Sunday, 27 April 2014

Cái mặt chuột

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.


Đăng cai Asiad: bản hợp đồng và sự trung thực

Thiên Di
Thứ Bảy,  26/4/2014, 08:14 (GMT+7)
Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Ông Hoàng Vĩnh Giang (ca vát đỏ) và đoàn đại biểu Việt Nam tiếp nhận đăng cai ASIAD 18. Ảnh baodongnai.com.vn
(TBKTSG) - Một ngày sau khi Việt Nam loan báo rút đăng cai Asiad, các hãng thông tấn quốc tế loan nội dung thông cáo báo chí của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) theo đó OCA đã từng tổ chức một cuộc họp với Ủy ban Olympic Việt Nam trong cuộc họp Ban chấp hành OCA và “OCA đã tỏ rất rõ rằng phải duy trì chất lượng Asian Games 2019 thật cao và đúng chuẩn”. Cũng theo thông cáo này của OCA, sau khi Hà Nội đã được trao đăng cai Asiad 2019 hồi tháng 11-2012, OCA đã tiến hành ba lần kiểm tra tại Hà Nội và tỏ rõ cho các nhà tổ chức là các yêu cầu và các thủ tục của Asiad đã không đạt đúng hợp đồng của thành phố đăng cai.

Việc OCA nay tiết lộ những nhắc nhở liên tiếp, qua ba lần kiểm tra và một lần họp, về yêu cầu đúng chuẩn Asiad, vô hình trung cho thấy đã có một sự không minh bạch đủ nơi những người nhận trách nhiệm tổ chức Asiad. Không rõ, sau mỗi lần bị OCA “rầy”những người có trách nhiệm đã có báo cáo trung thực các nội dung bị “rầy” đó với Chính phủ để thẳng thắn trình bày sự thực với Chính phủ là OCA yêu cầu phải tổ chức Asiad đúng chuẩn, nên xin tăng kinh phí? Hay là chính do giấu bặt các “rầy quở” đó của OCA, nên ngay cả trong những ngày trước khi Thủ tướng quyết định thôi đăng cai, những người có trách nhiệm vẫn cứ khăng khăng thề thốt “sẽ tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có...” để mong được Chính phủ thông qua việc đăng cai cái đã, rồi thì “hạ hồi phân giải”?
Vào đầu tháng 4, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang đã bay sang gặp Chủ tịch OCA Fahah Al Sabah để nêu vấn đề: “Nếu Việt Nam không tổ chức được Asiad thì sẽ phải đối diện với điều gì?”. Đi về, quan chức này phát biểu với tờ Pháp Luật Việt Nam ngày 8-4-2014: “Việc Chính phủ cử một ông bộ trưởng cùng đại diện thành phố chủ nhà là UBND TP Hà Nội đi làm việc và ký kết hợp đồng với OCA đâu phải là chuyện đùa. Nếu Việt Nam “nuốt” lời thì sẽ vĩnh viễn bị loại khỏi thế giới thể thao”.
Thế nhưng, phản ứng của OCA sau khi hay tin Việt Nam rút đơn, qua lời Tổng giám đốc kiêm Giám đốc kỹ thuật tổ chức này là ông Husain Al Musallam, theo trình thuật của các hãng tin, lại rất khác: “Việt Nam còn một sự kiện tầm châu lục nữa sẽ đăng cai là Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2016 (Asian Beach Games), tôi tin Việt Nam sẽ tổ chức tốt sự kiện này”. Té ra, OCA đâu có phản thể thao, đe dọa cấm cửa như theo lời ông Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam đã lớn tiếng trên báo Pháp Luật!
Reuters ngày 19-4 loan tin Malaysia sẽ xem xét thay thế Việt Nam làm chủ nhà của Asiad 2019 chỉ khi nào OCA giúp giảm nhẹ các “hóa đơn”. Hoàng thân Tunku Imran, Chủ tịch của Ủy ban Olympic Malaysia, trước đây đã thất bại trong việc thuyết phục OCA sửa đổi các chi phí và các điều khoản chia sẻ lợi nhuận và giá thầu từ các nước khu vực Đông Nam Á, thì việc Malaysia nhận tổ chức hay không tùy thuộc vào việc OCA (đặt trụ sở tại Kuweit) có biểu thị một số linh hoạt hay không. Hoàng thân Tunku Imran nhấn mạnh: “Tôi chắc chắn rằng nếu chúng tôi tiết lộ những yêu cầu của OCA để giữ cho được việc đăng cai Asiad, quần chúng sẽ yêu cầu chúng tôi không đăng cai vì chi phí quá cao”. Sieh Kok Chi, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Malaysia, phát biểu trên tờ The Star hôm thứ Bảy: “Nếu chúng tôi được yêu cầu, chúng tôi sẽ không đồng ý ngay lập tức. Chúng tôi sẽ xem xét nếu như OCA sẵn sàng xem xét lại các điều kiện”.
Nghĩa là trước kia và ngay cả bây giờ, giới hữu trách thể thao Malaysia đã và vẫn không chấp nhận đăng cai Asiad cho bằng được và bằng mọi giá, ngược lại luôn “dòm chừng” xem có hợp ý dân không. Trong khi đó, những người có trách nhiệm của thể thao Việt Nam thì lại giữ kín như bưng bản hợp đồng đó và làm mọi cách để ký kết cho bằng được: “Còn về bản hợp đồng đã ký, tôi chưa thể tiết lộ được vì theo nguyên tắc, chỉ có hai bên A - B biết. Lúc nào có quyết định cuối cùng, chúng tôi sẽ thông báo sau”, ông Phó chủ tịch Ủy ban Olympic từng nói. Và đem OCA ra làm con ngáo ộp: “Nếu Việt Nam “nuốt” lời thì sẽ vĩnh viễn bị loại khỏi thế giới thể thao”!
Thiết nghĩ, thể dục, thể thao tự bản chất là hiện thân của sự trung thực! Và các quan chức thể thao càng cần trung thực với bản thân, với nhân dân, với Chính phủ, vì đồng tiền tiêu xài là của nhân dân do Chính phủ phân bổ mà có.

No comments:

Post a Comment