Sunday 30 December 2012

Tổng kết năm 2012

Blogger Trương Duy Nhất có tổng kết những sự kiện, nhân vật, phát ngôn v.v. ấn tượng nhất năm 2012.

Mời xem:

http://motgocnhinkhac.blogspot.com/

Trần Thị Hải



http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/nguoi-phu-nu-bieu-tinh-chong-trung-quoc.html

Lê Quốc Quân


Lê Quốc Quân.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121227_lequocquan_arrested.shtml

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121227-luat-su-le-quoc-quan-bi-bat-giu

http://www.voatiengviet.com/content/luat-su-bat-dong-chinh-kien-le-quoc-quan-bi-bat/1573153.html

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/law-le-q-quan-arr-12272012083808.html


Điếu cày (2)



http://www.voatiengviet.com/content/luat-su-cua-dieu-cay-keu-goi-toa-phuc-tham-xem-xet-khach-quan-cao-trang/1573313.html

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121227-cong-an-viet-nam-lai-ngan-can-vo-blogger-dieu-cay-du-phien-xu-phuc-tham-ngay-mai

Điếu cày (2) vì cách đây chừng 3 tháng đã có bài về anh.

Hoàng Khương (2)



Nếu như mọi hành vi đưa và nhận hối lộ đều được xử lý nghiêm minh trong phiên tòa này thì lo gì nước Việt Nam không trong sạch.

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121227/y-an-4-nam-tu-doi-voi-nguyen-van-khuong.aspx

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/apl-trial-for-hkhuong-12272012062342.html

Là Hoàng Khương (2) vì tiếp theo bài Hoàng Khương đã đăng từ trước.

Saturday 29 December 2012

Người hiền của văn chương Nam Bộ

Thấy trên mạng bài này của Nguyên Ngọc, về Trang Thế Hy và Nguyễn Ngọc Tư, cả hai nhà văn mà mình yêu thích, nên copy bài lại đây khi cần đọc lại.


CHUYỆN VỀ NGƯỜI HIỀN CỦA VĂN CHƯƠNG NAM BỘ


Nhà văn Trang Thế Hy

Trang Thế Hy có một tập thơ, hình như rất ít người biết, mà rất hay, cả tập mỏng dính, vỏn vẹn chín bài, bài nào cũng hay, cộng chín bài dịch của Tagore nữa, cũng mỏng tang và dịch cũng thật tài.
Có một bài thơ ở đấy cậu bé nghèo là anh, nhặt được một cái vú cau từ trong khay trầu của bà nội xưa, đem đặt nó giữa trang giấy hôm nay.
Không phải hình ảnh hay kỷ niệm về một cái vú cau, ý nghĩa hay “nội dung” gợi lên từ một cái vú cau, mà là một cái vú cau thật, nhỏ xíu, tai tái xanh. Không phải một cái núm cau giống như cái vú nghèo trên bộ ngực lép kẹp của cô giáo làng ốm nhom thương học trò như con ôm trò vào lòng dạy đánh vần “mờ-e-me-nặng-mẹ”.
CHUYỆN VỀ NGƯỜI HIỀN CỦA VĂN CHƯƠNG NAM BỘ

Friday 28 December 2012

Cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải nói về những ngày ở tù

Trong bài Ông Giá và những chuyện khác ... (2) đã dẫn đường link bài ghi lại câu chuyện của ông cựu Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải sau ngày ông ra tù, nhưng để thuận tiện cho tìm kiếm thì đăng lại bài đó ở đây cho mọi người cũng đọc.


Cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải nói về những ngày ở tù

Trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm đóng điện lưới quốc gia (đường dây 500KV) diễn ra mới đây, một trong những người được nhắc tới nhiều nhất là cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải. Ông đã từng được Thủ tướng vào tận trại giam gắn kỷ niệm chương và 28 bộ trưởng, thứ trưởng vào tù thăm nom. Ông nói: "Niềm vui lớn nhất của tôi là có nhiều bạn bè".
Cuộc đời của cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải là một "bi kịch lớn”. Đi lên từ một kỹ sư điện, trải qua nhiều vị trí công tác rồi trở thành bộ trưởng, đóng góp không nhỏ cho công trình đường dây 500KV, nhưng rồi cũng chính vì "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mà phải vào tù... 
Những ngày ở trại giam
Chúng tôi tới thăm ông Vũ Ngọc Hải (ở số 6B Phan Đình Phùng) vào một ngày cuối tháng 6. Trời Hà Nội nắng nóng. Mới buổi sáng mà ngột ngạt đến tức thở. Ông vận sơ mi, quần soọc, pha trà mời chúng tôi, nói rằng ông vừa chạy thể dục quanh Hồ Tây về. "Từ ngày về hưu đến giờ suốt ngày anh em nó cứ gọi lúc thì đi nhậu, lúc thì hội hè, chả có lúc nào hở ra...”. Rót trà mời chúng tôi, ông hồ hởi: "Tớ vừa ra đĩa VCD đấy nha! Để tớ mở cho mà nghe”. Ông mở máy. Giọng ca của NSND Thu Hiền vang lên: "... Ta ru đời, đời lại ru ta/ Cớ sao em lại vội trách đời...”. Đó là bài "Khúc ru đời”, cũng là tên album của ông.

XÃ HỘI DÂN SỰ (2) HIẾN PHÁP

Từ tháng 9.2012 đã có bài 1 về XÃ HỘI DÂN SỰ, dự định sẽ viết tiếp bài 2, về HIẾN PHÁP, vì Hiến pháp là đạo luật gốc, là đạo luật cơ bản nhất của một quốc gia, muốn bàn về Xã hội dân sự hay luật pháp thì cần bắt đầu từ Hiến pháp. Thế mà bài 1 đã viết xong từ tháng 9.2012, bài về HIẾN PHÁP chỉ "đặt được mỗi cục gạch" từ trước cả khi Quốc hội họp để bàn về sửa đổi Hiến pháp, nhưng đến nay sau vừa 3 tháng, nhân đang có hứng sau khi viết xong bài 1bài 2 về bàn chuyện pháp luật xung quanh chuyện ông Giáông Hải, nên quyết định quay trở lại viết tiếp bài về Hiến pháp.

Hiến pháp, theo cách hiểu thông thường, và là cách hiểu đúng chứ chẳng sai một tẹo nào, là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản nhất của một quốc gia, theo nghĩa là mọi luật hoặc bộ luật khác đều phải dựa trên nền tảng của Hiến pháp và không được phép trái hoặc đi ngược với tinh thần của Hiến pháp. Hiến pháp, vì thế, giống như những bản tuyên ngôn, được ghép lại thành một bản tuyên ngôn chung. Hiến pháp, vì thế, chỉ nên viết ngắn gọn chứ không dài dòng, để dành sự giải thích, diễn giải dài dòng cho các văn bản thấp hơn. Ngoài ra, Hiến pháp cũng cần phải ổn định, chẳng thể cứ thích là lại sửa Hiến pháp, vì như thế giá trị của bản Hiến pháp sẽ không còn.

Thursday 27 December 2012

Ông Giá và những chuyện khác, hay là chuyện mọi công dân (2)

Hôm trước nhân chuyện ông Giá mà liên hệ đến một vài trường hợp khác rồi lan man bàn đến chuyện bỏ phiếu tín nhiệm và cái gọi là văn hóa từ chức.

Quay trở lại ông Giá. Hôm nay nói đến chuyện luật pháp, vì nói đến xã hội dân sự mà bàn về luật pháp thì hợp lẽ quá rồi, hôm trước định bắt đầu bàn về Hiến pháp, bộ luật gốc của mọi luật, trước, rồi sau đó mới bàn đến các nguyên tắc của luật pháp, nhưng hôm nay nhân chuyện ông Giá thì nói luôn để tiện liên hệ các sự việc thực tế với các vấn đề lý thuyết.

Một trong những nguyên tắc của luật pháp là "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật", từ ngày xưa đã thể hiện trong câu "quân pháp bất vị thân".

Wednesday 26 December 2012

Ông Giá và những chuyện khác, bao gồm cả từ chức hay là chuyện ăn cơm Chúa (1)

Thế là sau một hồi dền dứ đăng bài rồi rút bài trên mạng, còn bản thân đương sự (tức ông Giá) thì cứ bai bải cãi là mình vẫn vô sự, khiến nhiều tờ báo và trang mạng chính thống cũng phải dè chừng khi động đến một cựu Ủy viên trung ương đảng, một cựu bộ trưởng, nhưng đến một ngày cuối tháng 9 khi cơ quan điều tra chính thức tống đạt khởi tố vụ án cùng khởi tố bị can thì các báo và các trang mạng lại nhất loạt đăng tin. Như vậy, cái sự ấy là có thật, và các phóng viên với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt tin tức đã biết cả rồi, nhưng chảng qua vì sự việc chưa chính thức, nên các báo và trang mạng không muốn chạy trước vì sợ "dính chưởng" thôi. Còn ông Giá, một khi chưa nhận quyết định khởi tố bị can thì vẫn cứ phải mạnh mồm mà nói là mình vẫn không sao, mà đúng là ông chỉ bị khởi tố thôi, chứ chắc người ta nể mặt ông là cựu Ủy viên trung ương, và cựu bộ trưởng, tuổi đã khá cao, lại nghe nói hình như đang có bệnh, nên "họ" không dùng "biện pháp ngăn chặn" là bắt tạm giam như những trường hợp khác, nhưng đến khi tống đạt quyết định xong thì chẳng còn nghe ông "thanh minh thanh nga" gì nữa.

Về ông, tôi không được giao tiếp ân cần gần gụi như hai bạn Mạnh Quân hay Hiệu Minh, hơn nữa qua thông tin chính thống của báo chí nước nhà thì không thể biết được ai làm gì, nói gì, công lao hay tội lỗi đến đâu, nên không dám bàn nhiều về con người hay đóng góp của ông. Ấn tượng về ông mà tôi có là trong một lần chất vấn trước quốc hội trước tình trạng tại sao để cho khắp nơi làm sân gôn (golf), tôi nhớ ông đã nói, đại ý "một héc-ta sân gôn lời gấp nhiều lần một héc-ta làm lúa".

Tuesday 25 December 2012

Quyền được cương

Nguyễn Thông dẫn lại của Sài Gòn tiếp thị.

Ha Ha.


THỨ SÁU, NGÀY 14 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2012

Cha bố anh Sài Gòn tiếp thị

Phải công nhận cái tay Người già chuyện của báo Sài Gòn tiếp thị nó lắm mưu mẹo, nó mắng người ta đau như hoạn mà không làm gì được nó. Thế mới tài. Hèn chi anh Cu làng cát thích cái mục này thế. Mình biết nó định tặng cái tiểu phẩm này cho ai rồi, nhưng mình không nói đâu. Mình chỉ muốn mắng yêu: Cha bố anh Sài Gòn tiếp thị.

Quyền được cương

Trong số những người đến dự cuộc giao lưu trực tuyến
“Phòng khám nam khoa” sáng qua của bác sĩ Nguyễn Thành Như tại toà soạn báo SGTT, có không ít chị em phụ nữ. Tâm sự chung của họ gửi gắm trong câu hỏi sau:
– Bác sĩ ơi! Chồng em nói dạo này thời cuộc làm ảnh “mất hứng” nên phòng the chúng em ngày càng lạnh lẽo, bác sĩ cứu với!
Bác sĩ Như tủm tỉm:
– Nỗi khổ của các chị là nỗi khổ của một “bộ phận không nhỏ”. Trong khi chờ thời cuộc thay đổi, có cách can thiệp như sau...

Tâm tình người cựu binh

Đọc trên trang này hiểu thêm về tâm tình của một cựu binh.

Không phải bây giờ mình mới biết về những chuyện tha hóa từ hồi những năm 1980 này, nhưng hôm nay đọc ở đây thì cứ lưu lại cho có bằng cớ.

Những năm 1980 thỉnh thoảng mình lại nghe chuyện hoặc "phỏng vấn bỏ tủi" chuyện các chàng lính đang trong quân ngũ để được coi nào là bảo vệ biên cương, lãnh thổ: những định mức phá rừng lấy củi, những hình thức kỷ luật giam trong lồng giữa trời nắng 37 - 40 độ C, không thì cũng đào giếng mà chẳng phải để lấy nước, hoặc lấy củi. Cũng có nhiều chàng lính Hà Nội quanh năm chỉ thấy bảo vệ tại nhà vì đã đóng tiền cho đại đội nên được "về phép" hàng tháng, sau mỗi đợt phép hàng tháng lên đơn vị trình diện cho có sau khi có quà cáp (chè, thuốc lá và cả tiền mặt) và đóng tiếp tiền do nhà chu cấp rồi lại về bảo vệ biên cương tại nhà ở Thủ đô ngàn năm yêu dấu.


THỨ BA, NGÀY 25 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2012

Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ.

             

Tôi nhập ngũ từ năm 17 tuổi, tình nguyện, viết đơn bằng máu, sau chiến tranh biên giới năm 1979 . 


            H1            
                    Dòng chữ trên một bia tưởng niệm chiến tranh biên giới bị đục bỏ


Tuesday 18 December 2012

Nghe Đại tá Trần Đăng Thanh lại nhớ anh TƯ NHÚN

Ngày xưa hồi mình mới ra trường và nhận công tác theo "sự phân công của tổ chức", ở nơi đầu tiên mình về nhận công tác trong cuộc đời đầy gian truân này, có anh lãnh đạo tên là Minh, nhưng bọn mình, tức là mấy anh chàng đồng trang lứa cùng ra trường và về nhận công tác tại đây một đợt, hay gọi đùa, tất nhiên ở sau lưng anh Minh, anh là TƯ NHÚN. Bởi, mỗi khi nói chuyện trước toàn thể "quốc dân đồng bào" anh cứ nhún như cái lò xo.

Ấn tượng nhất là trong một bài thuyết giảng của anh về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang, nhưng anh không nói đến những nỗ lực giải trừ quân bị hoặc chống chạy đua của "phe ta" mà chỉ khoe sức mạnh quân sự của Liên Xô: tên lửa Liên Xô bắn nhanh hơn tên lửa Mỹ (nghe ra thì thấy Liên Xô hiếu chiến cũng chẳng kém, mà có khi còn hơn Mỹ).

Tại sao hôm nay tự nhiên lại nhớ đến anh Tư Nhún? Chẳng phải do tình cờ. Do đọc được trên trang anhbasam bài nói chuyện của Đại tá, PGS. TS. Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng (khiếp, nghe chức danh cứ rổn rảng) lại thấy sao nó cứ quen quen. Hóa ra là ngày xưa mình cũng nghe anh Tư Nhún nói những chuyện kiểu như thế này.



Lại nữa, những năm 1980 "ta" có ký được các hợp đồng đưa "chuyên gia" đủ loại sang các nước châu Phi, thế là trong đội ngũ nhà giáo có các thầy các cô tích cực học tiếng Pháp để qua đó chuyển sang học tiếng Bồ (là Bồ đào nha, chứ chẳng phải bồ bịch gì đâu ạ) làm một suất "chuyên gia" để "đổi đời". Một "cựu học trò" gặp một giáo viên (thời ấy chưa gọi là giảng viên như bây giờ) đại học, chuyên dạy các môn chính trị như Triết học Mác - Lê nin, Chủ nghĩa xã hội, rồi Lịch sử Đảng (Cộng sản Việt Nam) (hồi đó Tư tưởng Hồ Chí Minh chưa xuất hiện) tại sân bay, thày thú nhận sang bên đó giảng dạy vì bên đó (ở mấy nước châu Phi mới giành được độc lập và có hơi hướng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội) vẫn còn chưa bị lừa (hay là chưa nhận ra là đang bị lừa).

Hôm nay lưu lại đây bài nói chuyện, hay là bài giảng có ăn tiền của đại tá, "bài nói" dài thế này thì chẳng ai đâu rỗi hơi mà ngồi bình từng đoạn từng câu một, thôi để những lúc rảnh rỗi đem ra đọc cũng mua vui được vài ba trống canh.

Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông

Cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội

Wednesday 5 December 2012

Nhóm lò lên … dội gáo nước lạnh vào!


Bác Tổng Trọng nói: Bước đầu phải nhóm lò lên.
Anhbasam bình: ... Dội nước lạnh vào.
Thiết nghĩ đây là một tư liệu quý, nên sẽ lưu trên nhà mình để sau này dễ tìm lại.

Tổng bí thư: Bước đầu phải nhóm lò lên…

 - Phải nhóm được lò lên, tạo hơi ấm, khi đó củi khô, củi tươi sẽ cháy hết – Tổng bí thư chia sẻ với cử tri việc cần làm để thực hiện NQ TƯ 4.
1
Sáng 1/12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau kỳ họp QH. Trả lời câu hỏi của các cử tri, ông đã có những chia sẻ về nhiều nội dung quan trọng.
Tư tưởng NQ Trung ương gần đây khẳng định, đã sinh ra cơ quan quyền lực thì cần cơ chế kiểm soát quyền lực ấy.
Phân cấp phân quyền ào ào đi nhưng không đi liền với kiểm tra, giám sát thì lại một mình tự tung, tự tác, lại làm sai.
Ví dụ chủ trương sáp nhập cùng lúc bộ đa ngành, đa lĩnh vực – cả công nghiệp thương nghiệp, trong và ngoài nước. Rồi nông nghiệp nông thôn vốn rất nhiều lĩnh vực, nay lại gom lại một. Quản sao kịp trong khi trình độ quản lý chưa lên được. Ta cứ mắc lỗi nhảy hết từ thái cực này sang thái cực kia. Cứ thấy nước ngoài nói chuyện bộ đa ngành, đa lĩnh vực thế là làm.
Hoặc một ví dụ nữa là quan điểm đảng cầm quyền thì dùng các cơ quan tham mưu bên Chính phủ, làm gì mà phải song trùng, bên Đảng cũng phải có các ban. Nhưng thưa các bác, sự đời không đơn giản như thế.
Cùng là đảng viên cả, cùng là cán bộ cấp cao cả, ủy viên TƯ cả, phải tin các đồng chí. Nhưng nói thật, quá nhiều việc đi, chưa nói đến chuyện có tư tưởng ăn cây nào rào cây nấy, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay không, mà anh nào ra đề án cũng cố bảo vệ để được thông qua. Không có người kiểm tra, vậy là dẫn đến cái sai như vừa rồi. Bộ Chính trị đã kiểm điểm rất kỹ. Rồi tôi sẽ giải thích vì sao phải lập lại Ban Kinh tế, Ban Nội chính TƯ dù vừa giải tán chưa được bao lâu. Đã sinh ra quyền lực thì phải có cơ quan giám sát quyền lực.
“Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại”
Xung quanh câu chuyện giám sát của QH, đây là một trong ba chức năng hết sức quan trọng của QH.
Giám sát có nhiều loại, có giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, của ĐBQH , các ủy ban QH. Giám sát các cơ quan hành pháp, tư pháp, cả Trung ương và địa phương. Có cái hay là báo cáo của các cơ quan Chính phủ đưa sang là có giám sát, phản biện. Gần đây giám sát có cải thiện nhiều. Các cuộc giám sát chuyên đề là rất công phu, chuyện đất đai, DNNN…
Chất vấn lần này tập trung một số vấn đề bức xúc thôi. Giám sát, chất vấn đã tiến thêm một bước, đều có NQ sau chất vấn, giao rõ sắp tới bộ trưởng này phải làm thế nào. Tuy nhiên muốn đi giám sát phải trên tầm người ta: trình độ thế nào, đạo đức, tư tưởng thế nào, nếu không cẩn thận, không liêm khiết lại bị bẻ cong.
Lần này có một bước tiến xa là lấy phiếu tín nhiệm. Tâm tư cán bộ, đảng viên nhân dân rất đồng tình với việc lấy phiếu, bỏ phiếu này ở QH. Trước kỳ họp, khi đi tiếp xúc tôi đã nói rồi. Theo luật định thì phải bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn nhưng mấy nhiệm kỳ vừa qua không làm được.
Đảng đã ra nghị quyết hàng năm lấy phiếu tín nhiệm. Cái mới lần này là phân biệt giữa lấy phiếu và bỏ phiếu.
Lấy phiếu là việc làm thường xuyên hàng năm. Lấy xong để xem ai được tín nhiệm cao, thấp, trung bình. Chứ nếu chỉ có tín nhiệm hay không tín nhiệm thì thế là xong, là chặn con đường thăng tiến của người ta. Mà là để hai năm liên tiếp mới đưa ra bỏ phiếu.
Như vậy là đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại. Kỷ luật của chúng ta không cốt để thi hành cho nhiều mà chính để giáo dục cho quay trở lại, để làm tốt hơn, có sự răn đe.
QH thảo luận rất kỹ, tỷ lệ biểu quyết rất cao, gần như đạt 100%. Tuy nhiên việc thực hiện cũng còn nhiều khó khăn vì nếu không thực hiện được thì lại nhiều thất vọng. Đây không phải là cây đũa thần. Vì trong cuộc sống còn lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm hoặc là không chịu nhận khuyết điểm, sai lầm của mình. Nếu lấy không khách quan, không thực chất thì vô hình chung dành phiếu tín nhiệm cho người không đáng được tín nhiệm. Rồi hứa hẹn, cho thế này cho thế kia, ràng buộc lẫn nhau, có khi còn đe dọa. Sắp tới còn phải chuẩn bị kỹ hơn nữa.
Không cốt kỷ luật nhiều
Về việc thực hiện NQ Trung ương 4 gắn với cuộc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chúng tôi hết sức xúc động trước tình cảm của các bác về sự hưởng ứng với NQ Trung ương 4.
Vừa rồi, chúng tôi cũng biết là sau khi biết kết quả Hội nghị Trung ương 6 thì các bác có tâm trạng chưa hài lòng, thậm chí là bực bội, thất vọng cho rằng thất bại vì không kỷ luật được ai cả. Có người nói bực lắm, mất ngủ vì nói thế rồi mà không kỷ luật được ai.
NQ Trung ương 4 không chỉ cho nhiệm kỳ này mà còn rất dài nữa, cho các nhiệm kỳ sau. Cực kỳ hệ trọng vì nó liên quan đến sự sống còn của Đảng và chế độ. Trong thời gian ngắn sao làm kịp được.
Thứ hai, không chỉ có phê bình và tự phê bình mà còn 4 nhóm vấn đề khác, rất nhiều biện pháp. Rồi đấu tranh có lý có tình để tất cả cùng tiến lên chứ không cốt kỷ luật nhiều thì mới tốt. Tính nhân văn của NQ Trung ương 4 là thế. Tư tưởng Bác Hồ là cũng thế.
Tôi đã nhiều lần nói rồi, Nghị quyết này với yêu cầu trước hết là cảnh tỉnh, thức tỉnh lại với những người ngủ quên không thấy nguy cơ khi Liên Xô sụp đổ, mai kia Đảng này sẽ là Đảng của ai, nếu cứ trượt theo đà này thì sẽ thế nào.
Thứ hai là cảnh báo nguy cơ. Thứ ba là răn đe. Thứ tư là ngăn chặn.
Vậy vừa rồi răn đe được chưa, khối anh sợ chứ. Ngăn chặn được chưa. Xử lý phải có lý, có tình, trên cơ sở luật pháp.
Làm sao cố gắng để với tinh thần nhân văn của Bác Hồ. Kỷ luật sắt nhưng với tinh thần tự giác. Ví như nhóm một cái lò, có củi khô, có củi tươi, có củi vừa vừa. Nhưng quan trọng nhất là bước đầu phải nhóm được cái lò lên, tạo thành hơi ấm thì khi đó củi khô, củi tươi đưa vào cũng phải cháy hết. Sâu xa là như thế. Phải đồng lòng, nhất trí hết, nhóm lò lên.
Phê và tự phê đâu phải chỉ là kỷ luật, tự mỗi con người tự giác làm sẽ bền vững, sâu xa hơn. Kỷ luật mà không tính kỹ, mai kia lại ân oán, thù oán, đối phó thành phe phái, làm rối nội bộ, có nên không.
2
Chả bao giờ thấy khuyết điểm của mình
Các bác hỏi bộ phận không nhỏ có không, nằm ở đâu? Bây giờ kiểm điểm mà chẳng thấy ở đâu có cả, chắc NQ Trung ương 4 sai à?
Trả lời câu hỏi này không đơn giản nhưng tôi xin nói suy nghĩ thế này. Tôi cũng đã giải thích ở một số nơi, kể cả trong Trung ương.
Nói bộ phận không nhỏ suy thoái về tư tưởng, phẩm chất đạo đức hoàn toàn không sai, và không phải bây giờ mới nói mà nói lâu rồi, nói cách đây mấy nhiệm kỳ rồi.
NQ Trung ương 4 của Bộ Chính trị khóa 6 năm 1987. Rồi một số nghị quyết khác.
Chỉ có điều bộ phận không nhỏ là bao nhiêu thì khó quá, trừu tượng lắm. Mà tách bạch ra hoàn toàn người này thuộc bộ phận không nhỏ, người kia thuộc bộ phận nhỏ cũng khó lắm, sợ không biện chứng.
Đương nhiên phải tìm cho ra chỗ trọng tâm trọng điểm chứ không thì hòa cả làng hết. Nói đến xây dựng Đảng là xây dựng tổ chức, xây dựng con người.
Nói về con người, Gorki từng nói “con người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao”. Nhưng cha ông ta cũng có câu ”Miếng ăn là miếng tồi tàn/mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”.
Chả bao giờ mình thấy khuyết điểm của mình đâu, chỉ thích ca tụng, vuốt ve thôi, nó khó như thế. Đụng đến lợi ích là phản ứng, nhất là một khi lợi ích nhóm móc ngoặc với nhau thành đường dây vô cùng phức tạp. Cũng như trên chùa, đâu phải ông Thiện hoàn toàn mặt đỏ, ông Ác hoàn toàn mặt trắng.
Trong mỗi con người đều có cái Thiện cái Ác, có mặt tốt mặt xấu. Đấu tranh thì mặt tốt trội lên. Nếu cả tập thể giúp đỡ tốt thì hạn chế ngăn ngừa mặt xấu.
Hôm nay xấu ngày mai có thể tốt hoặc ngược lại.
Vậy hỏi bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu? Trong tất cả chúng ta đều có ít nhiều điều đó, hay tất cả hoàn toàn trong sáng hết?
Ý ở đây là nói đến cái xu thế, mà nếu không ngăn chặn sẽ phát triển lên.
Vậy NQ Trung ương 4 có tác dụng gì chưa hay hoàn toàn thất bại? Xin khẳng định làm như thế là cơ bản đạt yêu cầu.
Cần làm toàn diện lâu dài, đồng bộ, kết hợp nhiều giải pháp, làm đi làm lại, việc gì sửa được sửa ngay. Bác Hồ dạy tất cả phải tiết kiệm, đi xuống với dân phải giản dị thôi. Đi thăm đồng mà vẫn đi giày, che ô, mặc comple thì chướng lắm.
Cái gì vướng ở cơ chế thì sửa ngay, khó là khó cơ chế chính sách. Như vừa rồi ta đã thấy, lập lại Ban Kinh tế, Ban Nội chính Trung ương, xây dựng quy hoạch Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong lịch sử chưa bao giờ làm như thế, rồi sửa Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương…
Một loạt vụ án bắt những cán bộ chóp bu như thế đúng chưa, còn phải điều tra công phu lắm.
Vừa rồi Trung ương đã chỉ đạo làm một loạt vụ án, làm nghiêm một số vụ việc ở địa phương như Bình Phước, Đắk Lắk. Lần này sẽ làm không hình thức, không lập ban chỉ đạo, mà làm thực chất.
Lê Nhung (ghi)
Ảnh: Minh Thăng

Thày Liêu

Không được thọ giáo thày một giờ một buổi nào, nhưng Thày là thày của những thế hệ giáo viên tiếng Anh, và những người học tiếng Anh, ở miền Bắc sau năm 1954. Trong số những đồng tác giả của quyển từ điển Anh-Việt lớn đầu tiên (lớn vì nó nặng đến 2 kg, in bằng giấy pellure mỏng của Trung Quốc) do Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1975, mà thày vừa tham gia biên soạn cùng nhiều người còn là học trò của thày, vừa là một trong số ít người hiệu đính lại toàn bộ - cho đến thời điểm đó ở miền Bắc Việt Nam XHCN, đây là quyển từ điển Anh-Việt dày dặn, đầy đủ và uy tín nhất.

Nhân ngày 20.11, tình cờ đọc trên mạng thấy bài này, đọc lên không thấy nêu tên ai nhưng đã đoán là viết về Thày, đến cuối bài thì quả thật là tác giả viết về thày ĐẶNG CHẤN LIÊU.




Mãi sau khi ông mất, người ta đề nghị gia đình làm thủ tục để vinh danh ông là “Nhà giáo Ưu tú hay Nhà giáo Nhân dân” gì đó, cái danh hiệu khi sinh thời ông đã cho là phù phiếm. Gia đình ông đã cảm ơn và khước từ.
Như nhiều trí thức khác, theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông rời bỏ công việc và cuộc sống đầy đủ nơi xứ sở sương mù huyền ảo, về nước phụng sự Tổ quốc.