Monday, 7 January 2013

Appointment in Samarra - Hẹn gặp ở Samarra

Vừa đọc xong quyển "Hẹn gặp ở Samarra" của tác giả John O'Hara, bản dịch của Hồng Vân do NXB Văn hóa Sài Gòn (VHSG) xuất bản năm 2008.

Đây không phải là một tác giả mới, thời thượng vì John O'Hara (1905-1970) đã nổi danh từ những năm 1930. Đối với thị trường trong nước, đây cũng không phải là sách mới, vì VHSG in quyển này từ năm 2008, hay thuộc loại sách bán chạy, như H. Murakami.



Tuy nhiên, trước đó mình mới chỉ đọc một quyển của J. O'Hara, đó là đọc nguyên tác bằng tiếng Anh A Rage to Live. Phải nói thêm về quyển này, trong một lần ghé Hiệu sách THUẬT cùng một người bạn từ cách đây vài chục năm, khi sách ngoại văn còn là của hiếm khó kiếm, chỉ thỉnh thoảng nhặt được một vài quyển ở các hiệu sách cũ, mình mua một quyển gì đó còn bạn mua quyển A Rage to Live. Nhưng sau khi đọc xong bạn passé cho mình, hình như tâm lý bạn gái của bạn không thấy hợp với những mô tả về tâm lý của phụ nữ phương Tây (trong khi trong tủ sách nhà bạn mình lại thấy có quyển WHAT DO WOMEN WANT và một số ấn bản của PLAYBOY). Mình đọc thì thấy thích, nhưng quyển sách đã quá tã, đóng sách paperback theo kiểu Mỹ dùng keo gắn từng tờ vào gáy nhưng do keo kém nên đã rã ra từng tờ một, một quyển khác mà mình có cũng bị tình trạng sách rã rời là Webster's New World Dictionary 1971, một quyển pocket-size book tuy không rời ra từng tờ nhưng lại vỡ thành từng tập khiến mình phải kỳ công dùng dùi và loại dây đóng giày để "gia cố" lại. Đọc đã lâu nên không còn nhớ nhiều về câu chuyện hay cốt truyện, nhưng nhớ được một câu đại ý Irish are famous for being glib.

Về quyển Appointment in Samarra hay Hẹn gặp ở Samarra này, chỉ có thể nói đây là một quyển sách hay, rất đáng đọc (khi nào rảnh sẽ viết thêm mấy chữ để ghi nhận tại sao mình thấy nó hay), chứ sách ra đã lâu, chẳng bạn nào thèm nhờ nhận xét của mình làm review cho cuốn sách. Cần nói thêm là dịch giả Hồng Vân có một bản dịch thoát và đạt, khá sạch sẽ, tuy vẫn còn có thể có một số lỗi, hoặc cả lỗi in ấn, nhưng còn hơn nhiều quyển khác mà mình đọc cứ thấy tưng tức hoặc về lỗi khi dịch, lỗi kiến thức, hay lỗi typo (một trong những điển hình gần đây là bộ tiểu thuyết của một tác giả Thụy Điển Cô gái có hình xăm rồng, Cô gái đùa với lửa, và Cô gái chọc tổ ong bầu, do Trần Đĩnh dịch, mình đã đọc hai quyển đầu mà thấy tức anh ách. Mới đây có bản dịch Máu lạnh từ cuốn In Cold Blood của Truman Capote, nghe nói cũng của Trần Đĩnh dịch, mình hơi ngại khi lại cầm bản dịch của ông này dù có bạn đảm bảo khâu biên tập đã làm rất kỹ lưỡng để chau chuốt, chỉnh sửa lại bản dịch).

2 comments: