Tuesday 29 April 2014

Chu Ân Lai (Zhou Enlai) dối trá


Theo Văn hóa Nghệ An, có thể thấy Trung Quốc, thể hiện qua Chu Ân Lai (Zhou Enlai), đã lừa Khruschev và qua mặt Việt Nam như thế nào trong hòa đàm Geneva.

VÌ SAO KHRUSHEV GỌI ĐIỆN BIÊN PHỦ LÀ ‘PHÉP LẠ’?

  •   LÊ ĐỖ HUY
  • Thứ ba, 22 Tháng 4 2014 23:34
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Nikita Sergeyevich Khrushchev, 1894 - 1971Nikita Sergeyevich Khrushchev, 1894 - 1971
Ở ngưỡng cửa đàm phán tại Geneva về Đông Dương, Thủ tướng Chu Ân Lai đã có một tổng thuật về Việt Nam trái chiều đến mức Tổng bí thư Liên Xô cho nhượng bộ về chia cắt Việt Nam tại vĩ tuyến 17 là một “thắng lợi” của phe XHCN tại một cuộc đối đầu giữa hai phe “có tầm quan trọng bậc nhất” thời đó.
Tổng Bí thư đảng Cộng sản LX, Nikita Khrushev, đã viết trong hồi ký mình[1] như sau ở trước thềm Hội nghị Geneva (bắt đầu bàn vấn đề Đông Dương từ 8/5/1954).
[Hồi đó chúng tôi (Liên Xô) đang còn quan hệ hữu hảo với Đảng cộng sản Trung quốc. Một cuộc họp trù bị trước ngày khai mạc Hội nghị Geneva đã được tổ chức ở Moscow. Chu Ân Lai thay mặt cho Trung quốc, Hồ Chí Minh (nguyên văn)[2] và Phạm Văn Đồng thay mặt cho Việt Nam. Chúng tôi (ý nói Liên Xô và Trung quốc - ND) cùng xem xét tình hình Việt Nam để ra quyết định bày tỏ một lập trường chung ở Geneva. Tình hình Việt Nam rất nghiêm trọng. Phong trào kháng chiến Việt Nam lúc đó sắp sụp đổ. Những người kháng chiến (Việt Nam) kỳ vọng Hội nghị Geneva mang lại một cuộc ngừng bắn để họ có thể giữ được những phần đất nhân dân Việt Nam đã giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Pháp chiếm đóng Hà nội. Trên bản đồ thể hiện những kiến nghị để giải quyết, người ta nhận thấy những vùng lõm tương ứng với những miền đất bị Pháp chiếm trên lãnh thổ (Việt Nam).

Sunday 27 April 2014

Nhã Thuyên Timeline

Theo Duong Tu facebook, còn tiếp tục được cập nhật:

Lược sử kỳ án Nhã Thuyên

April 25, 2014 at 6:56pm
Câu chuyện thẩm định lại luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa" và thu hồi bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan rồi đây sẽ đi vào lịch sử văn chương như một vụ Nhân Văn Giai Phẩm thời hiện đại và là một thí dụ kinh điển về sự xâm phạm quyền tự do học thuật trong môi trường đại học.

Bài này điểm lại những sự kiện chính trong kỳ án này để tiện tra cứu về sau cũng như giúp những ai quan tâm dễ tìm hiểu và theo dõi toàn bộ câu chuyện theo trình tự thời gian kể từ khi nó bắt đầu.

***


12/2010: Đỗ Thị Thoan, bút danh Nhã Thuyên, sinh năm 1986, học viên cao học khóa 18, chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bảo vệ thành công luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa" dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Bình. Hội đồng chấm luận văn bao gồm PGS. Nguyễn Văn Long, TS. Chu Văn Sơn, PGS. TS. Ngô Văn Giá, TS. Nguyễn Văn Phượng và PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp được thành lập theo quyết định số 7460/QĐ-ĐHSPHN đánh giá luận văn ở mức xuất sắc và cho điểm tuyệt đối (10/10) [1].

Có rất ít người biết đến đến Nhã Thuyên và luận văn của cô vào thời điểm này.

8/3/2011: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ra quyết định số 676/QĐ-ĐHSPHN cấp bằng Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, số hiệu A005416 (vào sổ cấp bằng số 7437) cho Đỗ Thị Thoan [2]. Đỗ Thị Thoan trở thành giảng viên hợp đồng tại Khoa Ngữ văn, giảng dạy chuyên đề Văn học Việt Nam ở nước ngoài cho đến khi bị ngừng hợp đồng vào tháng 5/2013.

30/5/2013: Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đăng loạt bài của Chu Giang (tức Nguyễn Văn Lưu) phê phán luận văn của Nhã Thuyên trên các số từ 256 đến 259 [3-7]. Một bài khác [8] nằm trong loạt bài này được cho là sẽ xuất hiện ở số 260 nhưng cuối cùng đã không được đăng.

4 & 5/06/2013: Tại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III ở Tam Đảo, Chu Giang đăng đàn tiếp tục phê phán gay gắt luận văn của Nhã Thuyên.

Cái mặt chuột

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online.


Đăng cai Asiad: bản hợp đồng và sự trung thực

Thiên Di
Thứ Bảy,  26/4/2014, 08:14 (GMT+7)
Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Ông Hoàng Vĩnh Giang (ca vát đỏ) và đoàn đại biểu Việt Nam tiếp nhận đăng cai ASIAD 18. Ảnh baodongnai.com.vn
(TBKTSG) - Một ngày sau khi Việt Nam loan báo rút đăng cai Asiad, các hãng thông tấn quốc tế loan nội dung thông cáo báo chí của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) theo đó OCA đã từng tổ chức một cuộc họp với Ủy ban Olympic Việt Nam trong cuộc họp Ban chấp hành OCA và “OCA đã tỏ rất rõ rằng phải duy trì chất lượng Asian Games 2019 thật cao và đúng chuẩn”. Cũng theo thông cáo này của OCA, sau khi Hà Nội đã được trao đăng cai Asiad 2019 hồi tháng 11-2012, OCA đã tiến hành ba lần kiểm tra tại Hà Nội và tỏ rõ cho các nhà tổ chức là các yêu cầu và các thủ tục của Asiad đã không đạt đúng hợp đồng của thành phố đăng cai.

Nguyễn Thị Từ Huy vs. Giáo sư Thưởng

Một nhà học phiệt định phê ai là phê cho chết, và như Nguyễn Thị Từ  Huy nhận xét, đánh giá của ông Thưởng chính là một bản nhận xét chính trị trá hình, nên bạn Từ Huy sẽ thấy, đòi hỏi tính khoa học ở một bản nhận xét chính trị trá hình là một điều vô lý giống như nhét con voi qua lỗ trôn kim vậy.

Một bản nhận xét
không có tính khoa học

Nguyễn Thị Từ Huy
  

Bản nhận xét về luận văn Nhã Thuyên của PGS.TS. Phan Trọng Thưởng đã được công bố trên VanVN của Hội Nhà Văn Việt Nam, và mới chỉ trong vài ngày đã gây ra nhiều phản ứng, từ thất vọng đến phẫn nộ.

Ở đây, tôi đánh giá bản nhận xét ấy với tư cách là một người có tham gia vào quá trình đào tạo ở đại học, và tập trung vào một khía cạnh: nó có đảm bảo tính khoa học hay không?

Dù chỉ riêng một khía cạnh đó thôi, bản nhận xét của ông Phan Trọng Thưởng cũng đặt ra rất nhiều vấn đề, nên tôi buộc phải lựa chọn một số điểm và phải bỏ qua rất nhiều điểm khác. Những người còn hứng thú phân tích bản nhận xét này vẫn có thể tiếp tục đưa ra các bình luận về các chi tiết trong đó.

I.    Những lỗi cơ bản:

Lỗi trích dẫn

Toàn bộ bản nhận xét dài 10 trang A4 (cỡ chữ 12) có khoảng 52 trích dẫn (có thể tôi liệt kê chưa đầy đủ vì có những đoạn in nghiêng nhưng không để trong ngoặc kép nên khó có thể xác định đó có phải là trích dẫn hay không). Trong đó có 6 trích dẫn có đánh số trang, còn lại 46 trích dẫn không đánh số trang. Phạm một lỗi sơ đẳng như vậy một cách có hệ thống như vậy thì quả thật đáng tiếc cho một người có học vị TS và học hàm PGS như ông Phan Trọng Thưởng. Nhất là khi ông quyết định đăng công khai văn bản này. Ai cũng biết rằng khi ông không đánh số trang thì không thể (hoặc rất khó) kiểm chứng. Và do đó, người ta sẽ hoài nghi rằng không biết dẫn chứng của ông có thật không, và có bị sửa chữa so với văn bản không. Lỗi này một sinh viên bậc cử nhân cũng có thể tránh được.

Friday 25 April 2014

đúng quy trình

Ngôn ngữ ngày nay từ 'nhạy cảm' chuyển đến 'cơ chế' và bây giờ là 'đúng quy trình'. Qủa là mình không làm người nhà nước được vì không biết dùng chữ 'đúng quy trình'.

dung quy trinh nha thuyen luan van 2014-04-25_104412

Thư số 387/ĐHSPHN-SĐH gửi Nhã Thuyên (Đỗ Thị Thoan) do trưởng phòng sau đại học, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng ký ngày 08-04-2014 có nội dung ngắn gọn như sau:
Việc thẩm định luận văn thạc sĩ dẫn tới các quyết định không công nhận luận văn và thu hồi bằng đã được Nhà trường thực hiện đúng quy trình.
Trả lời như thế không khác nào tự vả vào mặt mình.
Việc lạm dụng cụm từ đúng quy trình trong thời gian qua (22.900.000 trang Google lúc 16:35 ngày 25-04-2014) đã khiến lòng tin của công chúng vào các cơ quan công quyền lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Ông Nguyễn Sỹ Cương, ủy viên thường trực của ủy ban pháp luật thuộc quốc hội, đã phải thốt lên:
Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình! Tiêm chết người rồi vẫn khẳng định là… đúng quy trình, bỏ tù oan đến cả 10 năm vẫn… đúng quy trình, bỏ lọt 230 kg ma túy qua cửa khẩu vẫn… đúng quy trình. Tôi cho rằng đấy chỉ là sự biện hộ và rũ bỏ trách nhiệm một cách vô cảm.
(Đoàn Trần, “Thật lạ lùng là cái gì cũng đúng quy trình!”
Bổ nhiệm Dương Chí Dũng đã là một việc đúng quy trình (http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viec-bo-nhiem-ong-duong-chi-dung-dung-quy-trinh-2232305.html) rồi để Dương Chí Dũng ăn tàn phá hại của đất nước mấy nghìn tỷ bạc cũng đúng quy trình nốt:
Từ đầu đến cuối phiên tòa, trừ bị cáo Trần Hải Sơn thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố, còn lại Dương Chí Dũng và tám bị cáo khác đều phủ nhận cáo trạng. Các bị cáo đều khai mình làm đúng quy trình, thiệt hại xảy ra là điều đáng tiếc mà giờ các bị cáo phải nhận sai sót.
(Tâm Lụa, Dương Chí Dũng mua 2 căn nhà cho bồ nhí bằng tiền của vợ?! http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=585048)
(Bị cáo vụ Vinalines khai làm đúng khi mua ụ nổi cũ nát hàng triệu đô, http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bi-cao-vu-vinalines-khai-lam-dung-khi-mua-u-noi-cu-nat-hang-trieu-do-2981724.html)
Vậy mục đích cuối cùng của câu chuyện ‘đúng quy trình’ đó là gì? Xin thưa, nó cũng tương đương với định nghĩa ‘không chịu trách nhiệm’. Vì đúng quy trình, cho nên không người nào phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả đã xảy ra.
Trước đây mọi tội lỗi được đổ cho cơ chế, bây giờ đã có quy trình. Chữ có khác, nhưng nghĩa vẫn vậy. Thực chất là vô trách nhiệm. Bên ngoài cơ quan công quyền, không ai dùng mấy từ ấy, trừ khi muốn giễu cợt (như chuyện tướng Phạm Quý Ngọ chết đúng quy trình, 314.000 trang Google lúc 16:35 ngày 25-04-2014).
Giải quyết khủng hoảng bằng cách ẩn nấp sau quy trình không giải quyết được điều gì cả, chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ.
(Nguyễn Thanh Sơn, Lãnh đạo vạ miệng và bộ máy “đúng quy trình”, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/171917/lanh-dao-va-mieng-va-bo-may–dung-quy-trinh-.html)
Nhưng đó lại là sự lựa chọn của trường đại học sư phạm Hà Nội. Có lẽ sẽ chẳng có ai đứng ra nhận trách nhiệm về sự lựa chọn tệ hại này. Bởi chắc chắn đó là một sự lựa chọn đúng quy trình.
Posted by Từ Trắc Học at 00:30

Tuesday 22 April 2014

Lại một bức thư

của các giáo sư Hồ Tú Bảo, Ngô Bảo Châu, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần. Ông hiệu trưởng chắc vẫn tiếp tục 'mần thinh'.


Ishikawa, Chicago, Tokyo và Paris, ngày 18 tháng 4 năm 2014

Thư gửi ông Hiệu trưởng 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội



Kính gửi Giáo sư Nguyễn Văn Minh,
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Thưa ông Hiệu trưởng,
Chúng tôi được các bạn đồng nghiệp ở trong nước cũng như ở ngoài nước cho biết xúc động của họ về việc tái thẩm định luận văn thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan và hậu quả khắc nghiệt mà việc đó đã đem lại cho cô giáo Đỗ Thị Thoan và bà Nguyễn Thị Bình, người đã hướng dẫn luận văn của cô. Là những người đã từng làm việc lâu năm trong các đại học ở nước ngoài, chúng tôi chưa thấy một trường hợp nào tương tự đã xảy ra, và cũng không hình dung được khả năng nào có thể xảy ra hiện tượng đó về mặt khoa học. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn chia sẻ nỗi xúc động chính đáng của các đồng nghiệp ở trong nước và bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi đối với hiện tình của nền học thuật đại học tại Việt Nam qua sự cố này.
Trong sự việc đang làm dấy lên phản ứng, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy. Giá trị của luận văn, vì vậy, không thể căn cứ trên xét đoán chủ quan của người này người nọ về tính cách đúng sai của hiện tượng mà chỉ duy nhất căn cứ trên những tiêu chuẩn khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu. Và người thẩm định duy nhất về giá trị khoa học đó không có ai khác hơn là hội đồng giám khảo. Khi một hội đồng giám khảo (do nhà trường lập ra theo đúng quy trình) đã tuyên bố kết quả của việc thẩm định rồi thì không có cơ quan nào khác có thẩm quyền truất phế kết quả ấy. Tất nhiên ai cũng có quyền phê bình luận văn, nhất là trên những sách báo chuyên môn, nhưng phê bình là một chuyện mà trừng phạt là chuyện khác. Sự “trừng phạt” duy nhất mà các luận văn kém chất lượng khoa học phải chịu là sự phê phán của giới khoa học trong ngành, và bất lợi trong các cuộc tuyển chọn giáo chức. Nhưng dù bị loại trong các cuộc tuyển, tác giả cũng không bị mất danh vị tiến sĩ, thạc sĩ. Chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến một việc trừng phạt đau xót và bất nhẫn như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình đã phải chịu.

Nghịch lý văn chương...

Bài của Hà Nhân, nếu bỏ qua phần đụng chạm đến liên hệ tới tên tuổi của PGS. TS. Phan Trọng Thưởng thì hay hơn.

NGHỊCH LÝ VĂN CHƯƠNG
VÀ THÔNG ĐIỆP ĐẪM MÁU
 
(Nhân đọc “PGS.TS. Phan Trọng Thưởng: Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn
đăng trên vanvn.net ngày 19.4.2014)
 
Hà Nhân

Bài nhận xét luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan do PGS.TS Phan Trọng Thưởng viết khá dài, ước chừng khoảng 10 trang A4. Đọc đi đọc lại thì thấy có nhiều chỗ “bi hài thống thiết” nên phải viết ra đây, coi như lời tản mạn, nhàn đàm của một “thảo dân” biết chữ.

1. Nghịch lý thứ nhất: Luận văn phức tạp, còn lời nhận xét thì đơn giản ngoài sức tưởng tượng.

Tôi cho rằng luận văn của Đỗ Thị Thoan rất phức tạp trên nhiều phương diện: vấn đề phức tạp, phương pháp phức tạp, câu chữ phức tạp, kết luận phức tạp, dư luận phức tạp.
  • Vấn đề phức tạp: vì đối tượng nghiên cứu không chỉ là nhóm Mở Miệng và thơ của nhóm này mà là vấn đề “thực hành thơ” dưới góc nhìn “văn hóa”. Không thể phiên dịch “thực hành thơ” chỉ là làm thơ (bởi nội hàm nó rộng hơn, còn có nghĩa là “nghịch thơ”, “chơi thơ”, v.v…), ở đây cần hiểu là một hành vi sáng tạo chưa định danh, một xu thế về thể loại. Nghiên cứu một xu thế văn chương cũng giống như giải một bài toán về quĩ tích, tìm một điểm M vô hình nào đó luôn động của một tập hợp điểm, phức tạp quá chứ còn gì.
  • Phương pháp phức tạp: cách tiếp cận và giải quyết vấn đề trong trường hợp này đòi hỏi một phương pháp liên ngành ở chiều sâu (đòi hòi quá nhiều tri thức vệ tinh như lý thuyết thơ đương đại, lý thuyết hậu hiện đại, triết học hậu hiện đại,…), đồng thời phải có bản lĩnh về loại hình học. Chỉ cần đặt câu hỏi thơ nhóm Mở Miệng có phải là thơ không, thì toàn bộ luận văn đã có nguy cơ đổ. Vì thế, cô Thoan thông minh đã đặt “Mở miệng” vào “góc nhìn văn hóa”, vào thế “thực hành”. Đó là cách “thoát” của cô. Xét về bản lĩnh học thuật, cách thoát đó cũng đã đủ làm chứng cho trình độ thạc sĩ của cô rồi.
  • Câu chữ phức tạp: Cô Đỗ Thị Thoan dùng rất nhiều câu ghép, câu phức, phương tiện liên kết câu linh hoạt, trích dẫn trùng điệp, trộn lẫn câu nghi vấn và câu khẳng định khiến người không quen đọc rất khó tiếp cận. Chưa kể những dẫn chứng về tác phẩm của nhóm Mở Miệng cũng thuộc loại ngôn từ khó đọc.
  • Kết luận phức tạp: Tuy cô Thoan có viết phần kết luận trong luận văn (theo nguyên tắc trường qui đối với luận văn cao học) nhưng vấn đề về Mở Miệng không thể kết luận, vì tính đương đại của nó, và vì bản chất khoa học xã hội, nhân văn không phải là thứ dễ đi đến một kết luận cuối cùng. Cái thông minh của cô Thoan lại nằm ở mấy câu hỏi.
  • Dư luận phức tạp: Cô Thoan viết luận văn khi mà trước đó, trong khi đó, và sau này, những đánh giá về nhóm Mở miệng vẫn còn phân hóa cao độ.

Nguyễn Thị Từ Huy: Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao?

Đăng lại những câu hỏi không có trả lời của Nguyễn Thị Từ Huy. Ở Việt Nam người ta làm việc kiểu gì vậy?

Những câu hỏi chưa được trả lời

Nguyễn Thị Từ Huy

Từ khi Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014 được Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) ban hành và bị Đỗ Thị Thoan từ chối, tôi luôn băn khoăn bởi một số câu hỏi, trong đó có những câu sau đây (dĩ nhiên, phải nói trước rằng đây chỉ là những câu hỏi mang tính bề mặt, còn có những câu hỏi cho phép chạm tới những tầng sâu hay những góc khuất của vụ việc, nhưng chúng được để dành cho dịp khác):

 1. Tại sao Hiệu trưởng một trường đại học lớn, từng có kinh nghiệm hợp tác làm việc với các trung tâm nghiên cứu nước ngoài, có nhiều công trình đăng tạp chí quốc tế, lại có thể ra một quyết định vi phạm hết các quy chế, quy trình và thông lệ đào tạo như thế?

 2. Tại sao ông Hiệu trưởng không cho Hội đồng Thẩm định (HĐTĐ) và Hội đồng Chấm luận văn cùng làm việc và cùng đối chất với nhau? Tại sao ông Hiệu trưởng không cho học viên tự bảo vệ công trình nghiên cứu của mình, theo đúng các quy trình đào tạo phải có?

 3. Tại sao ông Hiệu trưởng lại chỉ trao cho Đỗ Thị Thoan duy nhất cái quyết định mà không trao toàn bộ các văn bản liên quan, làm cơ sở pháp lý cho quyết định?

Monday 21 April 2014

Nhã Thuyên: Cần minh bạch...

Nhã Thuyên rất chừng mực nhưng cũng rất sắc bén trong lập luận để bác bỏ Phan Trọng Thưởng, học phiệt quen thói cả vú (anh Thưởng có vú không nhỉ) lấp miệng em, lấy thịt đè người (nghĩ đến mà ghê quá). Muốn hỏi ngược anh Thưởng, là một giáo sư hay phó giáo sư (xin lỗi vì tôi không rành) thì anh có bao giờ nhận tiền của tổ chức, cá nhân nào trong nước hay nước ngoài chưa? Cái kiểu vu khống này nghe quen quen, vì muốn gắn 'nước ngoài' với 'ngoại bang', tức 'âm mưu của các thế lực thù địch' nhan nhản luôn tìm cách 'gây mất ổn định chính trị v.v.' tại Việt Nam.

Cần minh bạch: Vấn đề “nhận tiền nước ngoài” và dự án Những tiếng nói ngầm

Báo Văn Nghệ số 16 ra ngày 19 tháng 4 năm 2014 có đăng bài “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, mà theo chapeau giới thiệu của báo Văn nghệ, đây là “toàn văn bản nhận xét phản biện của PGS.TS Phan Trọng Thưởng tại Hội đồng thẩm định luận văn do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập” có những chi tiết vu khống nghiêm trọng về cá nhân tôi mà tôi buộc phải làm rõ.
Trước hết, xin được thưa rằng, tôi sẽ không tranh luận lại các luận điểm nhận xét về luận văn của tôi mà ông Phan Trọng Thưởng đưa ra, vì hai lí do.
Một, tôi đọc văn bản này như một văn bản được viết bởi một người đọc bất kì, dù đăng báo giấy hay đăng mạng, như các bài báo phê phán của Chu Giang và nhiều người khác dạo trước, hay như các bài viết khẳng định giá trị của luận văn. Ở góc độ này, tôi vẫn giữ ý kiến rằng, mọi người đọc đều có quyền nhận xét một sản phẩm theo cách mà họ muốn, và tôi, tác giả luận văn, trước hết, tôi chỉ có thể lắng nghe, nếu có duyên may thì được dịp trao đổi và học hỏi, nếu không, thì biết vậy thôi. Luận văn của tôi có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng, và tôi không (thể) can thiệp vào việc đọc nó, diễn giải nó như thế nào.
Hai, nếu quả

Sunday 20 April 2014

THƯ NGỎ

Đăng lại để ủng hộ bạn Thoan thôi, chứ xứ này làm gì có 'tự do học thuật' và những hô hào xây dựng đại học ngang tầm khu vực hướng tới đẳng cấp quốc tế chỉ là lip service vì không thể nói đến một tiêu chuẩn xếp hạng nào nếu không có tự do học thuật, một thứ khoa học viễn tưởng tại xứ sở hình chữ S này. Tất nhiên, điều có thể dự đoán là trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là cơ quan trực tiếp phải đứng ra deal 'vụ' này sẽ tiếp tục kiểu 'im lặng đáng sợ' đối với cả Thư ngỏ cũng như yêu cầu của bạn Thoan. Còn những cơ quan, cá nhân đằng sau vụ này tất nhiên vẫn có thể yên tâm giấu mặt không cần lên tiếng trả lời, chỉ thỉnh thoảng cho cá nhân này, cá nhân khác lên tiếng phản đối bạn Thoan để dàn đồng ca tuy rời rạc nhưng vẫn cất tiếng cho thiên hạ thấy là họ đúng còn bạn Thoan sai.


THƯ NGỎ
Về sự vi phạm tự do học thuật
trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan

Kính gửi:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 
Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này.

Luận văn của bà Đỗ Thị Thoan, "Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa", đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị thẩm định lại bởi một hội đồng khác một cách thiếu minh bạch. Bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11/03/2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14/03/2014. Tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Có dấu hiệu là đã có sự can thiệp với động cơ chính trị, phi học thuật, nhằm tạo áp lực để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi văn bằng. Thư yêu cầu giải thích của bà Đỗ Thị Thoan không được trường trả lời thích đáng.

Những hành động trên đã
- trực tiếp vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (điều 22, Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT), theo đó thì văn bằng chỉ có thể thu hồi nếu phát hiện hành vi gian lận, cấp cho người không đủ điều kiện, do người không có thẩm quyền cấp, đã tẩy xóa sửa chữa, hoặc đã để người khác sử dụng.

- đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện, không công bố rõ ràng các lý do, luận cứ, bằng chứng, hồ sơ liên hệ đến việc tái xét và thu hồi

- vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật. Nhà bác học Einstein đã nói: "giới hạn tự do học thuật bất cứ cách nào sẽ cản trở sự phổ biến kiến thức trong dân chúng và do đó sẽ ngăn trở khả năng suy xét và hành động của quốc gia". Các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào. Công trình của họ phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn học thuật, bởi những nhà chuyên môn có thẩm quyền. Bằng cấp chỉ có thể bị thu hồi trong trường hợp ứng viên đã phạm những lỗi nghiêm trọng về học thuật như đạo văn, ngụy tạo dữ liệu, nhờ người viết giùm.
Vì những lý do trên, chúng tôi yêu cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hủy bỏ quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan và công bố các hồ sơ liên quan đến việc này. Ngoài ra, để tiến tới một nền giáo dục Việt Nam lành mạnh và tân tiến, chúng tôi yêu cầu nhà nước mở cuộc điều tra về những lý do đã dẫn đến vụ tái thẩm định, và thiết lập những biện pháp để ngăn ngừa tái diễn những sự can thiệp một cách lén lút, bất hợp pháp vào các quy định có hiệu lực pháp lý.

Danh Sách Những Người Ký Tên

Saturday 19 April 2014

Friday 18 April 2014

19 điều không làm

Không phải 19 điều quy định từ thời ông Phiêu, đây là 19 điều không nên do bạn Đoan Trang tổng kết, có lẽ cần bổ sung thêm 1 điều cho tròn 20: Hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế, cho dù chỉ là cá nhân, người buôn bán vặt hay là nhà kinh doanh.

19 điều nhà dân chủ không được làm

Sau một thời gian tìm hiểu, ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thiết nghĩ đã đến lúc cộng đồng mạng soạn thảo một nghị quyết về “19 Điều Nhà Dân Chủ Không Được Làm” để kịp thời chấn chỉnh những tiêu cực, hạn chế còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ các nhà dân chủ.

Theo các nhà bất mãn với các nhà dân chủ, thì một nhà dân chủ thực thụ, không phải “dân chủ giả cầy”, nhất định phải là người có các đặc điểm sau:

1. Có gia đình ổn định (tức là có vợ/ chồng giá thú đàng hoàng), chỉ có từ 1 đến 2 con theo đúng chính sách dân số của Nhà nước. Không được quan hệ nam nữ không trong sáng, không được độc thân, không được ly dị, không được lấy nhiều hơn một chồng/vợ.

Sunday 13 April 2014

Ông Vũ Khiêu

Ông chính là họ Đặng, ở Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định, cùng quê với ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), gọi tên đầy đủ phải là Đặng Vũ Khiêu, không hiểu vì cớ gì ông thích nhận là họ Vũ, để cùng họ Vũ-Võ với Võ đại tướng, chẳng rõ họ Đặng nhà ông có cải từ họ Vũ sang hay không. Ông là Anh hùng lao động thời đổi mới, cùng với một vài vị hay thấy xuất hiện trên truyền hình như ông Nguyễn Lân, chỉ không rõ thành tích của ông thế nào nhưng được biết hội nghị, hội thảo nào ông cũng tham dự, cũng phát biểu, tuổi đã đại thọ (quá 90, gần 100) được như thế là quý lắm. Không được đọc trước tác của ông nên không hiểu về tư tưởng của ông, vì những gì ông nói trên truyền hình thì ít có giá trị, lại chẳng phải là quân của ông thời ông còn làm ở Viện Khoa học xã hội (nay đã chuyển sang gọi là Academy, chắc là theo mô hình Viện hàn lâm của Liên Xô ngày xưa) nên chẳng biết về tính cách, con người ông. Trần Quốc Vượng kể hồi ông (tức ông Khiêu) 'nghe phong thanh' sẽ làm Bộ trưởng (Văn hóa), ông (Khiêu) 'rủ' ông (Vượng) về làm phó cho mình, tức là làm Thứ trưởng, để phụ trách công việc, vì ông Khiêu dự tính ông sẽ đi nước ngoài suốt cần ông Vượng làm 'thủ từ (là chữ của mình) đại loại là 'giữ gôn' phụ trách công việc thay cho ông Khiêu khi vắng mặt, rồi ông Khiêu không làm Bộ trưởng, còn ông Vượng dĩ nhiên cũng chẳng nhiệt tình với offer ấy. Hơi giống chuyện một người bạn học của mình, thời còn học, chàng học cũng làng nhàng chỉ ở hạng khá do chăm chỉ chứ không bao giờ đạt xuất sắc, nếu đem lên so thì chàng thua mình là cái chắc, ra trường thì mỗi đứa một nơi, cũng là khởi từ những công việc hạng bét, sau vài lần mỗi đứa chuyển cơ quan, tôi vẫn chỉ là một nhân vật hạng bét không có thứ bực trong xã hội còn chàng đã ở chức vụ tương đương Vụ trưởng của một bộ, chàng rủ tôi về làm chỗ chàng đúng như ông Khiêu offer cho ông Vượng vậy, tuy lúc đó chưa biết chuyện ông Khiêu, ông Vượng nhưng tôi cũng làm hệt như ông Vượng, tôi chẳng ham. Trở lại Vũ Khiêu, ông đã từng giới thiệu hết lời cho những quyển 'từ điển' đầy sai trái của Gs. NGND Nguyễn Lân, bây giờ ông lại nhiệt thành giới thiệu cho một kẻ 'đọc lại' Truyện Kiều bất hủ của thi hào Nguyễn Du. Liệu cụ đã lẩm cẩm chưa, hả cụ?

Sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho việc sửa Truyện Kiều vô lối?

20875946_images1874595_Truyen-KieuCó một việc mà giới văn nghệ sỹ, cũng như những người yêu văn thơ bức xúc, đó là truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du gần đây đã bị xâm hại, mà người khuyến khích cho việc làm hỗn hào này, tiếc thay lại chính là ông Vũ Khiêu – giáo sư, Anh hùng lao động, nguyên Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Việt Nam, vẫn được tiếng (hão?) là nhà văn hóa.
Xin đừng dung tục và hạ thấp văn chương Truyện Kiều

Lê (Đ) Nin không đọc 50 thư vợ gửi

Theo Vnexpress.

Phạm nhân chưa một lần đọc 50 lá thư vợ gửi

Bắt gặp vợ đang tằng tịu với người khác, Lê Đình Nin đã tước đi tính mạng tình địch rồi bước vào vòng lao lý mà không mảy may ân hận về tội ác của bản thân.
Thi hành bản án 13 năm tù về tội Giết người tại Trại giam Tống Lê Chân, Lê Đình Nin (27 tuổi) nói rằng anh ta có hai kỷ vật luôn để dưới gối khi đi ngủ, đó là tấm hình con gái và tập thư hàng chục bức của vợ gửi vào suốt thời gian qua, nhưng anh ta chưa một lần “thèm” đọc.

Nhã Thuyên về Trần Duy

Bài của bạn Nhã Thuyên, đã đăng trên Tia Sáng, đăng lại trên trang của bạn ấy.



Trần Duy: người hoạ sĩ sống đời mình



1072672_1392202767664831_486246784_o

Trần Duy, với tôi, là một nghệ sĩ đặc biệt, hay là ngoại biệt. Cả đến lúc đã hoàn tất cuộc sống dương thế, ông vẫn không/chưa (bị) trở thành một biểu tượng có thể quy giảm vào vài ba nét nghĩa. Ông, nhiều hơn, vẫn cứ là một đời sống, mơ hồ như một đời sống, kín đáo như một cuốn sách chưa nhiều người đọc và vẫn đang sống đời riêng nó.

Wednesday 2 April 2014

Howl - A Controversial Poetry Collection

Văn Việt đăng bài dưới đây (của David Perlman, bản dịch Hoàng Hưng) như một chỉ dẫn cho cách xử lý đối với luận văn của bạn Đỗ Thị Thoan. Theo lý, và ở nơi nào đó, thì có thể là thế. Nhưng, Hoàng Hưng, một nhà báo, nhà thơ, người đã đọc vạn quyển, hẳn cũng thừa biết chuyện không xảy ra ở xứ này. Bời vì, đã từng có Nhân văn-Giai Phẩm dai dẳng từ 1956 qua 1958 kéo dài đến tận những năm cuối thế kỷ XX. Bởi chính Hoàng Hưng cũng đã phải ngồi tù vì bản thảo thơ của Hoàng Cầm, lại một nhân vật Nhân văn không bị tù cùng thời với Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Minh Đức, hay Phùng Cung, mà bị tù vì cái bản thảo thơ Hoa Lá Quả của chính ông chứ không phải 'đạo' của ai. Bởi cái xứ này đã đóng chết trong nhận xét của cụ Hoàng Ngọc Hiến, nó thế. Còn bởi không ở đâu ta nghe nhiều về 'diễn biến hòa bình' 'luận điệu của thế lực thù địch' như ở đây khiến phải có cả một Hội đồng lý luận cấp quốc gia để 'ngâm-kíu' mọi vấn đề nhằm bảo vệ người dân ngây thơ vô tội (dịch chữ innocent) khỏi mọi thé nọc độc tư tưởng.

Còn bài thơ trong bài (Howl) của Allen Ginsberg thì ở đây.

             Pháp quyền Mỹ đã xử tội một tác phẩm “dâm ô, bẩn thỉu”                  như thế nào?