, sau khi hầu chuyện với các nhân vật TỐNG GIANG, OTHELLO, TRANG TỬ, có trò chuyện với Karl Marx, mà tôi muốn trích dẫn đoạn dưới đây:
Quote:
"- Hì hì... Các Mác bật lên tiếng cười đầy trí tuệ nhìn xa trông rộng - Con ơi, con đừng đánh giá thấp trí thông minh của ta. Ta chẳng ngốc nghếch đến nỗi tưởng rằng việc làm của hậu thế là kế thừa sự nghiệp của ta đâu. Sự nghiệp của ta đã hoàn thành năm 1883 rồi. Mỗi thế hệ chỉ làm công việc mà thế hệ mình có thể làm nổi do lịch sử qui định... Chỉ có ai mắc chứng già lẩm cẩm thì mới dám nhận để cho người ta tôn mình làm lãnh tụ của cách mạng thế giới, và đòi hỏi hậu thế hoàn thành cái gọi là sự nghiệp của mình thôi... Bởi thế cho nên, những kẻ trương ngọn cờ của ta lên "mà làm công việc của họ" lại thường thành công, lí do chính là ở đó (theo luận điểm của Hegel đã được lược bỏ trong đoạn trích để tránh cho đoạn trích quá dài). Tuy nhiên, nếu ta còn sống giữa các người, nếu ta còn có quyền phát ngôn (nhận xét: Phải nói là cụ Marx rất tỉnh táo, nếu cụ sống lại đời nay chưa chắc cụ đã được quyền phát ngôn), thì ta sẽ yêu cầu kẻ ấy rằng: Xin lỗi, ngài cứ nói bằng ngôn ngữ của chính ngài đi, có được không? Ngài cứ lấy cái "ý" của tôi một cách không tự giác, rồi khư khư bám lấy cái "lời" của tôi một cách rất tự giác, đến nỗi làm cho "lời" tôi nhiều lúc tưởng đúng mà hóa sai, hà tất phải như thế?"
Unquote.
(trang 199-200, Một nửa đàn ông là đàn bà, tác giả Trương Hiền Lượng, bản dịch Phan Văn Các và Trịnh Trung Hiếu, bản in LƯU HÀNH NỘI BỘ, Nhà xuất bản Lao Động, 1989)
Quote:
"- Hì hì... Các Mác bật lên tiếng cười đầy trí tuệ nhìn xa trông rộng - Con ơi, con đừng đánh giá thấp trí thông minh của ta. Ta chẳng ngốc nghếch đến nỗi tưởng rằng việc làm của hậu thế là kế thừa sự nghiệp của ta đâu. Sự nghiệp của ta đã hoàn thành năm 1883 rồi. Mỗi thế hệ chỉ làm công việc mà thế hệ mình có thể làm nổi do lịch sử qui định... Chỉ có ai mắc chứng già lẩm cẩm thì mới dám nhận để cho người ta tôn mình làm lãnh tụ của cách mạng thế giới, và đòi hỏi hậu thế hoàn thành cái gọi là sự nghiệp của mình thôi... Bởi thế cho nên, những kẻ trương ngọn cờ của ta lên "mà làm công việc của họ" lại thường thành công, lí do chính là ở đó (theo luận điểm của Hegel đã được lược bỏ trong đoạn trích để tránh cho đoạn trích quá dài). Tuy nhiên, nếu ta còn sống giữa các người, nếu ta còn có quyền phát ngôn (nhận xét: Phải nói là cụ Marx rất tỉnh táo, nếu cụ sống lại đời nay chưa chắc cụ đã được quyền phát ngôn), thì ta sẽ yêu cầu kẻ ấy rằng: Xin lỗi, ngài cứ nói bằng ngôn ngữ của chính ngài đi, có được không? Ngài cứ lấy cái "ý" của tôi một cách không tự giác, rồi khư khư bám lấy cái "lời" của tôi một cách rất tự giác, đến nỗi làm cho "lời" tôi nhiều lúc tưởng đúng mà hóa sai, hà tất phải như thế?"
Unquote.
(trang 199-200, Một nửa đàn ông là đàn bà, tác giả Trương Hiền Lượng, bản dịch Phan Văn Các và Trịnh Trung Hiếu, bản in LƯU HÀNH NỘI BỘ, Nhà xuất bản Lao Động, 1989)
No comments:
Post a Comment