Monday 25 November 2013

Preah Vihear

Nghe phán quyết của Tòa án quốc tế là khu đền cổ Preah Vihear tranh chấp giữa Cambodia và Thailand thuộc chủ quyền của Cambodia, đã có bao giờ có ai chịu nghiên cứu về bài học này và áp dụng cho Trường Sa (Spratlys), Hoàng Sa (Paracels), hay 'đường chín đoạn', thường được một số người gọi là 'đường lưỡi bò' ở biển Đông Việt Nam chưa?

Friday 22 November 2013

JFK

Hôm nay, không chỉ nước Mỹ, mà cả Việt Nam, cũng kỷ niệm 50 năm (22.11-1963-2013) vụ ám sát Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ, John F. Kennedy, thường vẫn được gọi bằng 3 chữ cái đầu JFK.

John F. Kennedy, White House color photo portrait.jpg

Thuở không còn bé nhưng cũng chưa hẳn là lớn lắm, tôi tin vào thuyết âm mưu (conspiracy theory), mà một trong những thuyết đó, có lẽ tại tôi là người Việt Nam, sinh sống tại Việt Nam nên bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh cũng là điều dễ hiểu, là do JFK cảm thấy sẽ sa lầy tại Việt Nam nên tìm cách đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến trước khi cuộc chiến đến cao trào khó có thể vãn hồi, nhưng ở Mỹ có những thế lực, tạm gọi là tổ hợp quân sự-quốc phòng (the military-industrial complex) đã trở thành nổi tiếng kể từ khi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, đề cập đến, muốn nước Mỹ dính líu hơn nữa vào cuộc chiến tại Việt Nam. JFK bị giết, theo Hiến pháp Mỹ, Phó Tổng thống Lyndon Baines Johnson (LBJ) trở thành Tổng thống và cuộc chiến tại Việt Nam được leo thang lên mức cao nhất. Bởi vì tại Việt Nam, người ta tính đến sự dính líu của Mỹ kể từ cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) với sự viện trợ ngày càng tăng của Mỹ, sự thị sát của các tướng lĩnh Mỹ, kể cả Phó Tổng thống Richard Nixon, tại Việt Nam, tải qua các thởi Tỏng thống từ Harry S. Truman qua Eisenhower. (Còn nhớ câu mở đầu trong bài 'thơ' châm biếm thời chiến tranh đổ tội cho sự dính líu của Mỹ, 'Hám chất uranium, Ách (tức Ike, hay Eisenhower) nhảy vào...' (nhưng Mỹ vào Việt Nam có lẽ vì ám ảnh bởi 'thuyết domino' chứ đâu phải vì Việt Nam có giàu tài nguyên, nhất là uranium như trong bài này). Bài thơ có tính điểm mặt tất cả các Tổng thống Mỹ đã từng dính líu đến Việt Nam, nên thuyết âm mưu dựa trên suy luận về JFK muốn chấm dứt sự dính líu của Mỹ trong khi LBJ muốn gia tăng các hành động chiến tranh tại Việt Nam cũng phần nào dựa trên suy luận này. Tuy nhiên, nghĩ cho kỹ thì nếu người Việt Nam có xu hướng lấy nước mình làm tâm điểm thế giới (Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa..., v.v.) nhưng nếu nhìn từ góc độ nước Mỹ trong chiến lược hóa thì Việt Nam chỉ đóng vai trò thứ yếu, châu Âu (nhất là nước Đức) đóng vai trò quan trọng hơn nhiều, nên người Mỹ ắt sẽ không giết một Tổng thống vì Việt Nam.

bùn đỏ

khi có những ý kiến lo ngại về những thảm họa có thể xảy ra khi vỡ đập chứa bùn đỏ trong khai thác bauxite và sơ chế quặng bauxite thành alumin để xuất khẩu, những người 'có trách nhiệm' (hay là những người vô trách nhiệm, hay đúng nhất là những người giữ những cương vị quan trọng - 'trọng trách', nhưng phát ngôn 'vô trách nhiệm' không xứng tầm nhiệm vụ và cương vị) khăng khăng đảm bảo là Việt Nam sẽ sử dụng những công nghệ tân tiến nhất, cứ làm như Việt Nam là đất nước có nhiều tiền, nhiều của, phát triển cao về khoa học, công nghệ vậy chứ không phải một nước còn đang phấn đấu để 'thoát nghèo', rằng sẽ không thể có chuyện vỡ đập, tràn bùn đỏ, tức là bà con sống gần khu vực dự án cũng như công chúng quan tâm có thể yên tâm là sẽ không có một thảm họa môi trường xảy ra.

tuy vậy, bùn đỏ bauxite chắc chưa đủ tích tụ đến mức nguy hiểm nên không xảy ra chuyện, thì bùn đỏ titan lại mới xảy ra. có lẽ dự án titan, không biết khởi động từ bao giờ, có lẽ chưa tiếp thu được công nghệ mới chăng. dù sao, bauxite đã khởi công mà sao titan không học theo nhỉ?

TƯỞNG NHỚ VŨ HUY CƯƠNG

ANH VŨ HUY CƯƠNG
    
       
Nhanh quá, mới gặp anh ngày nào ở Hà Nội, giờ đã 13 năm anh xa bạn bè, người thân (23/11/2000 – 23/11/2013).
        Dẫu xa ngần ấy năm,  hình ảnh của anh Vũ Huy Cương không thể nào quên trong tôi.
       Nhớ dáng anh, gầy, nhỏ, ăn mặc lúc nào của giản dị, không thể giản dị hơn. Thậm chí có lúc tôi nghĩ, có khi anh Vũ Huy Cương không biết diện. Khuôn mặt khắc khổ, cam chịu nhưng điều tôi biết rõ về anh, là sự rộng lòng. Với anh, tất cả những nhà văn, nhà thơ ở trạc tuổi của anh, đều là những người bạn chí thiết. Anh hay kể cho tôi nghe những người bạn của anh khi còn trong tù. Khổ , truy bức nhưng không hề oan than: “Xã hội mình nó thế, còn hoang dã lắm, vì thế, chuyện xảy ra với anh cũng là bình thường, kể lại làm gì.” Anh nói với tôi như vậy, khi tôi muốn nghe anh kể những ngày tháng anh ở trong tù, một án tù mà như nhiều người nói: “Không hiểu vì sao mình lại bị tù?”. Nhưng có một lần tôi với anh đến nhà họa sỹ Văn Sáng chơi, không hiểu sao anh lại kéo tôi đi một con đường chạy dọc theo bờ tường nhà giam Hỏa Lò, tự nhiên nét mặt anh trầm ngâm, tư lự, giọng nhỏ lại, đủ cho tôi nghe: “Anh đã từng ở trong kia, cố lắng nghe tiếng động ngoài này để tin rằng mình còn sống, còn về lại với đời…”.

I AM NOT A LOOK-ALIKE

Sự kỳ diệu của tạo hóa: mỗi chúng ta đều có một “bản sao”?

(Dân trí) - Bộ ảnh dưới đây chứng minh rằng, mỗi người chúng ta có lẽ đều có một “bản sao” giống hệt ở đâu đó trên thế giới này.

Nhiếp ảnh gia người Canada - ông Francois Brunelle (62 tuổi) đến từ thành phố Montreal - trong suốt 13 năm qua đã kiên trì thực hiện một bộ ảnh lấy ý tưởng từ những cặp “sinh đôi” không cùng huyết thống mà ông từng gặp. Ông đi đến khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm những gương mặt có nét tương đồng và tạo nên một bộ ảnh về những người xa lạ giống hệt nhau.
Bộ ảnh thú vị có tên “I’m Not a Look-Alike” (Tôi không phải một “bản sao”), trong đó, các cặp “sinh đôi” không cùng huyết thống sẽ được khắc họa chân dung cận cảnh và sắc nét bằng những tấm hình đen trắng.
Bản thân ông Brunelle cũng thường được nói là giống với nhân vật hài nổi tiếng của Anh - Mr. Bean. Chia sẻ về lý do tại sao ông quyết định thực hiện dự án nhiếp ảnh kỳ công và dài hơi này, Brunelle chia sẻ: “Có hai điều đã truyền cảm hứng cho tôi. Thứ nhất, trong suốt sự nghiệp nhiếp ảnh của mình, tôi từng gặp nhiều người rất giống nhau. Thứ hai, bản thân tôi cũng hay được mọi người bảo là giống với Mr. Bean”.

Camera tại phòng hỏi cung

Cái camera trong phòng hỏi cung để làm gì, liệu có thể làm được gì nếu bản thân những người thực thi pháp luật không tự giác tuân thủ pháp luật, nếu những cấp trên của họ không bao che hay ngó mặt đi chỗ khác làm lơ, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Liệu có tác dụng gì đâu tư hàng trăm tỷ đồng cho các căn phòng lắp camera nhưng các sai phạm như bức cung, dùng nhục hình, vi phạm các quyền cơ bản của công dân lại diễn ra bên ngoài những phòng có lắp camera, và khi những sai phạm được tố cáo thì vô hình trung những 'băng ghi hình sạch' mà camera lưu lại được là một bằng chứng tốt để phản bác các tố cáo.

Hồi ký Gia Lai

Nguyên văn, của Gia Lai cà kê, trên blog Văn Công Hùng.

GIA LAI CÀ KÊ (1)

Quả thật giờ nằm nghĩ mãi vẫn không ra, tại sao mình lại chọn Gia Lai để lập nghiệp?

Hồi mới lên nhận công tác, cũng có mấy ông cán bộ trong cơ quan, nguyên là sĩ quan bộ đội tăng cường, những lúc sau lưng mình, bĩu môi: không học dốt thì cũng quậy phá, chứ người bình thường ai lên đây. Mà lại xung phong lên.

Mình không học dốt cũng không quậy phá.

Thursday 21 November 2013

Thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản

Bài này cho thấy rõ, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hiểm nguy của mình, Nguyễn Ái Quốc đã từng trải qua nhiều long đong, lận đận khi không được chính các đồng chí của ông trong Quốc tế Cộng sản, và các đồng chí của ông ở Đảng Cộng sản Việt Nam (sau này là Đảng Cộng sản Đông dương) tin cậy, các đồng chí mà ngày nay có khi vẫn được gọi chung là học trò trung thành, hay xuất sắc, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản

Tài liệu đặc biệt của Tạp chí XƯA & NAY (số 438, tháng 10.2013)
Theo Diễn đàn

Bá Ngọc 
Nguyễn Ái Quốc áo trắng hàng đầu bên phải
Trong quá trình 30 năm đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng ba lần 1923 - 1924, 1927 - 1928, 1934 - 1938 sống ở nước Nga Xô viết. Đặc biệt, giai đoạn 1934 - 1938 đã để lại cho Người những kỷ niệm sâu sắc. Biên niên tiểu sử của Người giai đoạn này vẫn đang còn là khoảng trống. Đã có lúc Người phải giãi bày về hoàn cảnh của mình : “Trong hoàn cảnh không hoạt động gì”, “đứng ngoài Đảng”... Nhưng, đây là thời kỳ độc đáo của một chân dung chính trị, ẩn mình trong nhiều vấn đề nhạy cảm, thể hiện nổi bật bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh.

Tâm điểm chú ý nhất của giai đoạn này là việc thành lập Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản. Đây được xem là trung tâm thu hút mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc đời, sự nghiệp, vận mệnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

Blog là một thách thức

Các blog và blogger làm gì ông mà ông muốn quản lý, quản không được thì ông cho là thách thức hả ông.

Tuesday 19 November 2013

hai văn nhân

bài về Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ, và chồng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

đọc rồi xem ảnh mà buồn cho hai văn nhân.

Người thả mây cho gió
8:00, 05/11/2013


Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thời trẻ.

Đóng kín các ô cửa để cái lạnh trở mùa không ùa vào phòng riêng, tôi mở đĩa nhạc, thả hồn mình vào những ca khúc của Dạ. Phần lớn ca khúc trong đĩa Dạ phổ nhạc, gồm những bài thơ trong tập "Hồn đầy hoa cúc dại" Dạ tặng tôi năm 2007. Hồi ấy nàng chưa có dấu hiệu bất bình thường. Hồi ấy tôi đọc xong, chỉ thấy cái buồn nó man mác theo tác giả, rồi bao nhiêu bộn bề thường nhật, có lúc đã lãng đi...
1.Bỏ lại phía sau những giọt "nước mắt lã chã của vợ chồng Ngâu" đang rơi xuống khoảng trời Hà Nội, nhóm nhà thơ nữ chúng tôi "gồng gánh thơ" đi phượt đến tận vùng Đất Mũi. Như lộ trình đã định, ngày cuối cùng ở Tp HCM, tất cả được tự do thăm thân. Mỗi người đều có kế hoạch của riêng mình. Tôi và nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đến thăm nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

ông có là đại biểu?

ông mang danh là đại biểu, và vẫn tiếp xúc cử tri trước hoặc sau mỗi kỳ họp.

còn trong khi họp thì chẳng nghe thấy ông nói năng gì.

nhưng đang giữa kỳ họp, lại thấy ông xách cặp công du ngoại quốc.

nhìn ông, người ta thắc mắc, không rõ ông có còn là đại biểu, hay ông là một thứ siêu đại biểu mà những gì diễn ra tại hội trường không ăn nhằm gì với ông, bởi có ngồi đó cũng chẳng thấy ông có ý kiến gì. không phải là ông không muốn đóng góp ý kiến, mà ông đã chỉ đạo từ bên trong từ lâu rồi, bây giờ ngồi đây ông chỉ cốt nghe xem người ta nói gì về những chỉ đạo của ông.

tuy nhiên, nếu ông là đại biểu, theo đúng nghĩa đại biểu như ở một số nước khác, họ không công càn vào kỳ họp, ở những nơi hội họp định kỳ thì họ chỉ đi công cán, hoặc đi nghỉ vào mùa đóng cửa, còn vào đúng kỳ họp họ bắt buộc phải ở nhà, chỉ được tiếp khách ngoại quốc tại nhà chứ không được bỏ họp mà vi vu nước ngoài nước trong như vậy.

Zone 9


Zone 9 (phố Trần Thánh Tông) là một địa chỉ có vẻ thu hút giới trẻ Hà thành, kể cả một số người nước ngoài (expats) trong thời gian gần đây. Đã có một vài chương trình truyền hình giới thiệu về địa điểm này. Tiếc là chưa có dịp ghé qua thì ông Thần hỏa đã ghé trước, khiến 6 người thiệt mạng.

cháy; Zone 9
quảng cảnh hiện trường đám cháy nhưng chỉ thấy những người đứng sõng tay,
gãi cằm hay nhìn điện thoại

Monday 18 November 2013

You're a DICK

Đây là lời của cô bé trong phim WE BOUGHT A ZOO, có chỉnh sửa một chút chút xíu. Không nhằm vào một bạn nào, một cá nhân nào cả, nên đừng tự nhận vơ nhé.

'Hey Mister. Everybody here says that you're a DICK. I don't know what that means, but I believe that you ARE.'

Saturday 16 November 2013

Vì đâu nên nỗi?

Vì ông Trời, tất nhiên, có

Theo vnexpress.net:

16-11-Anh-1-Quoc-lo-ngap-lu-9634-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Ngãi

16-11-Anh-2-Quoc-lo-ngap-lu-7597-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Ngãi
16-11-Anh-3-Quoc-lo-ngap-lu-3333-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Ngãi
16-11-Anh-4-Quoc-lo-ngap-lu-4442-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Ngãi
16-11-Anh-7-Quoc-lo-ngap-lu-2516-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qoa Quảng Ngãi

16-11-Anh-5-Quoc-lo-ngap-lu-9151-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Ngãi
16-11-Anh-6-Quoc-lo-ngap-lu-3252-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Ngãi

16-11-Anh-8-Quoc-lo-ngap-lu-5870-1384600
Quốc lộ 1, đoạn qua Quảng Ngãi


còn tiếp


Cung Đình là cung đình nào



Nhân báo Tiền Phong 60 tuổi, tôi kể lại chuyện này

Tạ Duy Anh 

Nhà văn Tạ Duy Anh
NQL: Chuyện thật đắng cay. Ôi cái tình của những người làm báo! 

Năm 1987 bố tôi tự đẩy mình vào vòng lao lý bằng một lá đơn kêu oan thống thiết và bị khép tội vu khống, lợi dụng dân chủ bôi nhọ cán bộ địa phương. Một cô phóng viên báo Hà Sơn Bình vội vàng dựa vào bản kết luận của đoàn kiểm tra tỉnh để viết một bài báo. Đó là bài báo bịa tạc 100 % nhưng lại khiến gia đình tôi khốn đốn.

Thursday 14 November 2013

Ngân Khánh

Hoan hô Văn Thể Du đã hành động dứt khoát, kiên quyết và kịp thời.

Mong rằng các ngành khác cũng hành động mau lẹ, cương quyết như Văn Thể Du.

Chỉ hơi tội cho Ngân Khánh, đã chót để lộ ngực để bàn dân xem miễn phí mà còn bị phạt những 3,5 triệu. Không biết cát-sê vụ này có đủ tiền nộp phạt không.

Mình chẳng biết Ngân Khánh là em nào và chẳng có ác cảm gì với em cả.

Ngân Khánh, hở ngực, phạt

Wednesday 13 November 2013

Anti-corruption dialogue - Đối thoại chống tham nhũng

Bọn Tây chắc xỏ xiên nên muốn gọi cái seminar nàyAnti-Corruption Dialogue (Đối thoại chống tham nhũng) vì trong một cuộc đối thoại ắt phải có ít nhất là 2 bên, một cuộc đối thoại chống tham nhũng tại Việt Nam do Bộ Phát triển quốc tế Anh và Đại sứ quán Anh tài trợ mà một bên là bọn tư bản giãy chết bị buộc phải công khai, minh bạch do áp lực của thể chế dân chủ tư sản đa đảng không hẳn là loại trừ được hoàn toàn tham nhũng nhưng cũng khiến việc tham nhũng, nhất là tham nhũng vặt, trở nên không phải dễ dãng, những vụ tham nhũng lớn, nếu bị phát hiện thì không thể bưng bít, còn bên kia là các thiết chế của Việt Nam đại diện cho cả hệ thống quyền lực chính trị quốc nội dưới sự lãnh đạo của đảng thì không rõ bên nào là tham nhũng đối thoại với bên chống tham nhũng, vì nếu hiểu đúng nghĩa, chỉ các thiết chế quyền lực mới có thể tham nhũng, còn người dân vừa không có nguồn lực (tiền) vừa không có quyền thì không thể tham nhũng.

Con chó sân sau

Chỉ là câu chuyện về con chó dữ, trên trang của bác Bùi Ngọc Tấn từ tận tháng 2 nhưng hôm nay mới được đọc, khuân về đây cho tiện.

Con chó sân sau

Con  chó  sân  sau
 (Như là) Truyện ngắn
Tôi biết tin quyển tiểu thuyết của tôi bị cấm khi vừa chia tay mấy người bạn bên bàn bia cỏ vỉa hè trở về nhà. Vốn không phải dân bia rượu, nhưng chiều hôm đó tôi đã hơi quá chén. Bởi cuộc bia ngẫu hứng này được tổ chức là vì tôi. Những vại bia lạnh thấu cổ, lạnh tới ngực, lạnh xuống tận bụng  được mọi người nâng lên đặt xuống là để thêm men, thêm lời chúc mừng tập sách còn đang trong thời gian lưu chiểu nhưng đã ánh lên những tia sáng của một buổi sớm mai và sự cựa mình của gió. Nhiều người đã tìm mua, có người mua đến mấy chục quyển để tặng bạn. Người gọi điện, người viết thư chúc mừng. Cả những bức thư cảm ơn vợ tôi, “nhờ có chị mà những điều vô ngôn đã được nói thành lời” “cầu cho cuộc đời chính thống biết chấp nhận nó”. Nhiều nhà thơ đã gửi cho tôi những bài thơ đầy cảm xúc viết ngay giữa đêm khuya khi vừa đọc xong tập sách. Rõ ràng nó đã tạo nên dư luận, hứa hẹn một thành công hằng mong ước.
Rời bàn bia, lòng đầy ắp niềm vui, vừa bước vào cửa, đã thấy vợ tôi đi như chạy từ phía trong ra:
-Sách của mình bị cấm rồi!
Tôi tỉnh hẳn men bia dù vẫn chưa hiểu việc gì đã xẩy ra và liền sau đó một câu trách giống như một lời than của vợ:
-Bao giờ xẩy ra chuyện thì ở nhà cũng chỉ mỗi mình em.

Trí thức miền Nam Việt Nam sau 1975

Trí thức miền Nam sau 75
Tác giả: HUY ĐỨC
Rút từ: ” Bên Thắng Cuộc”
Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị. Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’.
Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”.

Sunday 10 November 2013

Không được là mình, hay là chuyện về Nỗi sợ

Bài của Tạ Duy Anh, trên trang Nguyễn Trọng Tạo.

TẠ DUY ANH
Nhà văn Tạ Duy Anh
Nhà văn Tạ Duy Anh
Cách đây hơn chục năm, nếu không nhầm thì đó là vào dịp Tết năm 2002, tôi xuýt nữa thì gặp “nạn văn chương” chỉ vì một cái truyện ngắn tên là Người khác, in ở số tết năm 2002 của báo Gia đình và xã hội. Đó là cả một câu chuyện khôi hài có lẽ chỉ xảy ra ở nước ta. Nguyên do là thế này. Tôi có một truyện thiếu nhi được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường phổ thông, sách ngữ văn lớp sáu, chương trình cải cách. Để phục vụ mục đích giảng dạy, Bộ giáo dục chủ trương làm bộ ảnh chân dung cỡ lớn những tác giả có tác phẩm trong sách giáo khoa, kèm theo tiểu sử in ở một tờ áp phích riêng. Lần ấy có Tố Hữu, Đoàn Giỏi, Nguyễn Tuân, Trần Đăng Khoa, Dickens, A. Daudet…và tôi, khoảng trên dưới chục người. Ảnh thì có người đến tận nhà chụp. Tiểu sử thì do một ông tiến sỹ được thuê viết tóm tắt từng người, kèm theo ít tác phẩm. Vì cẩn thận nên những người thực hiện bèn đưa bản in thử lại cho tôi kiểm tra giúp lần cuối xem có sai sót gì không. Chính vì thế mà tôi phát hiện ra họ ghi sai tên thật của tôi. Tên bố mẹ đặt cho tôi là Tạ Viết Đãng, thì trong phần tiểu sử ghi là Tạ Viết Dũng. Hóa ra do họ lấy theo Kỷ yếu Hội nhà văn. Tôi bèn lấy bút sửa lại, coi đó như cơ hội đính chính tên mình. Người của Bộ giáo dục cảm ơn tôi, rối rít bảo nếu không có tôi thì họ lại làm sai theo quyển Kỷ yếu, tức là sai lần thứ hai. Nhưng chỉ vài hôm sau thì chính ông ta, lần này có thêm người nữa, quay lại, mặt phiền muộn bảo với tôi: “Chúng tôi nghĩ kỹ rồi, không thể sửa được, anh đành mang tên thật là Dũng thôi”. Tôi hỏi: “Sao lại kỳ thế?”. Ông ta giải thích: “Kỷ yếu của Hội nhà văn in là Dũng, mọi người đều nghĩ tên anh là Dũng, nay nếu chúng tôi sửa thành Đãng, thì họ không nghĩ Hội nhà văn sai, mà nghĩ chúng tôi làm ẩu, chỉ có việc chép lại cái tên cũng không xong. Chắc chắn họ sẽ nghĩ như vậy mà chúng tôi thì không thanh minh được”. Tôi nghe xong thì muốn cười phá lên. Tôi bảo bằng giọng vui đùa: “Thế chả lẽ tôi không được mang chính cái tên bố mẹ đặt cho, mà phải mang tên của người khác ư”. Ông của Bộ Giáo dục bảo: “Chính chúng tôi cũng thấy buồn cười nhưng không có cách nào, đành phải thế vậy, anh đành tạm là người khác vậy”.

Saturday 9 November 2013

nghe là lạ

trường này (Nguyễn Thị Minh Khai), nếu còn cái gì của trường cũ (Gia Long), thì chỉ là địa điểm, khuôn viên, hoặc những vật vô tri như tòa nhà, sân trường, hàng cây (nếu có) v.v., còn cái tinh thần, truyền thống của trường cũ thì làm sao còn mà nói là kỷ niệm 100 năm. Bởi cách đây 100 năm (tức 1913) thì tất nhiên không có trường Nguyễn Thị Minh Khai (mà ngày đó nhà cách mạng tên tuổi này có khi còn chửa ra đời, hoặc nếu có mặt trên cõi đời này thì chỉ như 'đứa trẻ lên ba' mới biết đi chập chững và còn phải tập ăn, tập nói), và ngày nay thì dĩ nhiên chẳng có cái gọi là trường Gia Long.

mật vụ Tiệp Khắc và hoạt động đáng lên án

Những hành động bá đạo kiểu này đã từng xảy ra ở nhà nước công-nông tự nhận được xây dựng và hình thành trên những nền tảng tốt đẹp vì những lý tưởng tốt đẹp.

TỘI ÁC CỦA MẬT VỤ TIỆP KHẮC

Tabea Rossol
Phan Ba dịch
Một nhân viên của mật vụ StB, giả trang là một người Mỹ đang phỏng vấn công dân Tiệp Khắc Jaroslav Hakr. Theo một ghi chú ở mặt sau, hình này được dùng làm bằng chứng trước tòa. Hình: abscr.cz
Người được cho là điệp viên của Hoa Kỳ với bí danh “Johnny” nhất định không chịu thua. Ông cố thuyết phục Jan và Jirina Prosvic. Ông có thể bí mật đưa đôi vợ chồng người Tiệp qua biên giới sang Tây Đức an toàn, bảo đảm. Nhưng đó là một lời nói dối: “Johnny” không phải là điệp viên Mỹ. Ông ta tên thật là Josef Janousek. Và nhiệm vụ của ông không phải là mang vợ chồng Prosvic qua biên giới, mà là vào tù.
Xuân 1948: Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KPT) đã nắm lấy quyền kiểm soát chính trị qua lần lật đổ vào tháng Hai và đang thanh toán các đối thủ chính trị. Để làm việc đó thì với họ bất kể phương kế nào đều tốt. Lấy ý tưởng từ những biện pháp của Xô viết và Quốc Xã, cơ quan mật vụ Statni Bezpecnost (StB – An ninh Quốc gia) đã tiến hành một mưu kế: Chiến dịch “Cột mốc biên giới”.
Người của mật vụ StB cố tình gọi điện thoại tới những người bị tình nghi là đối lập. Lấy cớ  là được Counter Intelligence Corps (CIC), một cơ quan tình báo của Lục quân Mỹ gởi tới, họ hứa sẽ giúp những người kia vượt biên bỏ trốn. Điều phi lý ở đây: nhiều người bị tình nghi hoàn toàn không thuộc giới đối lập và họ vẫn được thuyết phục bỏ trốn. Hàng trăm người đã rơi vào cái bẫy xảo trá này từ 1948 cho tới 1951.

Lừa đảo dưới chiêu bài tâm linh

Không thể có từ nào khác hơn: lừa đảo.

Và cả một môi trường, một hệ thống tạo điều kiện cho lừa đảo hoạt động.

Nhà báo Thu Uyên: 'Dùng tâm linh lừa đảo-là người không có... tâm linh'

Ngọc Trinh
"Ở đây có những kẻ lừa đảo mang danh nhà ngoại cảm và những người đã dùng tới tâm linh để lừa đảo là những người hoàn toàn không có chút tâm linh nào nên chúng ta đừng bàn tới vấn đề tâm linh", nhà báo Thu Uyên nói. 

Hôm qua, nhà báo Thu Uyên đã có cuộc trò chuyện trực tuyến trên VTV News. Người đưa tin xin tóm tắt lại những thông tin quan trọng của cuộc giao lưu này.


Đảng bộ ngân hàng Chính sách Xã hội vi phạm kỷ luật Đảng
- Vụ việc lừa đảo của ngân hàng Chính sách xã hội, chị nghĩ họ phải đi tù, thậm chí trả giả đắt hơn không? 
Việc điều tra và kết án là việc của cơ quan an ninh còn chúng tôi chỉ nghĩ sai phạm là các cá nhân nhưng trước hết họ đã phải chịu tòa án lương tâm rồi. 

Một Đảng bộ mà mê tín như Đảng bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội là vi phạm kỷ luật Đảng. Một công đoàn mà sử dụng tiền quỹ vào những việc bất minh như công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội là sai trái. 

Giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và "cậu Thủy" đã có một văn bản kí kết về việc trả công cho một "hài cốt" được tìm thấy là 75 triệu đồng. Riêng văn bản này thôi đã cho thấy sự non kém về nghiệp vụ tài chính của cả một tập thể lãnh đạo Ngân hàng, vì vậy hóa đơn chứng từ quyết toán ra sao, thuế má thế nào... Liệu mỗi người dân chúng ta có thể tin tưởng giao cho Ban lãnh đạo một quỹ tài chính của Nhà nước là Ngân hàng Chính sách xã hội, một khoản ngân sách khổng lồ mỗi năm để quản lý và sử dụng hay không.

Chuyện vui cuối tuần

Vì cam kết không bàn tiếp về 'các nhà ngoại cảm' nữa, nên bài dưới đây chỉ nên để đọc cho vui cuối tuần, vì cái 'lý luận' lòng vòng, quẩn quanh của ông Tiến sĩ (mỗ nhấn mạnh) Vũ Thế Khanh, không thể không khiến ta bật cười.

Lập mộ giả là ‘việc làm rất nhân văn’?

Thuận Phong
Ts Vũ Thế Khanh: Lập hài cốt giả là ý nguyện của liệt sĩ.
NQL: Đọc để biết người ta có thể ngu xuẩn và vô đạo đến mức nào

Trong buổi hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại (thủ cấp) của liệt sĩ Phùng Chí Kiên sáng ngày 6/11, tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc hội liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng – UIA đã kể câu chuyện “ba liệt sĩ chia sẻ hài cốt để tạo thành hài cốt của đồng đội thứ 4″ và ông cho rằng đây là dẫn chứng “nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sĩ là hành động rất nhân văn”.

Ông Khanh kể: Đó là câu chuyện của 4 liệt sĩ quê Thái Bình hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dùng năng lực của mình, nhà ngoại cảm đã thu thập được các thông tin, biết được 4 người này hy sinh do trúng đạn pháo và đã tìm ra được vị trí mà 4 liệt sĩ này hy sinh. Tuy nhiên, khi khai quật lên thì chỉ có di cốt của 3 người.

Nhà ngoại cảm dùng năng lực để nói chuyện với các liệt sĩ, họ cho biết, một người do bị đạn pháo bắn thẳng vào người nên xác bay tứ tung, giờ không còn lại gì. Sau khi hội ý, 3 liệt sĩ này đồng ý mỗi người bỏ ra một phần tro cốt để đúc thành người thứ 4 mang về cho gia đình. Thông qua nhà ngoại cảm, họ chia sẻ: “4 anh em đi với nhau chẳng lẽ khi về lại thiếu 1 người sao”. Thế nên, để gia đình liệt sĩ thứ 4 không tủi thân, đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ đã lấy xương cốt của 3 người đã tìm được làm hài cốt thứ 4, mang về cho gia đình”.

Cũng theo ông Khanh, việc chia sẻ hài cốt của 3 liệt sĩ thành 4 không được tiết lộ với gia đình liệt sĩ thứ 4, nên khi hài cốt được đưa về, gia đình thân nhân liệt sĩ vui mừng đến rơi nước mắt.

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh: Lập hài cốt giả là ý nguyện của liệt sĩ!?

Câu chuyện được tiến sĩ Khanh cho là nhân văn nhưng phải chăng đó là sự lừa dối gia đình các liệt sĩ?. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã có cuộc trao đổi lại với ông Vũ Thế Khanh ngay sau khi buổi hội thảo kết thúc.

Thưa tiến sĩ, câu chuyện ông kể về việc sẻ hài cốt 3 liệt sĩ thành 4 cho thấy hài cốt liệt sĩ thứ 4 là sai và thi thể ba liệt sĩ kia cũng không toàn vẹn. Vậy liệu có phải là nhân văn như ông nói?

- Đấy là liệt sĩ họ bảo thế, liệt sĩ yêu cầu.

Làm sao để chứng minh được việc đó thực sự là do liệt sĩ yêu cầu, khi chỉ một mình nhà ngoại cảm có khả năng trò chuyện với người đã khuất và nói lại cho mọi người?

- Không ai biết được 4 ông liệt sĩ này đi cùng ngày, cùng giờ và chết cùng nơi… có nhiều thông tin mới đến ngôi mộ đó được.

Trường hợp gia đình phát hiện ra hài cốt họ đang thờ cúng không phải là của cha ông, chồng hoặc con họ thì tiến sĩ nghĩ như thế nào?

- Bạn nhầm ở chỗ này, đấy là ý của ông liệt sĩ.

Ngày Pháp luật Việt Nam

Hôm nay lại nảy nòi ra Ngày Pháp luật Việt Nam. Từ nay về sau, ít nhất một năm 365 hoặc 366 ngày có một ngày Pháp luật được tôn vinh, còn 364 hoặc 365 ngày còn lại có Pháp luật hay không thì chỉ có Trời biết, Đất biết, và Nhân dân biết.

Ngày Pháp luật Việt Nam ra đời khi dư luận sẽ còn tiếp tục xôn xao về vụ Nguyễn Thanh Chấn. Và nay, chúng ta hãy nghe 'người tù không án' Bùi Ngọc Tấn kể thêm về ngày này cách đây 45 năm. Xin nói thêm, ông Tấn chắc không oan, không phải vì ông bị bắt sai với tội danh, ông bị bắt và 'cải tạo không thời hạn' nên có án, có tội danh nào cho ông để nói ông bị oan. Ông chỉ oan vì những gì người ta đặt điều ra cho ông mà thôi.

Mồng 8 tháng 11, thứ sáu...


Bùi Ngọc Tấn 
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
NQL: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn cũng là một tù oan. Ông bị tống tù 5 năm (1968-1973). 45 năm sau, tháng 7 vừa rồi gặp ông ở Sài Gòn, mình hỏi đến bây giờ anh đã biết vì sao anh bị tóng tù không? Anh cười hiền lành nói không. Án tù nhà văn còn khốn nạn hơn án tù của ông Chấn. Ông Chấn biết mình bị kết án thế nào để mà kêu oan còn nhà văn thì không.
Những ngày bị bắt, nhà văn Bùi Ngọc Tấn chỉ được nghe kể lại, giám đốc Ty Công an Hải Phòng hồi đó là ông Trần Đông nói: "Giam cho nó bớt chủ quan!", thế thôi, rất đơn giản. Cái gọi là ưu việt vạn lần hơn của bà Doan đơn giản như thế đó.

 Già rồi, tôi chẳng mảy may chú ý đến ý nghĩa của từng ngày, những ngày thời trai trẻ thường mong mỏi như 1 tháng 5, 19 tháng 8, 2 tháng 9. Những ngày lễ trọng của dân tộc. Giờ đây quá mệt mỏi, với thời gian chỉ có một ý nghĩ duy nhất: Sao nó đi nhanh thế. Đã 80 tuổi. Đã là một ông lão 80 già lụ khụ mặc dù từ đáy lòng không chịu công nhận cái thực tế phũ phàng tàn nhẫn ấy.

Sáng nay trở dậy bóc lịch. Giật mình: 8 tháng 11. Lại cả thứ sáu nữa. Ba yếu tố trùng nhau. Thật hiếm hoi. Thứ sáu 8 tháng 11 năm 1968 tôi bị bắt. Đúng 45 năm. Không biết 45 năm có bao ngày thứ 6 trùng hợp cả ba yếu tố ấy nhỉ.

* Thứ sáu mồng 8 tháng 11 năm 1968 rét lắm. Không nóng như hôm nay. Đọc lệnh, khám nhà xong khoảng 10 giờ. Vào Trần Phú với cái bụng đói. Khoảng nửa giờ sau, từ xà lim ra nhận suất cơm đặt ngay dưới đất, nguội ngắt, nước uống trong bô sắt han rỉ, không sao nuốt được.

* 7 ngày trước, 1 tháng 11, cũng thứ sáu, tình cờ mở tivi, nghe tin ông Trần Đông, nguyên giám đốc công an thành phố Hải Phòng, người hạ lệnh (khác với ký lệnh) bắt tôi, đã từ trần. Ông là thứ trưởng bộ Công an, suýt nữa lên bộ trưởng. Báo Nhân Dân đã đưa tin và ảnh ông dưới măng-sét: “Đồng chí Trần Đông thăm trụ sở Bộ Biên Tập báo Nhân Dân.” Một kiểu đưa tin dọn đường dư luận. Ai cũng hiểu ông sẽ lên bộ trưởng. Nhưng rồi ông phải chuyển sang làm thứ trưởng bộ Tư Pháp.

Người ta nói rằng ông đã dám vuốt râu …Lê Đức Thọ! Thật may cho tôi cái cú vuốt râu ấy của ông. Chứ không đời tôi biết ra sao?

Thursday 7 November 2013

Trích hồi ký Nguyễn Minh Đào, cựu bí thư huyện ủy Châu Đốc

Có những người như ông Nguyễn Minh Đào hay ông Tư Việt Thắng (tức Lê Văn Nhung) còn biết trăn trở, suy nghĩ về Nhân dân, về số phận của người dân thường đầy lao khó. Còn những ông như Đào Duy Tùng thì ở ngôi quá cao, ông 'ăn' tiêu chuẩn Tông Đản hay gì gì nữa nên không thể nào thấu được nỗi khổ của nhân dân, ông đã nằm trong 'giai cấp mới' đầy đặc quyền, đặc ân, đặc lợi từ lâu rồi nên cái mà ông quan tâm nó 'vĩ mô' hơn và trừu tượng hơn nhiều.

Nguyễn Minh Đào
       Năm 1983, tôi được cử đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc – Hà Nội, chương trình lý luận nâng cao 6 tháng. Những bài học về chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng tôi bỏ công nghiên cứu, cảm nhận chẳng khác “hái sao trên trời”, xa vời vợi thực tế cuộc sống, nhưng tôi không dám nói ra suy nghĩ của mình, vẫn cứ tin vào những tín điều mơ hồ mình học!
        Tháng 8 năm 1983, tôi nhận quyết định làm bí thư Thị ủy Châu Đốc, vào thời điểm toàn miền Nam tập trung thực hiện chánh sách cải tạo công thương nghiệp và nông nghiệp quyết liệt. Đây là nhiệm vụ mới đầy khó khăn, thử thách đối với tôi. Là người đứng đầu Đảng bộ thị xã, tôi có trách nhiệm tiếp thu chủ trương, nghị quyết của Đảng, cùng tập thể lãnh đạo Thị ủy phổ biến quán triệt nội bộ và tổ chức thực hiện trong quần chúng, mong chủ trương, nghị quyết đi vào cuộc sống, làm biến đổi thực trạng kinh tế – xã hội. Nhưng, càng dốc sức làm, tình hình càng tồi tệ, dân tình ngày càng bất bình, ca thán! Trước năm 1975, Châu Đốc là một thị xã sầm uất, người dân có mức sống khá sung túc, nay phố xá vắng lặng, tiêu điều, hàng hóa khan hiếm …, không biết từ đâu loan truyền câu thơ châm chọc: “Không có “bác” đời em cũng khổ – có “bác” rồi không có đồ mua”!

Cà phê Sài Gòn

Người Sài Gòn ngâm mình trong nước ngập uống cà phê

4 người đàn ông ngồi dầm mình trong làn nước đục ngầu, lềnh bềnh rác thải để ăn sáng, uống cà phê tại một con hẻm ở TP.HCM.

Ảnh chụp sáng 7/11, tại đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11.
1111-3565-1383799779.jpg
                                                                                                     
>> Xem thêm: Sài Gòn mưa ngập khủng khiếp / Sài Gòn mưa lớn, đường biến thành sông
Khánh Chi

Sunday 3 November 2013

toán tiểu học

có lẽ kết hôn và sinh đẻ theo như bài toán dưới đây góp phần vào tình trạng dân số trẻ và cường quốc dân số như hiện nay.

Những đề toán 'bá đạo' khiến người lớn chào thua

Mark Zuckerberg pm Đinh Nhật Uy

Mark Zuckerberg, ông chủ của trang mạng xã hội facebook đã pm (gửi personal message) đến facebooker (thành viên mạng xã hội này) Đinh Nhật Uy, người mới bị kết án vì những tội danh có liên quan đến sử dụng mạng xã hội này. 



Thân gửi Facebooker ,

Tôi rất ái ngại khi viết những dòng Inbox PM này đến bạn, người Facebooker đầu tiên trên thế giới bị lãnh án tù vì …đã chơi FB.

Tôi đã nhận được thư của Má bạn gửi thông báo về phiên tòa sơ thẩm này, và hết sức áy náy là đã không hội đủ điều kiện thủ tục để kịp bay sang đứng kế bên bạn, đứng cùng với bạn, trước vành móng ngựa.

Tôi rất tiếc là công cụ FB đã trở thành lý cớ làm phiền bạn mất mấy tháng trong tù và hơn 10 tháng treo ngoài tù. Cho dù tôi biết bạn cũng thừa nhận rằng không phải tự thân FB ra tay hãm hại bạn, mà là một nhóm thế lực thù địch của tự do dân chủ, hoặc vài nhóm lợi ích nào đó đã phóng tay trả thù bạn, nại lý do bạn dùng FB để “xâm phạm lợi ích” của họ, hoặc “xâm phạm lợi ích cốt lõi” hàng xóm của họ. Tất nhiên là cũng chẳng ai loại trừ cả tay đầu gấu một trong các nhóm đó, cũng là một đồng hương Long An với bạn.

Bill Gates ở Việt Nam

Ổng đã đến thăm Việt Nam. Không rõ mấy lần, không nhớ năm nào. Nếu chịu khó google thì sẽ có ngay thông tin. Tuy nhiên, entry này không định viết về điều đó. Và cũng không rõ Bill Gates có ý định quay trở lại Việt Nam hay không.

Entry này liên quan đến phát ngôn mới đây của ông Huỳnh Uy Dũng (hay là Huỳnh Phi Dũng, chẳng biết đâu mới là tên thật của ông), tục danh Dũng 'Lò vôi' cũng là một 'đại gia' của Việt Nam. Ổng (tức ông Dũng, Huỳnh Uy Dũng hay Dũng 'Lò vôi', chứ không phải bác Dũng nào khác, đất nước này giờ có lắm Dững quá) nói:

'Giỏi cỡ Bill Gates sang Việt Nam cũng ... chết'.


Không thể không đồng ý với nhận xét này. Nhưng có lẽ phải diễn đạt hơi khác đi thì mới đúng thực tế Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam không thể có một Bill Gates, với khung pháp lý như hiện nay.

Ở Việt Nam, với các điều kiện về môi trường kinh doanh, luật pháp như hiện nay chỉ có thể có các 'đại gia' kiểu Việt Nam, những 'bầu' Đức, 'bầu' Kiên, bà Diệu Hiền, Cường 'đô-la' v.v. mà thôi.

Giỏi cỡ Bill Gates nếu ở Việt Nam cũng không có cửa (để phát triển, chứ đừng nói có thể tích tụ được khối tài sản hàng chục tỷ USD rồi bị chết như lời ông Dũng.

đau xót

Mấy hôm mải thương tiếc Đại tướng và đọc bài về ông, nay mới có điều kiện đăng (lại bài trên mạng) về đợt lũ lụt gây bao thảm cảnh ở 'khúc ruột ('rà', chứ không phải 'già') miền Trung.

Miền Trung chìm trong lũ

Theo Hãy dành thời gian
3 huyện miền núi của Hà Tĩnh bị nhấn chìm; hàng ngàn hộ dân ở nhiều huyện của Quảng Bình phải lên trần nhà trốn lũ * 10 người chết, 2 người mất tích, hàng ngàn nhà sập…

Gia đình 2 người bị chết do lốc xoáy ở Quảng Sơn, H.Quảng Trạch, Quảng Bình đưa quan tài người chết đi tránh lũ - Ảnh: Trường GiangT
Gia đình 2 người bị chết do lốc xoáy ở Quảng Sơn, H.Quảng Trạch, Quảng Bình đưa quan tài người chết đi tránh lũ – Ảnh: Trường Giang


Hà Tĩnh: 3 người mất tích
Đến chiều qua, tại 3 huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, mưa vẫn như trút, nước từ thượng nguồn các con sông ồ ạt đổ về, nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà trong biển nước, nhiều vùng bị chia cắt hoàn toàn. Tại ba xã Sơn Bằng, Sơn Thịnh, Sơn Mai (H.Hương Sơn), hàng trăm ngôi nhà bị ngập sâu. Sáng sớm cùng ngày, một trận lũ quét đã quét qua thôn Thượng Kim, xã Sơn Kim 2 khiến hơn 100 hộ dân bị thiệt hại nặng nề. Đến 20 giờ hôm qua, ở H.Hương Sơn có 3 người bị lũ cuốn mất tích là ông Hồ Hữu Lành (trú xóm 7, xã Sơn Diệm), anh Nguyễn Văn Oanh (18 tuổi, trú xã Sơn Kim 2) và chị Nguyễn Thị Thiện (xã Sơn Kim 1).

Tại H.Vũ Quang, Phó chủ tịch huyện Bùi Việt Hùng cho biết đến tối qua đã có 10/12 xã bị ngập, trong đó có 6 xã đã bị cô lập. Nước lũ vẫn đang lên nhanh, cơ quan chức năng đã tổ chức sơ tán hơn 500 hộ dân đến nơi an toàn. Hồ Kẻ Gỗ xả lũ cũng đẩy nhiều xã thuộc H.Cẩm Xuyên vào cảnh ngập lụt.

Hiện thực không tươi đẹp (12)

Lũ vùi người Rục

Ôi, chỉ nghe cái tên tộc người này mà thấy đủ đáng tương rồi.

Còn nhìn những hình ảnh dưới đây thì không cầm được nước mắt.

Lúc này mới thấy thấm thía lời của ông Trọng, rằng cứ nhìn thực tế này thì không biết đến cuối thế kỷ (21) liệu có chủ nghĩa xã hội (ổng nói là 'hoàn thiện' nhưng mỗ xin rút gọn cho giản tiện) ở Việt Nam hay không.

Lũ vùi người Rục

Quốc Nam
Khi những địa phương khác dồn lực khắc phục hậu quả thiên tai thì đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) lại đối mặt với lũ dữ cô lập, vùi lấp đường sá đi lại với thế giới bên ngoài. Họ vốn lạc hậu, con đường độc đạo để có được thông tin văn minh từ những người Kinh, người Nguồn ở cao nguyên Quy Đạt nhằm mở mang, bồi bổ thêm túi khôn đã bị lũ nhấn chìm sâu trong 5m nước.

Cảnh nhà vốn khó khăn nay xơ xác tiêu điều. Núi cao mưa rừng nặng hạt, phía ba bản của Rục gồm Ón, Yên Hợp, Mò o ồ ồ người người bó gối trong thiếu thốn tứ bề.
Nhung hinh anh 1Nhung hinh anh 2Nhung hinh anh 3Nhung hinh anh 4Nhung hinh anh 5Nhung hinh anh 6Nhung hinh anh 7Nhung hinh anh 8Nhung hinh anh 9Nhung hinh anh 10Nhung hinh anh 11Nhung hinh anh 12Nhung hinh anh 13Nhung hinh anh 14Nhung hinh anh 15Nhung hinh anh 17Nhung hinh anh 18Nhung hinh anh 19Nhung hinh anh 20Lu vui 5
Gian nan
Bộ đội biên phòng đồn Cà Xèng, phụ trách các xã biên giới trong khu vực gồm cả ba bản đồng bào Rục cho biết gạo 30a huyện nghèo đã phát cho đồng bào mỗi khẩu 15kg, trong các trận lũ trước và cả trận lũ đang vây địa phương, các chiến sĩ biên phòng đã xung kích có mặt đầu tiên và duy nhất giúp đỡ đồng bào di dời các hộ dân bị lũ quét, dâng ngập, dọn dẹp nhà cửa.
Nhưng cảnh đời người Rục vô biên khó khăn, trong lũ càng khốn đốn. Con đường độc đạo duy nhất ngập sâu hơn 5m, kéo dài hơn 2 cây số trong Hung Trâu như biển nước mênh mông, chỉ có một ca nô phục vụ những công tác cần kíp cho cán bộ, biên phòng, hoặc một số ít nhà báo ra vào, với người dân thì thi thoảng mới có chuyến để họ đi lại.
Đi hết Hung Trâu, phải vượt qua đèo dốc chừng 7 cây số vắt vẻo trên núi cao ngất mới đến được bản Ón. Trần Xuân Tư, chỉ là trưởng bản Ón, nhưng nắm rất chắc các bản còn lại và báo cáo rằng, bà con ở đây đang rất cần gạo, nước mắm, mì tôm, bột ngọt, bột canh, cá khô. Các thứ đó theo Tư:
“Vì khổ cực nên bà con ước có cái gì hay cái đó, ở đây họ đi rừng kiếm cái ăn nhưng trong lũ không đi được vì sợ nước cuốn, đặc tính bà con dân bản ở đây là sợ lũ lắm”. Với người Rục, sống ở vùng lũ vùi, nước dập cả 60 ngày qua là cực hình không đi được đâu, nền kinh tế của họ tự cung tự cấp, chủ yếu còn dựa vào săn bắn hái lượm nên nước dâng họ đành bó gối, chất đạm kiếm được từ con chuột hay con thú trong rừng nay câm bặt do nước, cái bụng sôi lên, sức khỏe giảm xuống, họ cứ bần thần trong nghiệt ngã giữa núi rừng xanh thẳm của rét sương, của mưa gió quăng quật.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Gạo: Nhà còn nhà hết
Chúng tôi đến cả ba bản, vào bất cứ nhà nào cũng hỏi còn gạo không, đa số câu trả lời là đã ăn hết gạo cấp phát, một số hộ gia đình thì nói còn một ít, chừng hai ngày sẽ hết, có hộ thật thà bê cả một góc bao lác gạo ra để chứng minh lời ấy không dối chút nào. Nhà ông Cao Xuân Tình đông người ngoài 4 đứa con còn một đàn cháu, ông Tình nói trong căn bếp thông thống:
“Mình có nhiều khẩu, mỗi khẩu được trợ cấp 15kg gạo, nhưng bữa ăn chỉ có cơm với muối nên con cái mau đói lắm, mau đói thì mau nấu cho chúng ăn, phải nấu nhiều gạo cho chúng, nhưng không đủ, cố chia phần từng bữa rồi mà gạo trong bao còn được ít lắm, chưa đến hai ngày là hết thôi mà lũ còn to ri thì đói”. Để minh họa, Cao Thị Duận, vợ ông Tình đã đưa cho tôi xem chỗ gạo còn lại, quả đúng là ít với nhà hơn 6 miệng ăn.
Vào nhà Cao Thị Thương, nồi sắn luộc dở đang sôi trên bếp lửa, Thương nói: “Gạo hết 4 ngày rồi, phải ăn sắn cầm hơi”. Hỏi vì sao có nhà còn có gạo, nhà mình đã ăn hết, Thương nói mà ứa nước mắt:
“Cũng vì nghèo quá, đông người trong nhà, chỉ có gạo là nấu cơm ấm bụng, nên cứ nấu ăn thì mau hết thôi”. Nếu lũ còn vây đường, hết sắn thì ăn gì? Thương trả lời gọn gàng: “Hết sắn thì vô rừng mót sắn, không có đường đi thì mót được củ mài, củ dút sẽ làm pồi ăn tạm mà cầm cự chớ”. Trên bếp bà Thương, ngoài nồi sắn luộc, bà còn nấu nồi canh cáu khói, cạo bột sắn ra vắt khô làm pồi để ăn cho đỡ đắng đót miệng mồm. Khung cảnh ấy, thật xót lòng.
Thương nhất có lẽ gia đình Cao Thị Liêm ở bản Yên Hợp, nhà Liêm trống tuềnh, mới cưới chồng được ba năm, ra riêng, bố mẹ Liêm nhà nghèo như những hộ đồng bào Rục khác, chỉ biết đi bứt lá về dựng liếp nhà tranh, cây cột mục nát. Tài sản duy nhất của căn nhà là cái giường, ngồi lên đó sẽ thấy mây bay trên trời, chiếc chăn cáu bẩn là nơi giữ hơi ấm cho 2 đứa con và vợ chồng Liêm. Bữa chúng tôi đến, con gái Liêm mặt mũi bết đất, trời rét run của miền núi đá vôi đặc thù nhưng hai con của Liêm không có quần mang, chỉ độc mỗi cái áo nhỏ, chỉ vào chỗ sắn trước mặt, Liêm nói đó là nơi cái ăn còn lại, nếu hết thì vô rừng kiếm củ sắn, củ mài.
Lu vui 4
Ám ảnh những gương mặt già-trẻ
Lửa với người Rục là nơi trú ngụ tinh thần và thể xác, đó là nơi họ gửi bầu tâm sự khó khăn của mình cho thần lửa trong thế giới quan và nhân sinh quan của họ. Mỗi căn nhà thiếu thốn trăm bề, nhưng không bao giờ thiếu bếp lửa trong góc nhà. Và trong trận lũ lịch sử này, đồng bào Rục bị lũ vây khốn đốn, họ đang rất thiếu củi để tạo ra lửa.
Trẻ em Rục những ngày này dầm mưa đến tơi tả, chúng luồn sâu vào rừng, băng qua những sông suối cháy xiết để mưu sinh, kiếm từng con cá nhỏ ven bờ về tăng thêm chất đạm. Nhưng khó khăn nhất là chúng phải đi kiếm củi. Phải vào tận rừng, đối mặt với rắn độc, mất mạng do trơn trượt trên đá tai mèo nhọn hoắt, khó mấy chúng vẫn phải đi bởi bố mẹ lo phần cái ăn, ông bà già cả chỉ nằm một chỗ vì sức yếu.
Giữa vô biên mưa rừng, gặp cháu Cao Xuân Phúc, thân ướt nhẻm, gùi trên lưng mình gùi củi nặng trịch. Cháu nói trong co ro: “Đi núi kiếm củi đói lắm, nhưng phải có củi mới về nhà để có lửa ba mạ nấu cái sắn mà ăn”.
Cháu Cao Hữu 8 tuổi, gồng mình trong chiếc áo phong phanh, đưa ngực hứng gió, thấy người lạ cứ khép nép rồi chạy nhanh về nhà để bố mẹ có củi hong khô mà sưởi ấm. Những gương mặt trẻ em ở Rục ám ảnh mãi chúng tôi, bởi quá nhiều lo toan, quá nhiều thiệt thòi, quá nhiều khó khăn giữa rừng nhiệt đới mưa lũ bủa vây. Ở nhà bà Cao Thị Niu trên bản Mò o ồ ồ chỉ vào góc nhà nói gạo hết, mặt bà Niu nhăn những nếp hằn khó khăn. Con trai của bà Niu, Đinh Xuân Tịch đang bóc ăn giữa buổi chiều khế chua trong rừng, cùng mấy quả chuối rừng mới tìm được. Nhìn con Tích ăn ngấu nghiến mà chạnh lòng.
Cũng vì khó khăn, mà bao nhiêu người Rục không còn nhớ tuổi mình. Vào nhà cụ Cao Mên, cùng vợ Cao Thị Nọt, hỏi tên, phải lục tìm trí nhớ hồi lâu hai ông bà mới nói là Mên và Nọt, nhưng khi hỏi tuổi thì ông Mên nói: “Chẳng ai cho mình biết mấy tuổi cả nên không biết”. Bà Nọt thì nói: “Chẳng biết tuổi mô, chẳng biết mấy tuổi”.
Nỗi khổ của người Rục trong lũ là tứ bề, và bà con đang rất cần những cánh tay chìa ra giúp đỡ trong hoạn nạn thiên tai này, những ai giúp được gì bà con quý cái đó, bởi một nắm khi đói bằng một gói khi no. Với người Rục, họ quý vô cùng từng hạt muối, từng hạt gạo, từng sợi mì tôm, đến từng mảnh áo che thân để vượt qua mùa mưa lũ triền miên và cái rét khốc liệt ở phía núi cao rừng thẳm.
Quốc Nam
Những hình ảnh cận cảnh đời song của người Rục giữa bốn bề lũ vây mà chúng tôi vừa ghi nhận được trong ngày hôm qua 20.10
OLYMPUS DIGITAL CAMERALu vui 2Lu vui 3 (1)Lu vui 5Lu vui 6Lu vui 8Lu vui 9Lu vui 10OLYMPUS DIGITAL CAMERA