Sunday 18 March 2018

PHAN VĂN KHẢI (1933-2018)

Cựu Thủ tướng Phan Văn Khải đã từ trần sáng hôm nay 17.3.2018 (1.2 năm Mậu Tuất), hồi 01:30 giờ, tại nhà riêng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, hưởng thọ 86 tuổi.


PHAN VĂN KHẢI
1933-2018 (kỵ ngày 1.2 âm lịch)
Thủ tướng Chính phủ
1997-2006

Tiền nhiệm: Võ Văn Kiệt (1991-1997)
Kế nhiệm: Nguyễn Tấn Dũng (2006-2016)

Như vậy từ VVKiệt qua PVKhải đến NTDũng trong 25 năm liên tục Việt Nam có người đứng đầu Chính phủ là người gốc gác miền Nam: Kiệt - Vĩnh Long, Khải - Sài Gòn (Củ Chi), và Dũng - Cà Mau. (Trước đó, sau Thủ tướng Phạm Văn Đồng, gốc gác miền Trung: Quảng Ngãi, là các vị Phạm Hùng, gốc gác miền Nam: Vĩnh Long, và Đỗ Mười, gốc gác miền Bắc: Hà Nội).

Giống như người tiền nhiệm Võ Văn Kiệt, ông Phan Văn Khải cũng kinh qua các vị trí công tác ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (the State Planning Committee or SPC, một thứ siêu bộ, tiền thân của Bộ Kế hoạch - Đầu tư hiện nay), và thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, ông Kiệt có quá khứ tham gia chiến tranh, nên ở cương vị mới của ông có thể đương đầu với các đối thủ khác, khiến ông có thể mạnh bạo áp dụng các chính sách mới cởi mở. Ông Khải, tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đi học rồi ra công tác, hoàn toàn sống trong môi trường yên ổn hơn. Vì thế, ông Khải không có những quyết đoán mang tính đột phá. Những gì ông Khải làm hầu như là tiếp tục con đường mà ông Kiệt đã khai phá.

Giới ngoại giao tại Hà Nội trong nhóm các nước tài trợ cho Việt Nam - Consulting Group of Donors, đánh giá ông Khải là một người kỹ trị (technocrat). Ông Khải, trong một phát biểu trong một tình huống mang tính thân tình đã bộc bạch là ông không nghĩ một người như ông lại mơ có ngày làm Thủ tướng. Ý của ông là Thủ tướng phải là một nhân vật chính trị, mà một nhà kỹ trị trước nay thường tập trung vào chuyên môn như ông không được coi là một nhà chính trị. Vì thế, mọi người có thể cho là ông Khải bình dị, không phách lối nhưng tôi cho rằng ông đang cố làm cho tốt chức trách mà người ta khoác cho ông chứ bản thân ông chưa chắc là người đã mơ đến chức đó.

Dư luận không bàn tán nhiều là ông Kiệt hay ông Khải tham nhũng, tuy thế, với ông Kiệt, bà vợ sau - Phan Lương Cầm, làm ảnh hưởng đến uy tín của ông (dân gian có câu "ông Kiệt có cái bà Cầm không muốn, cái bà Cầm muốn ông Kiệt không có"), với ông Khải, con trai ông (biệt danh "Hoàn Ty") cũng là cớ để các đối thủ của ông nhắm đến (hình như Hoàn Ty còn dính líu đến cả một án giết người mà vẫn bình yên vô sự).

Kinh tế Việt Nam sau 1975 bước vào khủng hoảng trầm trọng. Chỉ sau khi người lãnh đạo Đảng Lê Duẩn mất năm 1986, thì mới mở đường cho Đại hội Đảng 6 năm 1986 với những cởi mở mới. Tuy nhiên, chỉ từ năm 1989 những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế mới bắt đầu xuất hiện rõ rệt, người dân mới cảm thấy cuộc sống dễ thở hơn đôi chút. Ông Kiệt lên làm Thủ tướng trong cái đà cởi mở đó. Đến khoảng năm 1993, những gì ràng buộc cũ hầu như đã được cởi bỏ, nền kinh tế đã có dấu hiệu chậm lại, giới ngoại giao trong nhóm các nước tài trợ kêu gọi "đổi mới chính trị", báo chí trong nước cũng đề cập việc "đi bằng hai chân". Dù là cấp tiến, ông Kiệt cũng không vượt qua được chính bản thân, hay không thể thuyết phục các thành phần khác trong ban lãnh đạo, nên "cuộc đổi mới lần 2", đổi mới về chính trị đã không diễn ra - Việt Nam thà chọn con đường tiệm tiến hơn là cải tổ dứt khoát, triệt để. Kinh tế phát triển chậm, đà tăng trưởng giảm so với thời đầu "đổi mới".

Ông Kiệt bàn giao cho ông Khải năm 1997, năm đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến suy thoái trầm trọng tại châu Á, trong đó các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc. Việt Nam, ở trong khu vực nhưng không bị cuốn theo thiệt hại kinh tế, do các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại các nước không tiềm tàng tại Việt Nam. Nhưng do chậm đổi mới chỉnh trị, nên cái đuôi suy thoái kinh tế của cuộc khủng hoảng cũng quệt qua Việt Nam, làm chậm lại đà tăng trưởng. Ông Khải, như đã nói, không có vốn chính trị như người tiền nhiệm, nên không có bước đi đột phá như ông Kiệt, ông chỉ gần như thừa hưởng và tiếp tục công việc của ông Kiệt. Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thành lập từ thời ông Kiệt được tiếp tục hoạt động dưới thời ông Khải (và bị chính thức chấm dứt hoạt động dưới thời ông Dũng, còn Thủ tướng đương nhiệm ngày nay Nguyễn Xuân Phúc tái thành lập Nhóm tư vấn với các thành viên mới). Không rõ khi ông Kiệt nghỉ thì bàn giao lại cho ông Khải bao nhiêu trong quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia, nhưng sau 10 năm tại chức của ông Khải, hình như lần đầu tiên Việt Nam thoát mối lo vỡ nợ khi lần đầu tiên công bố số dự trữ ngoại tệ quốc gia dương, nhưng sau 10 năm ông Dũng đã phá sạch và nợ công tăng lên mức kỷ lục, muốn làm gì cũng kêu không có tiền.

Ông Khải có giọng nói rè rè, rề rà, không mấy thuyết phục. Trong chuyến thăm Mỹ năm 2005, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên của một Thủ tướng nước Việt Nam thống nhất kể từ sau năm 1973, nhiều người chê trách ông cầm giấy đọc bài phát biểu. Tôi thấy đó là chuyện thường vì tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam, để đám bảo không bị sai đường lối, thường cầm giấy đọc bài chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, trong chuyên đi đó, có buổi họp báo, khi nghe một phóng viên người Việt nói tiếng Việt hỏi ông một câu có vẻ "xóc óc", tức là không phải loại câu hỏi "hiền lành" và thái độ quỵ lụy mà các phóng viên trong nước vẫn đặt ra cho lãnh đạo, thì ông Khải, quên mất ông đang ở trên đất Mỹ, xử sở của tự do ngôn luận, tự do báo chí, quên mất rằng cái người tuy là nói tiếng Việt và là người Việt kia, lại là một Việt Kiều, tức là một người Mỹ gốc Việt, là phóng viên có thẻ nhà báo đàng hoàng, chứ không phải là một nhà báo "quốc nội" tháp tùng ông trong chuyến đi, loại nhà báo mà ông coi chỉ là cấp dưới của ông, thì ông không giữ được bình tĩnh, to tiếng chỉ tay đòi đuổi người phóng viên ra khỏi phòng họp.

Từ khóa trong thời ông Kiệt là "bức xúc", sang thời ông Khải là "vô cảm" (đến thời ông Dũng trở lại đây là "quyết liệt"). Ông Khải than phiền về thói vô cảm, mà không chịu tìm hiểu xem cái nguyên nhân sâu xa nào đã dẫn đến tình trạng vô cảm tràn lan toàn xã hội như vậy.

Thời ông Khải cũng có một vụ "đại án" liên quan đến một cựu Bộ trưởng Nông nghiệp. Bị can và bị cáo trong vụ án, tự nhận là "con nuôi" của ông Khải (không rõ sau hơn 10 năm còn ngồi tù không, vì nghe đâu người này bị án tử hình rồi giảm xuống chung thân). Những người ở gần tư gia ông Khải ở góc đường Hùng Vương, Hà Nội xác nhận trước đó thấy cô này thường xuyên ra vào nhà ông Khải rất tự nhiên. Không hiểu sao dưới thời CH XHCN này lại nảy sinh tình trạng "cha nuôi" "con nuôi" nhiều như thế. Có ai đã làm điều tra gì về việc này chưa, đây là một đề tài lý thú đấy.

Cuối cùng, khi nghỉ ông Khải có một bài phát biểu ngắn nhưng khá tâm trạng mà Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận đã có ghi lại.

Điểm cộng là từ khi ông Khải nghỉ, ông ít xuất hiện ở các buổi lễ lạt, kỷ niệm. Và ông muốn được an nghỉ tại quê nhà chứ không vào nghĩa trang liệt sĩ nơi dành cho các vị lãnh đạo.

15 comments:

  1. Bài của Trần Du Lịch:
    https://news.zing.vn/co-thu-tuong-phan-van-khai-nguoi-di-truoc-ve-nhan-thuc-va-hanh-dong-post826814.html

    ReplyDelete
  2. Bài đăng chủ yếu ý kiến của Trần Xuân Giá:
    https://www.tienphong.vn/xa-hoi/nguyen-thu-tuong-phan-van-khai-va-dau-an-phat-trien-dn-tu-nhan-1251312.tpo

    ReplyDelete
  3. Những đánh giá của bà Phạm Chi Lan:
    https://nld.com.vn/kinh-te/co-thu-tuong-phan-van-khai-muon-nghe-noi-thang-noi-that-20180317134336624.htm

    ReplyDelete
  4. Ông Phạm Thế Duyệt kể về sự cố tên ông Khải và ông Duyệt không có trong danh sách đề cử Ủy viên Bộ Chính trị:
    http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-phan-van-phai-va-loi-dan-ve-cai-ghe-cua-thu-tuong-pham-van-dong-20180318130226015.htm

    ReplyDelete
  5. Với báo chí, qua lời kể của ông Nguyễn Công Khế:
    http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tam-diem/nguyen-thu-tuong-phan-van-khai-qua-goc-nhin-cua-ong-nguyen-cong-khe-436541.html

    ReplyDelete
  6. Bài của bà Phạm Chi Lan:
    https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/ong-sau-khai-3724139.html

    ReplyDelete
  7. trở về đời thường http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/su-kien/co-thu-tuong-phan-van-khai-trong-ky-uc-cua-nguoi-em-gai-436341.html#inner-article

    ReplyDelete
  8. trở về đời thường http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/su-kien/chuyen-bat-ngo-cua-tho-cat-toc-ve-nguyen-thu-tuong-phan-van-khai-436304.html#inner-article

    ReplyDelete
  9. không phách lối http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/thu-tuong-phan-van-khai-nguoi-tu-choi-ngoi-khoang-may-bay-cao-cap-431441.html#inner-article

    ReplyDelete
  10. http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/nguyen-thu-tuong-phan-van-khai-nguoi-luon-noi-it-lam-nhieu-433839.html#inner-article

    ReplyDelete
  11. http://dantri.com.vn/kinh-doanh/ky-niem-cua-toi-ong-phan-van-khai-luc-nao-cung-lo-cho-dan-cho-nuoc-20180317095718026.htm

    ReplyDelete
  12. Phạm Sanh Châu được đến thế mà còn "không thuận buồm xuôi gió", thắc mắc về cấp dưới không lên được chức Thứ trưởng là có ý gì https://vov.vn/chinh-tri/vinh-biet-chu-sau-khai-740879.vov

    ReplyDelete
  13. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  14. Một số người bình luận rằng khi nghỉ ông Khải có nhận khuyết điểm về những gì chưa làm được và thực tế là ông nghỉ trước 1 năm mà cho rằng ông Khải trung thực thấy mình mắc lỗi mà tự xin nghỉ.
    Thực ra năm 2006 Đại hội Đảng đã bầu ra ban lãnh đạo mới trong đó ông Khải là thành phần ra đi (outgoing) nên không còn nằm trong Bộ Chính trị, ông Dũng là thành phần đang lên nằm trong Bộ Chính trị chắc chắn sẽ nắm chức Thủ tướng. Thế nhưng về mặt nhà nước thì đến năm 2007 mới có bầu cử Quốc hội, sau đó Quốc hội mới mới bầu ra các chức danh lãnh đạo mới, trong đó có Thủ tướng Chính phủ. Thời gian từ 2006-07 nếu ông Khải ở lại, thì về mặt Đảng ông có vị trí thấp hơn ông Dũng sẽ khó có thể còn điều hành Chính phủ theo ý mình được nữa, thì ông thấy tốt nhất là ông nghỉ để ông Dũng sớm tiếp quản vị trí mà người ta đã sắp xếp cho ông Dũng sau kết quả Đại hội Đảng.

    ReplyDelete
  15. http://m.soha.vn/con-trai-ong-sau-khai-noi-ve-hai-cuon-so-tiet-kiem-nhung-bua-com-bo-do-noi-dau-sau-tham-va-nu-cuoi-cuoi-doi-cua-ong-sau-khai-20190306102149937.htm

    ReplyDelete