Thursday 16 August 2012

Xử phạt hành chính

Theo anhbasam. Miễn bình luận.














Tuesday 7 August 2012

Sáng nay anh ra Bờ Hồ để làm gì


Bài dài của blogger Gốc Sậy, Ts. Nguyễn Hồng Kiên


“NHÀ ANH Ở GẦN HỒ NHỈ, THẾ SÁNG NAY ANH RA BỜ HỒ ĐỂ LÀM GÌ?”

by Nguyễn Hồng Kiên on Tuesday, 7 August 2012 at 11:09 ·
 Đó là CÂU HỎI của một đại uý công an Hà Nội, (sau khi biết nhà cháu đang cư ngụ tại 06 phố BÁo Khánh - Hà Nội) để TRẢ LỜI chất vấn của nhà cháu:
 - Tôi muốn hỏi anh, tại sao tôi được/bị MỜI/BẮT về đây?
(Chú này rất thuộc bài “Hãy trả lời câu hỏi bằng 1 câu hỏi!)

Nhà cháu, với tất cả sự nghiêm túc có thể, đã tuyên bố DỖI, không thèm đi biểu tình nữa, để không cho bất cứ thế lực nào có thể lợi dụng.

Xe công an và văn bản phát thanh trong cuộc biểu tình phản đối TQ xâm lược ngày 22/7/2012

Monday 6 August 2012

Nguyễn Mạnh Tường Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo

Đăng lại đây phát biểu của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, theo nguồn tại đây, vì tính chất thời sự của những phát biểu này đến nay vẫn còn.

Nguyễn Mạnh Tường
Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất - Xây dựng quan điểm lãnh đạo
 1   2 
 
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), năm 23 tuổi đă đậu hai bằng Tiến sĩ Văn khoa và Luật khoa ở Đại học Montpellier, Pháp. Sau khi về nước, ông dạy học tại trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Bất mãn vì chính sách kỳ thị của Pháp, ông bỏ nghề dạy ra mở văn phòng luật sư. Năm 1946, ông tham dự Hội nghị Việt-Pháp tại Đà Lạt nhưng không được cử đi dự Hội nghị Fontainebleau. Ông theo chính phủ Hồ Chí Minh kháng chiến chống Pháp tới ngày ký Hiệp định Genève 1954 thì trở về Hà Nội dạy học ở trường Đại học Văn khoa. Với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, L.S. Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn này trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, ngày 30 tháng Mười, 1956. Cũng nên nhắc lại rằng bài diễn văn này được đọc sau khi Trung ương Đảng hạ lệnh chấm dứt chiến dịch Cải cách Ruộng đất ngày 20.7.1956 và sau đó ban hành các biện pháp sửa sai. Vì bài diễn văn này, ông Tường bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống một cuộc đời vô cùng thiếu thốn. Năm 1991, nhân dịp được phép sang Pháp ông đưa cho nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris in và phát hành cuốn sách tự thuật L’excommunié (Kẻ bị khai trừ) năm 1992. Ông trở về Hà Nội và mất năm 1996, thọ 87 tuổi.
Thưa các quí vị,

Hội nghị Mặt trận Trung ương họp để nghiên cứu các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất và chính sách sửa chữa sai lầm ấy. Hôm nay tôi được đúc kết trước toàn thể Hội nghị các ý kiến mà trong mười ngày vừa qua tôi đã trình bày trong tổ thảo luận, với tinh thần thận trọng của người trí thức không bao giờ quên trách nhiệm của mình trước nhân dân và lịch sử nước nhà.

Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải cách Ruộng đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta. Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?

Thursday 2 August 2012

BÒ hay BỎ

Chuyện nghe được.

Có người nói là chúng ta đang làm sai lời Ông Cụ dạy, người ấy lập luận đúng ra Ông Cụ không nói "là một nước nhược tiểu, nông nghiệp lạc hậu v.v., chúng ta BỎ QUA chủ nghĩa tư bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội", mà lỗi ở người nghe và ghi lại lời Ông Cụ, đã không phân biệt được âm sắc địa phương của Ông Cụ. Người ấy nói, ý của Ông Cụ là BÒ QUA.

Tôi cãi, Ông Cụ trước nay không ưa lý luận và ít nói về chủ nghĩa xã hội, nên nếu có hiểu sai, không phải là hiểu sai lời của Ông Cụ. Đúng hơn, có lẽ người dịch sách lý luận Mác Lê đã bỏ đúng dấu (là BÒ), hoặc bỏ nhầm dấu (lẽ ra BÒ lại đánh thành BỎ), nhưng người biên tập sách đã sửa thành BỎ để cho câu văn mang tính kinh viện hơn hợp với phong cách của sách lý luận và câu văn đã 'ăn chết' từ đấy.