Sunday, 20 April 2014

THƯ NGỎ

Đăng lại để ủng hộ bạn Thoan thôi, chứ xứ này làm gì có 'tự do học thuật' và những hô hào xây dựng đại học ngang tầm khu vực hướng tới đẳng cấp quốc tế chỉ là lip service vì không thể nói đến một tiêu chuẩn xếp hạng nào nếu không có tự do học thuật, một thứ khoa học viễn tưởng tại xứ sở hình chữ S này. Tất nhiên, điều có thể dự đoán là trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là cơ quan trực tiếp phải đứng ra deal 'vụ' này sẽ tiếp tục kiểu 'im lặng đáng sợ' đối với cả Thư ngỏ cũng như yêu cầu của bạn Thoan. Còn những cơ quan, cá nhân đằng sau vụ này tất nhiên vẫn có thể yên tâm giấu mặt không cần lên tiếng trả lời, chỉ thỉnh thoảng cho cá nhân này, cá nhân khác lên tiếng phản đối bạn Thoan để dàn đồng ca tuy rời rạc nhưng vẫn cất tiếng cho thiên hạ thấy là họ đúng còn bạn Thoan sai.


THƯ NGỎ
Về sự vi phạm tự do học thuật
trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan

Kính gửi:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 
Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này.

Luận văn của bà Đỗ Thị Thoan, "Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa", đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị thẩm định lại bởi một hội đồng khác một cách thiếu minh bạch. Bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11/03/2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14/03/2014. Tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Có dấu hiệu là đã có sự can thiệp với động cơ chính trị, phi học thuật, nhằm tạo áp lực để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi văn bằng. Thư yêu cầu giải thích của bà Đỗ Thị Thoan không được trường trả lời thích đáng.

Những hành động trên đã
- trực tiếp vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (điều 22, Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT), theo đó thì văn bằng chỉ có thể thu hồi nếu phát hiện hành vi gian lận, cấp cho người không đủ điều kiện, do người không có thẩm quyền cấp, đã tẩy xóa sửa chữa, hoặc đã để người khác sử dụng.

- đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện, không công bố rõ ràng các lý do, luận cứ, bằng chứng, hồ sơ liên hệ đến việc tái xét và thu hồi

- vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật. Nhà bác học Einstein đã nói: "giới hạn tự do học thuật bất cứ cách nào sẽ cản trở sự phổ biến kiến thức trong dân chúng và do đó sẽ ngăn trở khả năng suy xét và hành động của quốc gia". Các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào. Công trình của họ phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn học thuật, bởi những nhà chuyên môn có thẩm quyền. Bằng cấp chỉ có thể bị thu hồi trong trường hợp ứng viên đã phạm những lỗi nghiêm trọng về học thuật như đạo văn, ngụy tạo dữ liệu, nhờ người viết giùm.
Vì những lý do trên, chúng tôi yêu cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hủy bỏ quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan và công bố các hồ sơ liên quan đến việc này. Ngoài ra, để tiến tới một nền giáo dục Việt Nam lành mạnh và tân tiến, chúng tôi yêu cầu nhà nước mở cuộc điều tra về những lý do đã dẫn đến vụ tái thẩm định, và thiết lập những biện pháp để ngăn ngừa tái diễn những sự can thiệp một cách lén lút, bất hợp pháp vào các quy định có hiệu lực pháp lý.

Danh Sách Những Người Ký Tên


1. Trần Nam Bình, Tiến sĩ Kinh tế, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
2. Phạm Minh Châu, Tiến sĩ Hóa học, Giáo sư Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp và Đại học Khoa học và Công nghệ Pháp-Việt (USTH), Hà nội, Việt Nam.
3. Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư thỉnh giảng chương trình MBA, American University, Washington, DC., Hoa Kỳ.
4. Valentina Denzel, Phó Giáo sư Văn học, Đại học bang Michigan, Hòa Kỳ.
5. Trần Hữu Dũng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Wright State, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ.
6. Giáp Văn Dương, Tiến sĩ Vật lý, Hà Nội, Việt Nam.
7. Phạm Văn Đỉnh, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Giảng viên Đại học Pau (UPPA), Cộng hòa Pháp.
8. Đỗ Anh Đức, Tiến sĩ Truyền thông, Đại học Macquarie, Sydney, Úc.
9. Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Giảng viên toán, Đại học Denis Diderot (Paris VII).
10. Đỗ Đăng Giu, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Paris-Sud, Cộng hòa Pháp.
11. Evelyne Grossman, Giáo sư Văn học Pháp, Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp.
12. Trần Hải Hạc, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư Đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp.
13. Nguyễn Trọng Hiền, Phòng Thí nghiệm Phản lực, Viện Công nghệ California, Pasadena, CA 91109, Hoa Kỳ.
14. Nguyễn Đức Hiệp, Tiến sĩ Công nghệ Y sinh, Chuyên gia nghiên cứu khoa học khí quyển, Bộ Môi trường và Bảo tồn, New South Wales, Úc.
15. Nguyễn Công Huân, Phó Giáo sư trường Đại Học Aalborg, Vương quốc Đan Mạch.
16. Nguyễn Mạnh Hùng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Laval, Quebec, Canada.
17. Nguyễn Đăng Hưng, Tiến sĩ Khoa học ngành Cơ học Tính toán, Giáo sư danh dự Đại học Liege, Vương quốc Bỉ.
18. Phạm Xuân Huyên, Tiến sĩ Toán học, Giáo sư Đại học Denis Diderot (Paris VII), Cộng hòa Pháp và Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
19. Hoàng Kháng, Tiến sĩ Vật lý, Nhà nghiên cứu khoa học, Đại học North Dakota State, North Dakota, Hoa Kỳ.
20. Đỗ Khiêm, Nhà văn, La Habra Heights, California, USA.
21. Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, nguyên Giáo sư thỉnh giảng trường SAIS, Đại học Johns Hopkins, Washington DC., Hoa Kỳ.
22. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội, Việt Nam.
23. Ngô Vĩnh Long, Tiến sĩ Sử học và Ngôn ngữ phương Đông, Giáo sư Đại học Maine, Maine, Hoa Kỳ.
24. Nguyễn Thùy Phương, Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Paris Descartes, Paris, Cộng hòa Pháp.
25. Đặng Xuân Thảo, Tiến sĩ Điều khiển học, Laboratoire VERIMAG (CNRS), Grenoble, Cộng hòa Pháp.
26. Ngô Đức Thế, Tiến sĩ Vật lý, Nghiên cứu viên, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, Vương quốc Đan Mạch.
27. Đặng Đình Thi, Tiến sĩ Kỹ thuật Hàng không, Đại học Bristol, Anh Quốc.
28. Phạm Duy Thoại, Tiến sĩ Y khoa, Giáo sư Đại học Humboldt, Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức.
29. Đoàn Ánh Thuận, Nhà văn, Paris, Cộng hòa Pháp.
30. Lê Đoàn Trung, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Paris-Sud, Cộng hòa Pháp.
31. Nguyễn Khánh Trung, Tiến sĩ Xã hội học, Vendée, Cộng hòa Pháp.
32. Dương Văn Tú, Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Dược phẩm, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ.
33. Vũ Văn Tuân, Nghiên cứu sinh ngành Môi trường và Sức khỏe, Đại học Birmingham, Anh Quốc.
34. Phạm Quang Tuấn, Tiến sĩ Hóa học, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
35. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
36. Hoàng Thanh Tùng, Nghiên cứu sinh ngành Hoá học, Đại học bang Florida, Hoa Kỳ.
37. Hà Dương Tường, Tiến sĩ Toán học, nguyên Giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Cộng hòa Pháp.
38. Nguyễn Đức Tường, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada.
39. Vũ Quang Việt, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ.
40. Phạm Xuân Yêm, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Cộng hòa Pháp.

Để ký tên vào lá thư ngỏ này, bạn vui lòng gửi thông tin tới academicfreedomvn@gmail.com
bao gồm số điện thoại để kiểm tra danh tính, số điện thoại của bạn sẽ không công bố trong thư ngỏ.

No comments:

Post a Comment