Ngày 17.2.1979 tôi đang làm gì, hay khoảng thời gian từ sau ngày 17.2.1979 tôi đã làm gì.
Số là khoảng hơn nửa năm trước tôi tốt nghiệp đại học, cầm quyết định phân công công tác về một tỉnh thuộc miền Nam mà ái ngại đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh, sợ rằng chân ướt chân ráo vào đến nơi lo ổn định chỗ ăn chỗ ở, ngoái đi ngoái lại đã đến Tết, đường xa vạn dặm chẳng thể một chốc mà về ngay được ăn Tết nơi quê nhà, mà ở lại thì tứ cố vô thân, không người thân thuộc nơi đất khách, viễn cảnh về cái Tết xa nhà đầu tiên ấy chắc buồn lắm, nên tôi và người bạn cùng học và cùng nhận quyết định phân công công tác về một nơi đã nấn ná đợi ăn Tết xong rồi hãy lên đường nhận việc. (Mấy năm về sau tôi đã trải qua những cái Tết xa nhà và những gì lo ngại ở trên hoàn toàn chính xác nên tôi đã cố gắng mua vé, khi ấy cũng đã cố gắng hàng năm dành dụm ít tiền đủ để mua cái vé tàu về nhà còn vé tàu trở lại nơi cơ quan thì đành ngửa tay xin tiền bố mẹ, để về nhà mấy ngày Tết để khỏi phải ca bài Xuân này con không về).
Ngày 17.2 năm ấy tiễn tôi ra ga có bố, mẹ, chị gái, và em gái – là những người thân còn lại gần gũi trong những ngày ấy. Chị tôi bụng mang dạ chửa cũng cố gắng ra ga để tiễn em. Sau hai ngày ba đêm bầm dập trên con tàu Việt Nam ôm chặt đất anh hùng (chuyện những chuyến tàu xuôi ngược Bắc-Nam ngày ấy xứng đáng kể trong nhiều entries khác nếu như có ý định viết lại), sang ngày 19.2 tôi và người bạn (nay đã ra người thiên cổ) xuống ga và đem quyết định phân công công tác đến trình diện cơ quan. Sau này, bởi vì ở cái thời chưa xa ấy không có điện thoại cố định cho hộ gia đình chứ đừng nói điện thoại di động cho mỗi người như ngày nay, còn thư tín thì không biết được chuyên chở bằng tàu hỏa hay ô tô mà cứ phải hai tuần mới đến nơi, trừ những thư bị thất lạc thì không nói làm gì, tức là cũng khoảng vài tuần sau đó thì tôi được biết, tiễn tôi ra ga về là chị tôi đau bụng đẻ, và chị suýt đẻ rơi ngoài cửa bệnh viện. Vậy là ngày 17.2 đáng nhớ trong cuộc đời tôi vì đó là ngày tôi rời nhà đi nhận công tác, cũng là ngày sinh của cháu tôi, cháu tôi nay cũng đã trưởng thành và cũng đã có gia đình riêng.
Còn ngày 17.2.1979 khi Trung Quốc xua quân ổ ạt tấn công đồng loạt sáu tỉnh biên giới của Việt Nam , tôi đang làm gì.
Các hướng tấn công của Trung Quốc |
Không cần kể chuyện quan hệ Việt-Trung xấu đi như thế nào từ sau năm 1975 và đặc biệt trong năm 1978. Không cần kể chuyện tuyên truyền hai bên đối nghịch nhau ra sao trong vụ “nạn kiều” (nhiều bạn trẻ ngày nay sẽ không biết chữ nạn kiều nghĩa là gì), chỉ biết chính quyền Trung Quốc đã lôi kéo, kích động những người Hoa đang làm ăn, sinh sống tại Việt Nam – mà con số ở thời điểm đó chắc không dưới hàng chục vạn người – không loại trừ một số người đã trở thành “gián điệp” hoạt động ngầm nhằm chống lại đất nước đã là nhà của họ trong mấy chục năm. Phía Việt
Tên cao bồi Đặn trong chuyến thăm Mỹ |
Bìa sách Đặng Tiểu Bình |
Ngày 17.2.1979, tôi còn đang học đại học. Tin Trung Quốc xâm lược khiến tất cả chúng tôi (tức là những sinh viên cùng lứa với tôi) đều căm giận. Tất cả đều muốn ra trận để ngăn chặn quân xâm lược, chúng tôi hầu như ai cũng viết đơn tình nguyện nhập ngũ, có bạn còn trích máu ở tay để viết đơn tình nguyện. Đến đầu tháng 3.1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng công bố lệnh Tổng động viên (có nghĩa tất cả nam giới trong độ tuổi, kể cả các cựu binh đã được giải ngũ trước kia, sẽ phải nhập ngũ). Không biết các bạn đồng lứa khác suy nghĩ như thế nào, nhưng bằng suy xét, đánh giá thực lực hai bên, đặt mối quan hệ hai bên trong tương quan chung toàn cầu, thì ngày đó cá nhân tôi đã nghĩ việc công bố lệnh Tổng động viên như vậy chỉ là cách kêu gọi sự ủng hộ của thế giới khi đất nước khổng lồ gần tỷ người tấn công nước láng giềng vừa nhỏ bé vừa ít dân hơn gấp nhiều lần chứ thực ra sẽ không cần thực hiện. Trong cuộc chiến ác liệt mà chỉ kết thúc vài năm trước đó trước kẻ thù hung mạnh nhất thế giới, tuy khẩu hiệu là “tất cả để chiến thắng…” nhưng chưa bao giờ Việt Nam phải tổng động viên. Tuy phía Việt Nam phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, tức là Trung Quốc đánh chiếm Hà Nội, vì thế mới có việc xây dựng phòng tuyến Sông Cầu và cả câu chuyện các cơ quan trung ương tính đến phương án di chuyển vào Tây Nguyên, tôi nghĩ Đặng cũng phải tính toán đến dư luận thế giới, và đặc biệt trong mối tương quan giữa các nước lớn, Trung Quốc không thể và cũng không có sức để phiêu lưu xa hơn. Vì thế, mặc dù có lệnh Tổng động viên và tuy hầu như tất cả chúng tôi đều viết đơn xin nhập ngũ, và một số bạn viết đơn bằng máu, như đã kể ở trên, tôi không nghĩ mình sẽ gia nhập quân đội và ra trận vào thời gian đó. Tôi biết những bạn tiếng Trung dù mới đang dở dang năm cuối, đã được huy động và do đó được “đặc cách” tốt nghiệp - để đối phó với kẻ thù mới cần phải có những người nói được tiếng nói của kẻ thù để hiểu kẻ thù – và có thể một số ngành kỹ thuật khác cũng có chuyện tốt nghiệp đặc cách như vậy chăng, nhưng còn chuyên ngành của chúng tôi không thật là thiết yếu như thế nên đành cứ yên tâm học tập vậy.
Tuy là học tập, nhưng chúng tôi cũng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Việc tập quân sự, tháo lắp, bảo quản, và sử dụng súng được ôn luyện, một khối (gồm các lớp cùng chuyên ngành trong cùng một năm học) ở khóa tôi khi ấy được tổ chức thành vài đại đội với mỗi lớp là một trung đội. Hành trang phải chuẩn bị sẵn sàng trong một chiếc ba lô bộ đội để có lệnh là xuất phát, hàng ngày lên lớp học bình thường nhưng khi đi học đội mũ, trang phục gọn gàng nhất có thể và kèm theo cây súng, vào giờ học súng để ở một góc lớp, đến khi tan học lại mang súng về phòng ở. Mỗi tuần mỗi “đại đội” sẽ “trực chiến”, tức là ở tập trung tại một dãy nhà, ăn ở theo hiệu lệnh quân sự, và hành trang gọn gàng, súng ống sẵn sàng, thỉnh thoảng lại có lệnh báo động ban đêm. Mới xảy ra mấy chuyện cười ra nước mắt khi ban đêm các bạn nam hoặc nữ nằm mơ rồi hét lên rồi nháo nhào tất cả, hoặc lệnh báo động ban ra mọi người cuống cuồng tập hợp mới thấy trang phục của các cô, chú đang tập làm lính mới buồn cười làm sao. Ngoài ra những buổi tối thường ồn ã vì tuổi trẻ tập trung đông người dễ dẫn đến nhiều trò, bọn tôi ngồi chơi bài "tiến lên", ai thua phải ôm súng, hoặc đội mũ (bộ đội), hoặc uống nước, chỉ về nhất mới được gỡ súng hoặc mũ nên có người vác trên đùi 6-7 khẩu súng đến bại cả chân, hoặc đội trên đầu 6-7 cái mũ bộ đội đến nỗi đau đầu, ê cổ.
Trường mình ngày đó không tham gia xây dựng phòng tuyến Sông Cầu, nhưng trường của người bạn ở ngay bên cạnh được huy động tham gia xây dựng. Có lẽ, ý tưởng của lãnh đạo là học tập tổ tiên ta thời Lý, xây dựng một phòng tuyến chặn không cho giặc vào Thủ đô thân yêu. Một ngày chủ nhật, mình đạp xe lên thăm bạn nơi phòng tuyến, được chứng kiến cảnh ăn, ở theo tác phong quân sự như bọn mình “trực chiến” “ở nhà", và những đường hào, công sự mà bạn tôi và mọi người đã đào nên ngang dọc vùng đồi núi ấy.
Thanh niên nô nức nhập ngũ chống quân Trung Quốc xâm lược |
Trường mình ngày đó không tham gia xây dựng phòng tuyến Sông Cầu, nhưng trường của người bạn ở ngay bên cạnh được huy động tham gia xây dựng. Có lẽ, ý tưởng của lãnh đạo là học tập tổ tiên ta thời Lý, xây dựng một phòng tuyến chặn không cho giặc vào Thủ đô thân yêu. Một ngày chủ nhật, mình đạp xe lên thăm bạn nơi phòng tuyến, được chứng kiến cảnh ăn, ở theo tác phong quân sự như bọn mình “trực chiến” “ở nhà", và những đường hào, công sự mà bạn tôi và mọi người đã đào nên ngang dọc vùng đồi núi ấy.
Đó là những ấn tượng, suy nghĩ của mình những ngày tháng 2.1979 cũng như những việc mình đã làm, đã tham gia trong không khí chung của cả nước vào ngày ấy, sục sôi những bài hát “Lời tạm biệt lúc lên đường” “Những đôi mắt mang hình viên đạn” “Chúng tôi là đồng đội Lê Đình Chinh” hay “Bài ca tạm biệt”.
Liệt sĩ Lê Đình Chinh |
Mình chỉ nghĩ đơn giản cho dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ, chuyện đã qua thì cũng đã xảy ra rồi, nhưng không có nghĩa chúng ta được quên quá khứ, không có nghĩa không được phép nhắc lại những gì đã xảy ra thuộc về lịch sử, nếu không cả chúng ta lẫn đối phương sẽ không học được bài học gì từ lịch sử cả. Phía Trung Quốc cần phải dũng cảm nhìn vào sự thật lịch sử. Đặc biệt, phía Việt Nam càng không được lãng quên lịch sử để lịch sử không được phép lặp lại cũng như học từ bài học của cha ông chống Tống (Song), Nguyên-Mông (Yuan), Minh (Ming), Thanh (Qing) và bành trướng Trung Quốc cách đây 33 năm để chúng ta biết cách sống chung với ông bạn khổng lồ nhiều dã tâm ở phương Bắc. Như thế, sự hy sinh của đồng bào ta, của chiến sĩ ta - trong đó có người em họ của tôi hy sinh vì pháo địch trong khi đang giữ "chốt" - trong cuộc chiến đó (mà phương Tây gọi là the Third Indochina War, cuộc chiến Đông Dương thứ Ba) không là vô ích và những người thân của họ không thấy tủi phận cho sự hy sinh, mất mát của người thân mình.
Kèm theo đây là hai bài của Ôsin Huy Đức cho thấy những gì xảy ra ngày ấy:
Bài của Mai Thanh Hải cho ta ấn tượng của một người còn bé khi cuộc chiến nổ ra:
Nếu chúng ta không nhắc gì đến ngày này và sự hy sinh, tổn thất, liệu có ai trong giới trẻ ngày nay, những thế hệ 8x, 9x hay về sau, có biết gì về cuộc chiến này không. Hay là họ ra hiệu sách chỉ thấy sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình và sẵn sàng mua về đọc ngấu nghiến trước một thiên tài mà không biết rằng đó chính là kẻ đã khơi mào cho cuộc chiến gây ra nhiều tội ác, và tang tóc trên đất nước ta. Hay là họ đọc Đông Chu Liệt Quốc, Sử Ký, Thủy Hử, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Chí/Tam Quốc Diễn Nghĩa v.v., và xem phim Tam Quốc, Thủy Hử, Bao Công, v.v. đủ các bộ phim Tàu khác đến chiếu trên khắp các kênh truyền hình của Việt Nam, họ thuộc lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam. Như thế họ làm sau biết về tội ác của Trung Quốc trong cuộc chiến ấy:
No comments:
Post a Comment