Thursday, 22 March 2012
Cầu nguyện
Từ vài ngày nay Sông Tranh đã trở thành một địa danh được mọi người trên cả nước có quan tâm đến tình hình đất nước phải theo dõi với đầy lo lắng và quan ngại.
Theo thông lệ, từ khi báo chí phát hiện và đưa tin về việc "rò rỉ" nước tại đạp thủy điện Sông Tranh II ở Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thì các quan chức đủ kiểu, cho dù chưa tận mắt kiểm tra hoặc cử người kiểm tra, đua nhau lên truyền thông để trấn an dư luận, rằng thì là mà như thế là trong tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép, rằng thì là mà ở các công trình khác cũng xảy ra tình trạng tương tự, rằng thì là mà mo chuyện vẫn trong tầm kiểm soát.
Ngay mới tối hôm qua (21.3) thôi ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (gọi tắt là EVN) còn nói như thế, rằng đập thủy điện Tam Hiệp (rất lớn, vào loại lớn nhất thế giới) của Trung Quốc cũng gặp không tránh khỏi tình huống tương tự. Người ta chỉ giới thiệu ông Ngãi là người có tham gia vào tất cả các dự án thủy điện lớn (nhỏ) ở Việt Nam, nhưng không nói là ông đã đi kiểm tra tình hình tại chỗ về hoặc nghe báo cáo (thứ ông đã nghỉ hưu khỏi EVN về làm công tác hội, cho dù là Hội Năng lượng thì ai còn buộc phải báo cáo cho ông) mà cứ nói khơi khơi như không.
Cho đến trước bản tin thời sự tối, chính xác là trước 19:15 phút, thì các bản tin khác trong ngày (12:00 giờ) cũng vẫn chung một giọng điệu đó. Không phải là ông Ngãi, lần này là một người khác, người này đã trực tiếp từ Sông Tranh II trở về, nhưng lên truyền hình tức là nói chuyện với toàn dân lại toàn sử dụng từ kỹ thuật, chuyên môn như để làm cho khó hiểu, đã thế là "tay bo" chẳng có sơ đồ hình vẽ gì để giúp người xem hiểu. Chung quy thì vẫn là không sao nhưng bằng cách giải thích của ông người ta vẫn không thể yên tâm.
Nhưng đến bản tin thời sự tối, từ 19:00 giờ hàng ngày, thì phần tin liên quan đến thủy điện Sông Tranh II đã thật sự đáng lo ngại. Thay vì giọng điệu che giấu hàng ngày là những nội dung rất đáng lo, được trích đoạn sau đây:
... Bước đầu, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã có những kết luận sơ bộ về sự cố rò rỉ nước tại thân đập thủy điện Sông Tranh II, nằm trên địa bàn huyện Bắc Trà My của tỉnh Quảng Nam, Ts. Bùi Trung Dung, ..., nhận định "công trình này lỗi từ khâu thiết kế, thi công, giám sát cho đến khâu khai thác, vận hành nên đã xảy ra sự cố" (Nhận xét: tức là toàn bộ các khâu của một công trình đều có lỗi cả rồi, như thế không còn là trong khuôn khổ tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép nữa, và việc "rò rỉ" nước là lỗi của tất cả hoặc của một hoặc vài khâu trên gộp lại chứ không phải là chuyện thông thường được phép).
Chiều nay, tức 22.3, Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng đã có cuộc họp kín với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, không có sự tham gia của báo chí và cho đến khi tin được đưa (sau 19:15 giờ), tức 72 giờ sau khi tin tức về rò rỉ nước đập Sông Tranh II được các cơ quan báo chí phát hiện và đưa tin thì vẫn chưa có kết luận chính thức (để thông báo) cho công chúng.
Tiếp theo, bản tin còn cho biết công trình đập Sông Tranh II là công trình thiết kế thân đập theo trọng lực, đập thiết kế vĩnh cửu nên không có phương án về việc vỡ đập cũng như kịch bản di dân, phòng chống và diễn tập cho dân vùng hạ lưu. Bất cứ sự cố nào liên quan đến con đập này cũng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho toàn bộ vùng hạ lưu Sông Tranh, sông Thu Bồn và các huyện Trà My, Tiên Phước cho đến tận cửa biển Hội An với vùng dân cư hàng trăm nghìn người.
Đến lúc này thì họ không còn giữ vẻ bình tĩnh để trấn an hay khỏa lấp nỗi lo của quần chúng được nữa, có lẽ có người đã dự cảm được một kịch bản xấu xảy ra nên không muốn nói điều dối trá để tránh tách nhiệm về sau này. Với những gì mà bản tin cho biết, thì tình hình (theo thiết kế) rất đáng lo ngại, và thực tế diễn ra tại thân đập cũng vô cùng đáng lo. Những hình ảnh trên TV cũng cho thấy đây không phải là sự "rò rỉ" nữa, rò rỉ gì mà nước chảy thành dòng không dứt, theo báo chí đưa tin, thì với lưu lượng 30 lít/giây, và nhìn những công nhân đang tiến hành cứu chữa con đập mà sao thấy công việc của họ thật vô ích, có cách nào hàn khẩu được con đập từ tân bên trong và bên trên chứ đưa một vài chất gì đó từ ngoài vào cho dù có gắn được phía bên ngoài vết nứt nhưng một khi có sự vỡ đập từ trên xuống từ trong ra thì mấy vết hàn gán tạm bợ đó làm sao có thể cứu chữa được gì.
Đã thế người dân lại không được tập huấn di dân, vận nhất mà sự cố xấu xảy ra thì số mạng của hàng trăm vạn người vùng hạ lưu sẽ ra sao. Chỉ còn biết cầu nguyện cho điều đó không xảy ra. Ôi, khốn khổ thay dân tôi, khô thay cho đồng bảo Quảng Nam.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment